Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực của 2 khách sạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triền nguồn nhân lực khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp laguna lăng cô (Trang 54 - 61)

8. Kết cấu luận văn

2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại 2 khách sạn Banyan Tree

2.2.1. Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực của 2 khách sạn

Số lượng nguồn nhân lực của 2 khách sạn Banyan Tree Lăng ô và ngsana Lăng ô trong 2 năm (2012 – 2013) được thể hiện qua bảng 2.1 sau (xem bảng 2.1):

Bảng 2.1: Số lƣợng nguồn nhân lực của 2 khách sạn (2012 – 2013)

ơn vị tính: người Khách sạn Năm 2012 Năm 2013 2013/2012 (%) Banyan Tree Lăng ô 89 179 101,1 ngsana Lăng ô 151 309 104,6 Tổng cộng 240 488 103,3

89 179 151 309 240 488 0 100 200 300 400 500 600 Năm 2012 Năm 2013

Banyan Tree Lăng Cô Angsana Lăng Cô

Tổng cộng

Biểu đồ 2.1: Số lƣợng nguồn nhân lực của 2 khách sạn qua 2 năm

Sau gần 2 năm đi vào hoạt động, số lượng nhân viên của 2 khách sạn tăng lên nhanh chóng. Năm 2012, khách sạn Banyan Tree Lăng ô có 89 nhân viên và khách sạn ngsana Lăng ô có 151 nhân viên. ến năm 2013 số lượng nhân viên của 2 khách sạn lần lượt là 179 và 309, tăng tương ứng 101,1% và 104,6% so với cùng kỳ năm 2012. Tổng cộng nhân viên của 2 khách sạn trong năm 2013 là 488, tăng 103,3% so với cùng kỳ năm 2012. Nghĩa là, số lượng nhân viên của 2 khách sạn trong năm 2013 đã tăng hơn gấp đôi so với năm 2012.

Sự tăng mạnh nguồn nhân lực trong 2 năm hoạt động của các khách sạn có thể được giải thích như sau: Năm 2012 là năm đầu tiên khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng ô hoàn thành giai đoạn 1 và đi vào hoạt động một số hạng mục. Số lượng nhân viên được tuyển trong năm này đủ để công ty vận hành vì giai đoạn này chỉ có khách sạn Banyan Tree Lăng ô mở cửa đón khách với 49 biệt thự, còn khách sạn ngsana Lăng ô thì đang trong giai đoạn hoàn thiện để đón khách. ầu năm 2013, để chuẩn bị đưa khách sạn ngsana Lăng ô đi vào hoạt động với 229 phòng, công ty đã quyết định tuyển khá nhiều nhân viên để đáp ứng yêu cầu hoạt động của cả 2 khách sạn.

Về cơ cấu nguồn nhân lực của 2 khách sạn, công ty đã phân loại theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và bộ phận.

Xét về giới tính, cơ cấu nguồn nhân lực của 2 khách sạn được thể hiện qua bảng 2.2 sau (xem bảng 2.2):

Bảng 2.2: ơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính của 2 khách sạn ơn vị tính: người Khách sạn iới tính Tổng cộng Nam Nữ

Banyan Tree Lăng ô Số lượng 89 90 179 Tỷ lệ (%) 49,7 50,3 100 ngsana Lăng ô Số lượng 155 154 309 Tỷ lệ (%) 50,2 49,8 100

(Nguồn: Bộ phận nhân sự - Banyan Tree và Angsana Lăng Cô)

Nhìn chung, cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính của 2 khách sạn là tương đương nhau giữa nam và nữ. Ở khách sạn Banyan Tree Lăng ô, tỷ lệ giới tính là 49,7% nam và 50,3% nữ. Còn ở khách sạn ngsana Lăng ô thì tỷ lệ này là 50,2% nam và 49,8% nữ.

Về cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi, bảng 2.3 thể hiện điều này (xem bảng 2.3).

Bảng 2.3: ơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi của 2 khách sạn

ơn vị tính: người Khách sạn ộ tuổi Tổng cộng 18-25 26-35 36-45 Trên 45 Banyan Tree Lăng ô Số lượng 93 61 21 4 179 Tỷ lệ (%) 52,0 34,1 11,7 2,2 100 Angsana Lăng Cô Số lượng 197 90 18 4 309 Tỷ lệ (%) 63,8 29,1 5,8 1,3 100

(Nguồn: Bộ phận nhân sự - Banyan Tree và Angsana Lăng Cô)

