8. Kết cấu luận văn
3.2. Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực của các khách sạn trong thờ
3.2.4. Một số giải pháp khác
3.2.4.1. Hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc
Xuất phát từ việc nhân viên không hài lòng về công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc, tác giả đề xuất một số giải pháp đề hoàn thiện công tác này như sau:
Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức của người lao động về công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc. ể phát huy được tác dụng của công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc, công ty không chỉ dừng ở việc xác định mục tiêu đánh giá để tăng lương, khen thưởng mà cần mở rộng thêm một số mục tiêu khác như vấn đề đào tạo, thăng tiến, thuyên chuyển, thi đua…
Thứ hai, về xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá kết quả thực hiện công việc. Công ty cần bổ sung một số tiêu chuẩn sau: tính chuyên cần; chấp hành đúng các nội quy của công ty; chấp hành giờ giấc lao động; thời gian thực hiện công việc; kết quả hoàn thành nhiệm vụ.
Thứ ba, về sử dụng các phương pháp đánh giá thành tích. Tác giả đề xuất chọn phương pháp “quản lý bằng mục tiêu” để thực hiện việc đánh giá trong thời gian đến. Trong phương pháp này, người lãnh đạo bộ phận cùng với từng nhân viên xây dựng các mục tiêu thực hiện công việc cho từng thời kỳ. Người lãnh đạo sử dụng các mục tiêu đó để đánh giá nỗ lực của nhân viên và cung cấp thông tin phản hồi cho họ. Phương pháp này nhấn mạnh nhiều vào các kết quả mà nhân viên cần đạt được chứ không nhấn mạnh nhiều vào các hoạt động (hành vi) thực hiện công việc và do đó nó có tác dụng nâng cao sự chịu trách nhiệm cá nhân đối với công việc. ể thực hiện được phương pháp này, người lãnh đạo và nhân viên phải cùng thảo luận để thống nhất với nhau về:
- Các mục tiêu cụ thể cần đạt được cho từng yếu tố của công việc trong chu kỳ đánh giá đã định trước (thường là 6 tháng hay 1 năm).
- Xây dựng một kế hoạch hành động để thực hiện các mục tiêu đó.
Cuối kỳ, người lãnh đạo sử dụng các mục tiêu đó để đánh giá sự thực hiện công việc của nhân viên. Tuy nhiên, trong suốt chu kỳ đánh giá, nhân viên luôn tự xem xét lại một cách định kỳ tiến độ công việc của mình dưới sự giúp đỡ của người lãnh đạo và nếu cần thiết có thể đưa ra những điều chỉnh về kế hoạch hành động, thậm chí cả mục tiêu công việc.
3.2.4.2. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp khuyến khích học tập nâng cao trình độ nguồn nhân lực
Ngành kinh doanh khách sạn được đánh giá là ngành có tỷ lệ luân chuyển lao động cao. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn thu hút và gìn giữ được lực lượng lao động do xây dựng được văn hóa riêng, quan tâm đến nhau như gia đình. Theo một định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp được sử dụng rộng rãi: “Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích”. Mặt khác, văn hóa doanh nghiệp được đánh giá là có tác động lớn đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để có được nguồn nhân lực luôn phấn đấu nâng cao trình độ đáp ứng được yêu cầu phát triển, doanh nghiệp phải xây dựng được văn hóa khuyến khích học tập nâng cao trình độ nguồn nhân lực.
ể xây dựng được văn hóa doanh nghiệp khuyến khích học tập nâng cao trình độ nguồn nhân lực, bản thân người quản lý khách sạn phải là tấm gương sáng về tinh thần ham học hỏi, cầu thị, phong cách quản lý khuyến khích học tập và phát triển của người quản lý sẽ tác động mạnh nhất đến văn hóa này. Mặt khác, người đứng đầu khách sạn cần đưa ra được tầm nhìn và tư duy chiến lược phát triển của công ty, cần làm cho tất cả mọi thành viên trong tổ chức từ cán bộ quản lý, người
giám sát, nhân viên hiểu và cam kết thực hiện tốt mục tiêu chiến lược của tổ chức. iều này sẽ tác động đến văn hóa hợp tác trong công việc và điều đó sẽ giúp công ty phát triển.
Công ty cần bố trí công việc phù hợp với khả năng, nguyện vọng của nhân viên, điều này sẽ giúp nhân viên phát huy năng lực, sở trường và tăng sự hài lòng trong nghề nghiệp. Việc phân công rõ ràng nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người trong công việc sẽ giúp tăng cường sự hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý.
Công ty cần tạo ra văn hóa hiếu học thông qua các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, có chính sách hỗ trợ cho những người thực hiện đào tạo kèm cặp nhân viên mới, nhân viên có tiềm năng, bố trí công việc và thu nhập tốt hơn cho những người đã cố gắng học nâng cao trình độ chuyên môn của mình, hỗ trợ một phần chi phí đào tạo nếu nhân viên có nhu cầu theo học các khóa đào tạo bên ngoài. Nếu nhân viên muốn khách sạn hỗ trợ toàn bộ chi phí đào tạo thì họ sẽ phải cam kết làm việc cho khách sạn trong một khoảng thời gian nào đó.
3.2.4.3. Xây dựng tinh thần đồng đội trong công việc
Công ty cần xây dựng tinh thần làm việc nhóm trong đó mọi người lao động làm việc hợp tác, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau, phát huy tính năng động, sáng tạo của cá nhân và tập thể người lao động trong công việc. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong khách sạn, sự hợp tác giữa các nhân viên trong công ty sẽ giúp nâng cao năng suất làm việc của các khách sạn.
ể làm được điều đó cần tạo ra một môi trường giao tiếp cởi mở trong các nhóm làm việc, trong khách sạn. ãy đề ra nguyên tắc không áp đặt tính cá nhân vào công việc. Ban quản lý khách sạn cần hoàn thiện các kênh giao tiếp, truyền thông trong nhóm, trong công ty, quy định thời gian, quy trình báo cáo và hội họp. Ban quản lý khách sạn và trưởng các bộ phận cần là tấm gương về sự chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tin tưởng người khác trong quá trình làm việc. Họ cần đảm bảo quá trình trao đổi thông tin diễn ra thông suốt, mọi thông tin đưa ra đều được các
thành viên hiểu, xác nhận và phản hồi thực hiện. ó như vậy sẽ khuyến khích người lao động chia sẻ sáng kiến và đóng góp ý kiến vào việc vận hành của các khách sạn.