Ánh giá của nhân viên về hiệu quả của hoạt động đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triền nguồn nhân lực khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp laguna lăng cô (Trang 76 - 80)

STT Nội dung

Banyan Tree Angsana iểm trung bình ộ lệch chuẩn iểm trung bình ộ lệch chuẩn 1

Tôi được đánh giá về khóa học sau khi kết thúc khóa học

3,98 0,78 4,25 0,74

2

Tôi đã học được nhiều kiến thức, kỹ năng từ các chương trình đào tạo

4,25 0,69 4,30 0,71

3

Tôi đã ứng dụng được kiến thức, kỹ năng đã học vào công việc thực tế

4,19 0,71 4,18 0,75

4

iệu quả công việc được tăng lên sau khi được đào tạo

4,23 0,65 4,20 0,77

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (1: rất không đồng ý, 5: rất đồng ý)

Kết quả xử lý SPSS cho ra hệ số ronbach’s alpha=0,828 > 0,6 nên ta có thể tin cậy vào thang đo về hiệu quả hoạt động đào tạo của bảng khảo sát.

Nhìn chung, nhân viên ở cả 2 khách sạn đều đánh giá cao hiệu quả mà đào tạo mang lại đối với họ. Cụ thể, mức độ đồng ý với ý kiến “tôi đã học được nhiều kiến thức, kỹ năng từ các chương trình đào tạo” ở mức khá cao (điểm trung bình là 4,25 ở Banyan Tree và 4,3 ở Angsana). Tiếp đến, nhân viên đồng ý cao với ý kiến “hiệu quả công việc được tăng lên sau khi được đào tạo” (điểm trung bình là 4,23 ở Banyan Tree và 4,2 ở Angsana). Khả năng ứng dụng những kiến thức và kỹ năng được học vào công việc thực tế cũng là một trong những yếu tố cho thấy đào tạo đã mang lại hiệu quả hay không, mức độ đồng ý của nhân viên về nhận định này ở 2

Sau mỗi khóa học, người học thường được phát phiếu đánh giá khóa học. Ở đây, mức độ đồng ý của nhân viên ở khách sạn Angsana cao hơn khách sạn Banyan Tree (4,25 so với 3,98).

ể tìm hiểu xem ý kiến về hiệu quả công việc được tăng lên sau khi được đào tạo có liên hệ với độ tuổi của nhân viên hay không, tác giả đã sử dụng kiểm định hi bình phương với độ tin cậy 95%. Giả thiết Ho ở đây là không có mối liên hệ giữa hiệu quả công việc được tăng lên sau khi được đào tạo với độ tuổi của nhân viên. Kết quả xử lý SPSS cho ra giá trị Pearson Chi-Square=10,582 và mức ý nghĩa sig.= 0,565 > 0,05. Như vậy, ta chấp nhận giả thiết Ho, nghĩa là không có cơ sở để kết luận hiệu quả công việc được tăng lên sau khi được đào tạo có liên hệ với độ tuổi của nhân viên.

Sau đó, tiếp tục sử dụng kiểm định hi bình phương với độ tin cậy 95% để xem xét mối liên hệ giữa trình độ học vấn của nhân viên với ý kiến về hiệu quả công việc được tăng lên sau khi được đào tạo. Với giá trị Pearson Chi-Square = 27,572 và mức ý nghĩa sig.= 0,036 < 0,05 ta có thể kết luận rằng trình độ học vấn của nhân viên có liên hệ với nhận định hiệu quả công việc được tăng lên sau khi được đào tạo. Nghĩa là trình độ học vấn khác nhau thì cách nhìn nhận về hiệu quả đào tạo khác nhau. Xem kết quả xử lý SPSS ở phụ lục 7.

ánh giá về hiệu quả của hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, trưởng bộ phận đào tạo cho biết: “Nhìn chung, đào tạo đã mang lại hiệu quả nhất định. iều này thể hiện thông qua ý kiến của khách hàng về chất lượng dịch vụ của khách sạn được nâng cao, những lời khen của khách về nhân viên. iều đó chứng tỏ hoạt động đào tạo đã đóng góp trong việc đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để làm hài lòng khách hàng”.

Tuy nhiên, trưởng bộ phận đào tạo cho rằng hiệu quả này chỉ đạt ở mức độ tương đối bởi vì khách sạn vẫn còn một số lời phàn nàn về trình độ tiếng Anh của nhân viên chưa tốt, một số dịch vụ còn chậm…

2.2.4. Thực trạng việc tạo động lực thúc đẩy người lao động

2.2.4.1. Các hình thức tạo động lực của các khách sạn

Bên cạnh hoạt động đào tạo nguồn nhân lực được các khách sạn chú trọng thì để công tác phát triển nguồn nhân lực được thực hiện một cách bài bản thì việc tạo động lực thúc đẩy người lao động cũng rất được ban quản lý khách sạn quan tâm. Theo kết quả phỏng vấn trưởng bộ phận nhân sự của 2 khách sạn Banyan Tree và ngsana Lăng ô, để tạo động lực thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn, chính sách nhân sự có các hình thức tạo động lực sau:

