Bối cảnh như là sự giễu nhại ngôn tình đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách đạo diễn lâu diệp từ góc nhìn lý thuyết tác giả (qua ba tác phẩm sông tô châu, di hòa viên, phù thành mê sự) (Trang 68 - 71)

5. Cấu trúc luận văn

3.1. Dàn cảnh mang màu sắc giễu nhại và liên văn bản

3.1.1. Bối cảnh như là sự giễu nhại ngôn tình đô thị

Theo cách hiểu thông thường, nói đến “bối cảnh hay khung cảnh là đề cập đến địa điểm hay cấu trúc của một địa điểm mà ở đó một cảnh được ghi hình” [7, tr. 117]. Bối cảnh phim không đơn giản chỉ làm nền cho nhân vật mà còn thể hiện sự vận động trong tâm lý, tính cách nhân vật, nơi mà con người và mọi vật tồn tại và phát triển để rồi từ đó bắt đầu có sự sống, không gian nhân sinh đi vào phim tạo nên diện mạo cho bộ phim. Không gian đô thị hiện lên trong phim Lâu Diệp – một thành viên của thế hệ Đô thị – không chỉ tạo được cảm giác đô thị mà còn có sự thể nghiệm đô thị, ông dùng trạng thái tâm lý của người thành thị đối diện với thành thị, ông dùng phương thức của người thành thị thể hiện thành thị, ông cùng họ trải nghiệm được – mất, sống – còn, âu lo – nhẹ nhõm trong sự huyên náo của đô thị, từ sông Tô Châu, Di Hòa Viên, quảng trường Thiên An Môn đến Nam Kinh, Đồ Môn,… Đâu đâu chúng ta cũng thấy những không gian vô hồn, xa lạ, không có sự tương đồng nào với bản sắc của con người. Ở đó, chỉ có không gian sống tác động đến nhân vật, còn nhân vật quá nhỏ bé, đơn độc, bị động nên không thể tác động, thay đổi những điều trớ trêu, tệ hại vô tình xảy ra của bối cảnh, do vậy họ hòa hoãn, thương thảo, sống chung cùng với nó. Trong phim Lâu Diệp, đô thị không chỉ là một bối cảnh, mà đô thị là một thực thể phức tạp không kém gì những nhân vật trong phim. Thêm vào nữa việc thiết kế các bối cảnh trống rỗng với những đạo cụ ít ỏi, sơ sài, không có nhiều tác dụng với nhân vật thể hiện sự rời rạc, lạc lõng thiếu tương tác của cá nhân đó với đời sống. Sự xuất hiện của đạo cụ, dù có hay không cũng chỉ càng làm cho nhân vật chới với, bấu víu một cách tạm bợ trong chính không gian sinh tồn của họ.

Nếu như những bộ phim ngôn tình lãng mạn vốn được trau chuốt từng gam màu, tính toán từng cảnh quay thì, để đáp trả, hình ảnh thành thị trong phim của Lâu Diệp lại tỏ ra cẩu thả đến mức tưởng như vô vọng. Trong phim Lâu Diệp với bối cảnh tăm tối, nhếch nhác, u ám, chúng ta sẽ bắt gặp một Trung Quốc trong đống tan hoang, đổ nát của những công trình được đập đi xây lại, đó là hiện thân cho sự sụp đổ của các phong cảnh lãng mạn chốn thị thành. Một thành phố công nghiệp mũi nhọn đang phát triển thần tốc như Vũ Hán hiển hiện đầy vẻ quạnh hiu nơi Phù Thành Mê Sự qua nhãn quan nhà làm phim được coi là bậc thầy của hỗn độn, chao đảo như Lâu Diệp.

Một cảnh trong phim Năm Tháng Vội Vã (Fleet of Time –

2014) của Trương Nhất Bạch Mẫu Đơn và Mã Đạt ngồi xem

phim trong căn hộ của Mã Đạt (Sông Tô Châu)

Phim Gửi Tuổi Thanh Xuân

(So Young – 2013) do Triệu Vy đạo diễn

Dư Hồng đi bên Châu Vĩ (Di Hòa Viên)

Không gian mà đạo diễn trẻ u sầu này lựa chọn thường là những không gian xập xệ, hoang phế, vắng lặng, điêu tàn và gần như tách biệt hoàn toàn với cuộc sống hiện đại náo nhiệt vốn có để mà “đóng băng” mọi suy nghĩ, hoạt động, cảm xúc của nhân vật, vì thế, tình yêu giữa các nhân vật gắn với nơi ấy dù nồng cháy đến đâu, cũng trở thành một trạng thái cực đoan. Dù vậy, vẫn luôn có một mong muốn, gợi nhắc về thế giới utopia28 từ thực trạng dystopia29.

28 Thuật ngữ “Utopia” lần đầu tiên được Sir Thomas More sử dụng trong cuốn sách cùng tên “Utopia” (Địa

Đàng Trần Gian) của ông (bằng tiếng Latin,) trong đó miêu tả mô hình xã hội trên một hòn đảo giả tưởng ở

Đại Tây Dương. “Utopia” thường xuất hiện với một chủ đề tách biệt trong văn học giả tưởng. Một số cộng đồng có ý định kiến tạo xã hội lý tưởng cũng sử dụng thuật ngữ này. (Theo Wikipedia)

29 Dystopia (phản địa đàng),trái lại, dùng để chỉ các xã hội, các thế giới phát triển theo hướng tiêu cực hoặc đáng sợ. Các xã hội dystopia xuất hiện nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt các tác phẩm lấy bối cảnh tương lai, 1984Brave New World là hai tác phẩm dystopia nổi tiếng nhất. (http://bookism.com.vn/bai-viet/khai-niem-dystopia-la-gi-trong-khoa-hoc-vien-tuong-186.html)

Cánh rừng hoang ngăn cách với con đường cao tốc bên dưới lại là nơi dung chứa

bao bí mật.

Tại căn hộ chật hẹp, tăm tối, ngột ngạt, nhếch nhác, Vĩnh Triệu được "yêu" trong một thân phận khác. Vũ Hán luôn mịt mùng trong màn mưa trì níu, dềnh dàng, tạo cảm giác đặc quánh của một bầu khí quyển ngạt thở cần phải vượt thoát ra.

Lâu Diệp chịu ảnh hưởng bởi phong cách dàn cảnh của các đạo diễn Làn Sóng Mới Pháp là chống lại cách làm phim trong xưởng phim mà linh hoạt chọn những địa điểm thực để thiết kế bối cảnh và quay phim, tiết kiệm được chi phí, đem đến sự tự do, thoải mái trong công việc. Và kết quả là các khuôn hình trong phim ông mang đậm chất hiện thực bởi lẽ đạo diễn đã sử dụng bối cảnh ngay tại hiện trường mà không có một sự bài trí, sắp đặt, tô vẽ hay chỉnh sửa nào. Địa điểm quay phim trở thành nhan đề phim đã hàm chứa nhiều dấu hiệu và ý nghĩa có chủ đích của tác giả, những cái tên rõ ràng gắn với những địa danh có thật, được biết đến không chỉ khắp đất nước Trung Quốc mà cả bên ngoài biên giới đại lục, tự bản thân chúng đã mang vô vàn câu chuyện càng không ngừng được làm dầy lên cùng năm tháng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách đạo diễn lâu diệp từ góc nhìn lý thuyết tác giả (qua ba tác phẩm sông tô châu, di hòa viên, phù thành mê sự) (Trang 68 - 71)