Tại khách sạn Banyan Tree Lăng ô, độ tuổi từ 18 tới 25 chiếm đa số (tỷ lệ 52%), tiếp đến là độ tuổi từ 26 tới 35 (tỷ lệ 34,1%), sau đó là độ tuổi từ 36 tới 45 (tỷ lệ 11,7%) và độ tuổi trên 45 chiếm tỷ lệ thấp nhất (2,2%). Tương tự, tại khách sạn ngsana Lăng ô, độ tuổi từ 18 tới 25 chiếm đa số (tỷ lệ 63,8%), sau đó đến độ tuổi

từ 26 đến 35 (tỷ lệ 29,1%) và chiếm tỷ lệ thấp là độ tuổi từ 36 đến 45 (tỷ lệ 5,8%) và trên 45 (1,3%). iều này chứng tỏ cả 2 khách sạn đều chú trọng tuyển dụng đội ngũ lao động trẻ để đáp ứng yêu cầu hoạt động của ngành khách sạn, đó là lực lượng lao động trẻ trung, năng động. So sánh giữa 2 khách sạn thì thấy khách sạn ngsana Lăng ô có đội ngũ lao động trẻ (từ 18 đến 25) nhiều hơn khách sạn Banyan Tree Lăng ô. Và theo số liệu của bộ phận nhân sự thì độ tuổi bình quân chung của 2 khách sạn là 26,6 tuổi. ây là một lợi thế về nguồn nhân lực mà 2 khách sạn cần tận dụng để phát huy tính năng động, sáng tạo của nhân viên vì nhân viên trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu cái mới và chịu khó học hỏi, luôn phấn đấu trong công việc để đạt hiệu quả cao.

Về cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ học vấn, nhìn vào bảng 2.4 (xem bảng 2.4), ta thấy nguồn nhân lực của 2 khách sạn có trình độ tương đối cao. Tại khách sạn Banyan Tree Lăng ô, nguồn nhân lực có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ khá cao (34,1%). Tiếp đến là nguồn nhân lực ở trình độ trung cấp (23,5%) và cao đẳng (20,1%). Nguồn nhân lực có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm tỷ lệ thấp (8,9%). Còn lại là lao động có trình độ sơ cấp nghề, trung học cơ sở (khác: 13,4%). Như vậy, nếu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực thông qua trình độ học vấn của người lao động thì khách sạn Banyan Tree Lăng ô đạt ở mức khá cao.

Bảng 2.4: ơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ học vấn

ơn vị tính: người Trình độ học vấn Banyan Tree Lăng ô ngsana Lăng ô

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Trên ại học 2 1,1 5 1,6 ại học 59 33,0 83 26,9 ao đẳng 36 20,1 69 22,3 Trung cấp 42 23,5 97 31,4 Trung học phổ thông 16 8,9 42 13,6 Khác 24 13,4 13 4,2 Tổng cộng 179 100 309 100

Tại khách sạn ngsana Lăng ô, trình độ nguồn nhân lực có một chút khác biệt so với khách sạn Banyan Tree Lăng ô. Số người có trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ cao hơn một chút (1,6%). Tuy nhiên, số lượng người lao động có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất (31,4%). ứng thứ hai là tỷ lệ người lao động có trình độ đại học (26,9%). Sau đó là tỷ lệ người lao động có trình độ cao đẳng (22,3%), kế đến là trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông (13,6%). Tỷ lệ lao động khác chiếm tỷ lệ thấp (4,2%). Nhìn chung, đây là cơ cấu hợp lý vì trong ngành khách sạn đòi hỏi một lực lượng lớn lao động có trình độ tay nghề cao và một số lao động có trình độ đại học trở lên để đảm nhiệm vai trò quản lý.

Về cơ cấu nguồn nhân lực theo bộ phận, cả hai khách sạn phải luôn đảm bảo đủ số lượng nguồn nhân lực cho từng bộ phận để nâng cao hiệu quả công việc, tránh dư thừa ở bộ phận này mà thiếu ở bộ phận kia. Về cơ bản, lao động trong khách sạn được phân thành 2 loại là lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Cho nên, khách sạn sẽ có 2 bộ phận: bộ phận trực tiếp phục vụ khách và bộ phận gián tiếp phục vụ khách. Bộ phận trực tiếp phục vụ khách bao gồm: lễ tân, buồng phòng, ẩm thực, spa, gallery, giải trí, kinh doanh và tiếp thị. Bộ phận gián tiếp phục vụ khách bao gồm: bếp, kỹ thuật, an ninh, cảnh quan, quản lý, thu mua, IT, nhân sự, đào tạo, kế toán. ơ cấu này được thể hiện ở bảng 2.5 và 2.6 (xem bảng 2.5 và 2.6).

Tại khách sạn Banyan Tree Lăng ô, các bộ phận có tỷ lệ lao động cao là bếp (18,4%), buồng phòng, kỹ thuật (14%), lễ tân (10,6%) và ẩm thực (10,1%). Trong khi đó, tại khách sạn ngsana Lăng ô, các bộ phận có tỷ lệ lao động cao là bếp (27,8%), ẩm thực (17,8%), buồng phòng (14,2%), kỹ thuật (9,7%) và lễ tân (7,8%). Nhìn vào bảng cơ cấu nguồn nhân lực theo bộ phận (xem bảng 2.5), ta thấy bộ phận cảnh quan chỉ có ở khách sạn Banyan Tree Lăng ô mà không có ở khách sạn ngsana Lăng ô. Tuy nhiên, nhân viên cảnh quan ở khách sạn Banyan Tree vẫn được điều động làm việc ở khách sạn Angsana. Bởi vì cả 2 khách sạn đều trực thuộc một khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng ô nên trưởng bộ phận cảnh quan phải quản lý cây xanh, cảnh quan chung của cả 2 khách sạn.

