Hiệu ứng của máy quay cầm tay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách đạo diễn lâu diệp từ góc nhìn lý thuyết tác giả (qua ba tác phẩm sông tô châu, di hòa viên, phù thành mê sự) (Trang 88 - 91)

5. Cấu trúc luận văn

3.2. Quay phim: mơ hồ – đa nghĩ a– giải trung tâm

3.2.1. Hiệu ứng của máy quay cầm tay

Máy quay cầm tay như là một phương án tối ưu trong mối ràng buộc với nguồn kinh phí làm phim khi lựa chọn vị thế là một nhà làm phim độc lập của Lâu Diệp nhưng đồng thời cũng là một phương thức để trở lại với những giá trị nền tảng của nghệ thuật điện ảnh thể hiện tính ngẫu hứng và linh động trong chọn lựa vị trí của máy quay. Các nhân vật hay có những đoạn “độc thoại nội tâm” hay nói đúng hơn là nhìn vào ống kính máy quay để nói như muốn tự vấn chính mình những nghi ngờ, những băn khoăn mà không có câu trả lời. Với ưu điểm nhỏ gọn và linh hoạt, cho phép đi theo dòng ý thức của nhân vật, thứ mà máy quay thu được thuần khiết là thứ mà nhân vật tri nhận, nên hình ảnh vừa hiện thực như cuộc sống vốn có vừa biến hóa như ảo ảnh trong thế giới tâm tưởng. Thiết bị kỹ thuật nhỏ gọn mà Lâu Diệp sử dụng thể hiện sự nếm trải của nhân vật từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, quét và lia nhanh nhằm dõi theo các nhân vật, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tới diễn xuất của diễn viên bởi

Lữ Khiết và Tang Tập trong vai trò tình địch bước đi bên nhau hờ hững, nửa xa cách, nửa thân mật. (Phù Thành Mê Sự)

Lữ Khiết và Kiều Vĩnh Triệu thẫn thờ sánh vai bên nhau trên chặng cuối của hành trình mang tên hạnh phúc. (Phù

theo Thomas Vinterberg35 các diễn viên thường có xu hướng quên đi sự hiện diện của những máy quay nhỏ và như vậy, máy quay cầm tay đem đến cảm nhận về sự thân mật, truyền dẫn thông tin sống động, cá nhân và xác thực hơn.

Có lẽ vì thế mà Sông Tô Châu đem lại cho người tri nhận những rung động thực thà và lắng đọng đến thế, khi câu chuyện phim được bắt đầu, máy quay steadicam nghiêng ngả theo bước chân người, dẫn đến quán rượu và khuôn mặt ông chủ hiện ra trước ống kính như là nói với khán giả, ông ta giới thiệu về công việc mà người thợ ảnh phải làm, ngay sau đó, ống kính ròm qua rèm cửa, về phía cô gái trẻ được biết với tên gọi Mỹ Mỹ, cảnh chuyển, Mỹ Mỹ đã trong bộ váy nàng tiên cá, với bộ tóc vàng dài óng ả, bơi như múa lượn trong bể nước, cô nhìn thẳng vào ống kính và cười với người xem. Rung, lắc, chòng chành, choáng váng, nhộn nhạo, nhiễu nhương, xô bồ, tù ngục nơi đô thị phồn hoa là thứ mà

Sông Tô Châu dành cho khán giả suốt chiều dài phim, đặc biệt là những trường đoạn Mẫu Đơn và Mã Đạt ngồi trên xe máy. Kỹ thuật lia máy được sử dụng linh hoạt với cường độ cao ở Sông Tô ChâuPhù Thành Mê Sự, máy quay từ góc xa, dùng những cách quay lia để quay được hành động và sử dụng ống kính máy ảnh có thể thay đổi độ phóng đại để phóng to các chi tiết, kiểu như nhà làm phim là một nhà báo đang rình chụp các nhân vật. Sử dụng lia máy, Lâu Diệp có mục đích rõ ràng là phải làm được hai điều: Đó là cho thấy một Trung Quốc như cách anh thấy, qua đó đưa lại cho khán giả một sự suy ngẫm cùng tác giả nhưng đồng thời, là một nhà làm phim anh phải kể chuyện vì vậy lia máy còn là cách đạo diễn nối các câu chuyện thường ngày tẻ nhạt của các nhân vật có vẻ riêng rẽ thành một tổng thể ý tưởng của phim. Đôi lúc lia máy còn cho thấy tính tương phản giữa hiện tại và quá khứ ở cùng một địa điểm, cũng như hiện tại và một hiện tại khác mà nhiều khi con người không nhận ra hay đã lãng quên. Sông Tô Châu giới thiệu từng nhân vật bằng những cú lia máy, hiện tại, quá khứ đan xen vào nhau theo tƣ duy của ngƣời kể chứ không phải theo trật tự tuyến tính thời

