Hoạt động đánh giá nhu cầu đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triền nguồn nhân lực khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp laguna lăng cô (Trang 67 - 69)

STT Nội dung

Banyan Tree Angsana iểm TB ộ lệch chuẩn iểm TB ộ lệch chuẩn 1

Nhân viên mới được đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc

4,34 0,70 4,38 0,68

2 Nhu cầu đào tạo của nhân viên

3 Nhu cầu đào tạo được xác định

dựa trên bản mô tả công việc 3,87 0,87 3,94 0,83

4

Nhu cầu đào tạo được xác định dựa trên kết quả đánh giá công việc của nhân viên

3,84 0,90 3,96 0,83

5 Nhu cầu đào tạo được xác định

dựa trên ý kiến khách hàng 3,84 0,84 3,96 0,82 6 Nhu cầu đào tạo được xác định

dựa trên khảo sát ý kiến nhân viên 3,84 0,85 3,94 0,85

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (1: rất không đồng ý, 5: rất đồng ý)

Tại khách sạn Banyan Tree, trong các chỉ tiêu xác định nhu cầu đào tạo, phần lớn nhân viên đều cho rằng nhu cầu đào tạo được xác định dựa trên bản mô tả công việc (điểm trung bình là 3,87), còn các chỉ tiêu xác định nhu cầu đào tạo dựa trên kết quả đánh giá công việc của nhân viên, ý kiến khách hàng và khảo sát ý kiến nhân viên đều được đánh giá ở mức tương tự nhau (điểm trung bình là 3,84). Có sự khác biệt ý kiến khá lớn khi cho rằng nhu cầu đào tạo được xác định dựa trên kết quả đánh giá công việc (độ lệch chuẩn= 0,9).

Tại khách sạn Angsana, mức độ đồng ý của nhân viên đối với các chỉ tiêu xác định nhu cầu đào tạo có nhỉnh hơn và có một chút khác biệt so với Banyan Tree. Cụ thể, trong các chỉ tiêu, đa số nhân viên cho rằng nhu cầu đào tạo được xác định dựa trên kết quả đánh giá công việc của nhân viên và ý kiến khách hàng (điểm trung bình là 3,96).

Khi hỏi người lao động muốn được đào tạo thêm những kiến thức, kỹ năng gì để thực hiện công việc tốt hơn cũng như để phát triển nghề nghiệp thì kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.9 (xem bảng 2.9).

Như vậy, thông qua khảo sát ý kiến nhân viên cho thấy nhân viên của 2 khách sạn đang có nhu cầu học tiếng Anh (26,3% ở Banyan Tree, 29,5% ở Angsana) và nhu cầu đào tạo nghiệp vụ chuyên môn (21,5% ở Banyan Tree, 20,3% ở Angsana). Tiếp đến, nhân viên ở khách sạn Banyan Tree có nhu cầu đào tạo về

chăm sóc khách hàng và kỹ năng giám sát (cùng chiếm tỷ lệ 15,3%). Trong khi đó, nhân viên ở khách sạn ngsana đang có nhu cầu học tiếng Trung (chiếm tỷ lệ 15%). iều này có thể giải thích là do thị trường khách tại khách sạn Angsana chủ yếu là khách Trung Quốc mà phần lớn họ lại ít biết nói tiếng Anh cho nên khách sạn rất cần nhân viên biết nói tiếng Trung để giao tiếp và phục vụ khách hàng tốt hơn. òn ở khách sạn Banyan Tree cũng hướng đến thị trường khách Trung Quốc nên nhân viên ở đây vẫn có nhu cầu học tiếng Trung (chiếm tỷ lệ 13,5%). Nhu cầu đào tạo kỹ năng giám sát và chăm sóc khách hàng ở khách sạn Angsana chiếm tỷ lệ tương ứng là 13,8% và 11,9%. Nhu cầu đào tạo kỹ năng đào tạo chỉ chiếm 6,9% ở Banyan Tree và 8,7% ở Angsana. Lý do là khóa học đào tạo cho đào tạo viên chỉ dành cho giám sát viên trở lên và những người phụ trách đào tạo nên ít nhân viên có nhu cầu về kỹ năng này. ồng thời, qua 2 năm hoạt động số đào tạo viên không ngừng tăng lên nên đến thời điểm khảo sát nhu cầu này trở nên ít hơn so với các nhu cầu khác. Các nhu cầu đào tạo khác chiếm tỷ lệ thấp (1,1% ở Banyan Tree và 0,7% ở Angsana).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triền nguồn nhân lực khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp laguna lăng cô (Trang 67 - 69)