Bảng 2.5: ơ cấu nguồn nhân lực theo bộ phận

ơn vị tính: người Bộ phận Banyan Tree Lăng ô ngsana Lăng ô

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Lễ tân 19 10,6 24 7,8

Buồng phòng 25 14,0 44 14,2 Ẩm thực 18 10,1 55 17,8

Spa 13 7,3 15 4,9

allery (quầy lưu niệm) 4 2,2 3 1,0

iải trí 0 0 14 4,5

Kinh doanh và tiếp thị 6 3,4 8 2,6

Bếp 33 18,4 86 27,8

Kỹ thuật 25 14,0 30 9,7

An ninh 1 0,6 4 1,3

ảnh quan 15 8,4 0 0

Quản lý, thu mua và T 4 2,2 8 2,6

Nhân sự 4 2,2 4 1,3

ào tạo 2 1,1 3 1,0

Kế toán 10 5,6 11 3,6

Tổng cộng 179 100 309 100

(Nguồn: Bộ phận nhân sự - Banyan Tree và Angsana Lăng Cô)

Tương tự, ở khách sạn ngsana Lăng ô có bộ phận giải trí trong khi ở khách sạn Banyan Tree Lăng ô thì không có nhưng trưởng bộ phận giải trí cũng phải bố trí nhân viên làm việc tại Banyan Tree. iều này tiết kiệm được chi phí cho cả 2 khách sạn. áng lưu ý ở đây là bộ phận an ninh chỉ có 1 người ở khách sạn Banyan Tree và 4 người ở khách sạn Angsana. Sự phân bổ này chỉ có tính tương đối vì nhân viên an ninh phải luân phiên làm việc ở cả 2 khách sạn. Ngoài ra, công ty còn hợp đồng thuê một số nhân viên của công ty vệ sỹ bên ngoài vào làm nhân viên

an ninh để đảm bảo vấn đề an ninh của 2 khách sạn được diễn ra an toàn cho khách lưu trú.

Theo bảng 2.6, bộ phận trực tiếp phục vụ khách hay còn gọi là lao động trực tiếp có sự chênh lệch nhỏ ở 2 khách sạn. Khách sạn Banyan Tree Lăng ô có tỷ lệ lao động trực tiếp là 47,5%, trong khi ở khách sạn ngsana Lăng ô tỷ lệ này là 52,8%. iều này được giải thích là do số lượng phòng ở khách sạn ngsana Lăng Cô (229 phòng) nhiều hơn số lượng phòng ở khách sạn Banyan Tree (49 biệt thự) nên cần nhiều nhân lực trực tiếp phục vụ khách hơn. Còn tỷ lệ bộ phận gián tiếp phục vụ khách hay còn gọi là lao động gián tiếp ở khách sạn Banyan Tree Lăng ô là 52,5% và ở khách sạn ngsana Lăng ô là 47,2%. ả 2 lực lượng lao động này hỗ trợ cho nhau với tinh thần đồng đội cao để nhằm mục tiêu cuối cùng là làm hài lòng khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn. (xem bảng 2.6)

Bảng 2.6: ơ cấu nguồn nhân lực theo bộ phận trực tiếp và gián tiếp

ơn vị tính: người Bộ phận Banyan Tree Lăng ô ngsana Lăng ô

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Trực tiếp phục vụ khách 85 47,5 163 52,8 ián tiếp phục vụ khách 94 52,5 146 47,2 Tổng cộng 179 100 309 100

(Nguồn: Bộ phận nhân sự - Banyan Tree và Angsana Lăng Cô)

Ngoài ra, còn có một đội ngũ lao động không được đề cập đến trong bảng này, đó là lao động thời vụ. ây là lao động được tuyển dụng thêm vào những mùa cao điểm của khách sạn do công suất phòng cao nên cần có những lực lượng này để bổ sung trong trường hợp thiếu nhân lực phục vụ khách.

Tóm lại, hai khách sạn Banyan Tree và ngsana Lăng ô có nguồn nhân lực khá trẻ tuổi, với trình độ học vấn từ trung cấp trở lên khá cao, cân đối giữa nam và nữ, bố trí hợp lý giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực như trên là khá phù hợp để đáp ứng yêu cầu hoạt động của khách

sạn. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là liệu năng lực của người lao động khi thực hiện công việc có đạt yêu cầu và tiêu chuẩn của 2 khách sạn 5 sao này hay không? iều đó phụ thuộc phần lớn vào hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của 2 khách sạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triền nguồn nhân lực khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp laguna lăng cô (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)