35

gian. Cảnh giới thiệu Mẫu Đơn và Mã Đạt, máy được đặt trên cao, Mẫu Đơn đột ngột đi vào màn hình trống rồi máy quay lia sang góc khác để giới thiệu Mã Đạt ở phía bên kia đường. Mặt khác lia máy cũng là một cách quay thích hợp với sự ứng tác ở bối cảnh thực. Cho nên có một mối quan hệ không tách rời mang tính phong cách cá nhân giữa cách kể chuyện mang tính tài liệu và lia máy của Lâu Diệp. Lia máy được ông sử dụng còn nhằm bộc lộ tính ngẫu nhiên gặp gỡ của các nhân vật trong cốt truyện, lia máy mang tính tạo nhịp điệu cho phim và thay đổi không gian truyện. Ta thấy kỹ thuật này được sử dụng trong những trường đoạn bao quát hoạt động của những nhóm đông nhân vật trong Di Hòa Viên

chẳng hạn như trường đoạn giới thiệu về ngôi trường nơi Dư Hồng theo học rồi là trường đoạn nơi quán rượu tuổi trẻ, trường đoạn cuộc biểu tình của sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn. Trong quá trình tái hiện nhịp sống của tuổi trẻ và những chuyển biến của thời cuộc, Lâu Diệp lấp đầy khuôn hình với sự hối hả, vận động của các nhân vật, việc sử dụng máy quay di chuyển như dùng máy quay trên ray, máy quay lướt toàn cảnh, máy quay có cần trục, quay phóng to và máy quay có giá đỡ, máy quay cầm tay, steadicam rượt đuổi theo một nhân vật bất kỳ rồi thoắt cái đã chuyển sang bám sát một nhân vật khác, steadicam là để quay những cảnh quay chuyển động một cách trôi chảy quanh nhân vật hay đối tượng, cùng với đó là sự pha trộn những cảnh quay dài và cảnh quay ngắn. Việc bất chợt duy trì máy quay tĩnh trong một khoảng thời gian một mặt làm dịu sự căng thẳng trong tâm trí người tri nhận bằng sự kéo giãn mạch truyện vừa, mặt khác lại hạn chế sự tham gia của kẻ ngoài cuộc (khán giả) vào các sự kiện và nhân vật, có đôi khi Lâu Diệp muốn duy trì tính thống nhất của không gian hoặc thời gian hay nhấn mạnh diễn xuất của diễn viên trong những cú máy dài. Chính vì thế, ở Di Hòa Viên, Lâu Diệp không can thiệp cũng không làm gián đoán cuộc giao tiếp bằng cơ thể của Dư Hồng và Châu Vĩ trong cao trào của tình ái lần đầu tiên bằng bất kỳ thao tác máy quay hoặc thủ pháp dựng phim đặc biệt nào, thêm nữa sự tự do thoải mái trong việc sử dụng máy quay cầm tay thuận lợi với nhiều

góc nhìn đa dạng, thậm chí có thể bị bóp méo dù trong trường hợp này, bối cảnh hẹp và đơn giản. Với việc sử dụng cú máy dài, Lâu Diệp đã để cho các thao tác đầy tính kịch và cảm xúc này được diễn ra một cách liên tục, liền mạch bộc lộ sự tương tác nhịp nhàng của hai nhân vật. Cũng như vậy, với Sông Tô Châu, mỗi lần Mỹ Mỹ rời căn phòng tạm bợ của Lý “hiệp sỹ”, máy sẽ không lia theo cô như cách Lâu Diệp ưa dùng, khi “nàng tiên cá” đi khỏi cửa, màn hình trống vẫn giữ nguyên như sự trống rỗng trong lòng người ở lại, nhiếp ảnh gia cô đơn nhìn chằm chằm vào khuôn cửa hắt sáng le lói qua những khe hở. Đến 2012, Phù Thành Mê Sự dẫn dắt, khơi gợi cảm xúc của cả diễn viên và khán giả một cách tự nhiên để đi tới cùng những căng bức và gãy vỡ, xa lạ và lạc lõng trong mối quan hệ người với người qua hàng loạt cú máy dài bám sát những bước đi có

khi vội vã có khi rã rời nhưng tựu trung là nỗi hoang mang, khắc khoải và gắng gượng tuyệt vọng của Lữ Khiết trên những ngõ ngách của đời sống, qua những gương mặt người mà cô gặp gỡ và gắn bó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách đạo diễn lâu diệp từ góc nhìn lý thuyết tác giả (qua ba tác phẩm sông tô châu, di hòa viên, phù thành mê sự) (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)