Kiến của nhân viên về thời gian đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triền nguồn nhân lực khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp laguna lăng cô (Trang 74 - 76)

ơn vị tính: % Nội dung Khách sạn iểm từ

1-3 iểm 4 iểm 5 Tổng cộng Thời gian đào tạo được

bố trí phù hợp với người học

Banyan Tree 35 47 18 100

Angsana 19,4 46,2 34,4 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (1: rất không đồng ý, 5: rất đồng ý)

Nhìn vào bảng 2.11, ta thấy ở khách sạn Banyan Tree có 35% người trả lời ở mức từ rất không đồng ý đến trung lập đối với ý kiến về thời gian đào tạo. Qua đó,

việc tổ chức đào tạo ở khách sạn Banyan Tree cần linh hoạt hơn để nhân viên có thể tham dự được các khóa học.

Các ý kiến còn lại về địa điểm đào tạo và tài liệu cung cấp, mức độ đồng ý của nhân viên ở 2 khách sạn khá cao.

2.2.3.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Tại 2 khách sạn Banyan Tree Lăng ô và ngsana Lăng ô, doanh nghiệp sử dụng 4 cấp độ đánh giá hiệu quả đào tạo của Kirkpatrick. Bốn cấp độ đánh giá gồm: cấp độ 1 – phản ứng; cấp độ 2 – học tập; cấp độ 3 – hành vi; và cấp độ 4 – kết quả. Theo trưởng bộ phận đào tạo, trong 4 cấp độ thì cấp độ 4 (kết quả) khó đo lường nhất vì hoạt động kinh doanh của khách sạn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngoài ra, khách sạn còn sử dụng những hình thức sau để đánh giá hiệu quả của hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

Thứ nhất, thông qua những nhận xét của khách hàng trong quá trình giao tiếp với khách cũng như phiếu khảo sát ý kiến khách hàng được đặt trong phòng khách hay nhận xét của khách trên các trang web tripadvisor, booking.com, agoda.com để biết khách hàng đang có nhu cầu gì, họ hài lòng và không hài lòng về khách sạn ở những khía cạnh nào?

Thứ hai, khách sạn sử dụng chỉ số hài lòng khách hàng (GSI) và chỉ số hài lòng nhân viên ( S ) để biết hoạt động đào tạo đã đạt mục tiêu chưa và nhân viên có hài lòng về hoạt động đào tạo không? Chỉ số S được khách sạn thu thập dựa trên bảng khảo sát ý kiến khách hàng hàng tháng, còn chỉ số S được khách sạn tiến hành khảo sát nhân viên 6 tháng 1 lần.

Thứ ba, để đánh giá hiệu quả đào tạo về tiếng Anh thì khách sạn thường dựa vào kết quả điểm TOEIC của nhân viên có cải thiện so với lần đầu kiểm tra hay không?

Theo trưởng bộ phận đào tạo: “Trong tất cả các hình thức đánh giá hiệu quả đào tạo thì thước đo cuối cùng chính là sự hài lòng của khách hàng”.

Về kết quả khảo sát ý kiến nhân viên, ta có thể đánh giá hiệu quả của hoạt động đào tạo và phát triển qua bảng 2.12 (xem bảng 2.12).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triền nguồn nhân lực khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp laguna lăng cô (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)