Thứ nhất, các hình thức khuyến khích tài chính. Về các yếu tố lương và thưởng, công ty trả dựa trên năng lực, kinh nghiệm làm việc, quá trình lao động của nhân viên, thông qua đánh giá của giám sát và trưởng bộ phận của họ, đồng thời phải phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của khách sạn theo từng giai đoạn. Chính sách tăng lương được thực hiện 1 lần/năm và được xét vào cuối năm. Mức tăng sẽ dựa vào kết quả đánh giá thực hiện công việc của nhân viên. Còn tiền thưởng cuối năm sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của khách sạn và số năm làm việc (thâm niên) của nhân viên. Về các khoản phụ cấp, hiện tại bên cạnh việc nhân viên được nhận khoản phụ cấp phí dịch vụ hàng tháng, khách sạn còn có những chính sách hỗ trợ tài chính cho nhân viên và mức hỗ trợ khác nhau tùy theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc tại khách sạn, như: chính sách hỗ trợ hoàn tiền ốm đau, thai sản, tang chế, các phần thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình lao động, đóng góp vào sự phát triển của công ty. Ngoài ra, vào những dịp lễ, tết nhân viên còn được nhận một số khoản tiền được trích từ quỹ phúc lợi của công ty.

Theo trưởng bộ phận nhân sự, các hình thức khen thưởng của công ty đa dạng và có một vài hình thức dựa vào cấp bậc lao động nhằm khuyến khích nhân viên không ngừng nâng cao tay nghề để đạt được vị trí cao hơn trong công việc.

Thứ hai, các hình thức khuyến khích phi tài chính. Khách sạn có một số hình thức khuyến khích phi tài chính cho nhân viên như sau: Nhân viên làm việc tại công ty ít nhất một năm sẽ có quyền đăng ký nghỉ dưỡng miễn phí tại một trong những

khu nghỉ dưỡng của tập đoàn Banyan Tree; các cá nhân xuất sắc sẽ được nhận các voucher nghỉ dưỡng hoặc ăn uống hoặc giấy chứng nhận khen thưởng; nhân viên mỗi cấp bậc lao động có chế độ nghỉ phép và nghỉ lễ theo luật lao động, nhân viên cấp bậc quản lý được tặng phiếu mua hàng tại các quầy hàng lưu niệm; các chế độ chăm sóc y tế cho nhân viên; các hoạt động vui chơi dã ngoại… Ngoài ra, mỗi nhân viên được cung cấp 2 bữa ăn miễn phí trong 1 ngày làm việc tại căn tin nhân viên của khách sạn. ối với những nhân viên ở xa thì sẽ được công ty bố trí phòng ở tại các nhà nghỉ, khách sạn mà công ty thuê ở thị trấn Lăng ô và có dịch vụ xe đưa đón nhân viên hằng ngày từ thị trấn Lăng ô đến khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng ô. Nếu nhân viên không ở lại Lăng ô thì có dịch vụ xe đưa đón nhân viên hằng ngày từ Huế và à Nẵng đến khu nghỉ dưỡng phức hợp.

ặc biệt, hàng tháng các khách sạn sẽ bình chọn nhân viên xuất sắc của tháng. Mỗi khách sạn bầu chọn ra 2 người. Nhân viên xuất sắc của tháng sẽ nhận được phiếu nghỉ dưỡng 2 đêm tại một trong 2 khách sạn Banyan Tree hoặc Angsana và có cơ hội được bình chọn là nhân viên xuất sắc của năm. ồng thời, hàng tháng khách sạn còn tổ chức tiệc sinh nhật cho nhân viên kết hợp với tổ chức một số hoạt động vui chơi, thi thố giữa các bộ phận trong khách sạn nhằm tăng cường tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong khách sạn. ể khích lệ tinh thần về những đóng góp của những nhân viên làm việc lâu năm, khách sạn có các giải thưởng cống hiến cho nhân viên làm việc từ 5 năm, 10 năm… Theo đánh giá của trưởng bộ phận nhân sự, các hoạt động dành cho nhân viên trong thời gian qua rất đa dạng và phong phú, thu hút được nhiều nhân viên tham gia, chứng tỏ hoạt động này đang theo sát với mong muốn của nhân viên.

2.2.4.2. Ý kiến của nhân viên về việc tạo động lực thúc đẩy người lao động

Thông qua khảo sát ý kiến của 260 nhân viên ở 2 khách sạn về việc tạo động lực thúc đẩy người lao động, kết quả xử lý SPSS cho ra ở bảng 2.13 (xem bảng 2.13) cho biết ý kiến của nhân viên về các hình thức khuyến khích tài chính:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triền nguồn nhân lực khách sạn thuộc khu nghỉ dưỡng phức hợp laguna lăng cô (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)