Bài học kinh nghiệm rút ra cho các khách sạn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triền nguồn nhân lực khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp laguna lăng cô (Trang 46 - 48)

8. Kết cấu luận văn

1.4. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực khách sạn

1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho các khách sạn nghiên cứu

Từ kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở các khách sạn nước ngoài cũng như trong nước nói trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các khách sạn cao cấp ở Việt Nam nói chung và các khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng ô nói riêng. Bài học kinh nghiệm đó là:

Thứ nhất, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một hoạt động rất đáng để các khách sạn đầu tư vì những nhân viên được đào tạo sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để xử lý công việc của họ tốt hơn, giúp họ thỏa mãn hơn trong công việc, từ đó làm việc với năng suất cao hơn.

Thứ hai, về phương pháp đào tạo và phát triển, các khách sạn cần thực hiện đào tạo trong công việc (on the job training) hay đào tạo nội bộ để củng cố văn hóa của công ty cũng như chia sẻ triết lý và các chính sách kinh doanh nền tảng của công ty với nhân viên. Với hình thức này, nhân viên có thể học và ứng dụng ngay kiến thức vừa học vào công việc một cách hiệu quả. Các khách sạn không nhất thiết phải tổ chức các khóa đào tạo tốn kém hay kéo dài quá nhiều ngày. Thực tế cho

thấy đào tạo dưới hình thức các buổi hội thảo, các chương trình huấn luyện chéo giữa các bộ phận, phòng ban trong nội bộ công ty cũng có thể đem lại hiệu quả rất cao. ồng thời, trong đào tạo nội bộ, sử dụng hình thức luân chuyển công việc nhằm tạo kỹ năng đa dạng cho các nhân viên làm việc tại nhiều bộ phận khác nhau để giúp nhân viên có được kinh nghiệm và khả năng thích nghi trong nhiều môi trường.

ối với hình thức đào tạo ngoài công việc (off the job training), các khách sạn nên cử nhân viên ở cấp quản lý hoặc nhân viên các bộ phận phục vụ gián tiếp như an ninh, kinh doanh và tiếp thị, kỹ thuật... tham gia các chương trình đào tạo được tổ chức bên ngoài khách sạn.

Thứ ba, về chương trình đào tạo. ể đầu tư cho đào tạo và phát triển nhân viên thật sự hiệu quả, bộ phận nhân sự và bộ phận đào tạo của các khách sạn nên phối hợp với các trưởng bộ phận khác thảo luận với nhân viên trước và sau khi thực hiện các chương trình để hiểu rõ hơn nhu cầu đào tạo, tổ chức các khóa học đáp ứng đúng nhu cầu và đánh giá được tác dụng của các khóa học. Việc đánh giá nhu cầu đào tạo phải được xác định thông qua kết quả đánh giá thực hiện công việc của nhân viên được tiến hành 2 lần/năm. hương trình đào tạo trong khách sạn cần được chia thành nhiều cấp độ khác nhau, có thể bao gồm: chương trình dành cho mọi nhân viên, chương trình dành cho giám sát viên và chương trình dành cho các trưởng bộ phận hoặc quản lý cấp cao.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1, tác giả đã phân tích khái quát về phát triển nguồn nhân lực, nội dung của phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. ồng thời, tác giả đã chỉ ra một số kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số khách sạn trong và ngoài nước để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các khách sạn nghiên cứu. ây là cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp để tác giả phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại các khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng ô.

hƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

TẠI CÁC KHÁCH SẠN THU C KHU NGHỈ DƢỠNG PHỨC HỢP L U L Ô ỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triền nguồn nhân lực khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp laguna lăng cô (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)