Một số giải pháp về vấn đề Biển Đông đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Biển Đông trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ (Trang 100 - 150)

Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

3.3. Khuyến nghị cho Việt Nam

3.3.2. Một số giải pháp về vấn đề Biển Đông đối với Việt Nam

Đứng trước những cơ hội và thách thức khi Mỹ tăng cường can dự trở lại khu vực Châu Á và can thiệp vào vấn đề Biển Đông. Làm thế nào để có thể vừa bảo vệ được độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vừa giữ vững môi trường hòa bình để phát triển kinh tế và giữ mối quan hệ tốt đẹp với các nước là một bài toán khó đối với Việt Nam. Tuy nhiên, đúc kết từ những bài học lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc, đúc kết từ những kinh nghiệm đối ngoại quý báu của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ kháng chiến, từ những phân tích về vấn đề Biển Đông, về chiến lược xoay trục Châu Á của Mỹ, tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau.

* Lợi ích quốc gia dân tộc là bất biến

Việc xác định lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc và bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc được coi là yêu cầu hàng đầu và là kim chỉ nam trong hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta, đồng thời là một trong những mục tiêu then chốt của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đối với vấn đề Biển Đông hiện nay cũng vậy, chúng ta phải kiên trì một nguyên tắc : chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng , là bất biến . Chúng ta nhất đi ̣nh không bao giờ nhân nhượng về chủ quyền, không bao giờ thừa nhâ ̣n sự chiếm đóng trái phép của bất kỳ nước nào khác trên hai quần Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như kiên quyết phản đối các yêu sách xâm phạm thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trong bối cảnh các mâu thuẫn, tranh chấp chằng chéo, phức tạp trên Biển Đông, đặc biệt là đứng trước những cơ hội và thách thức khi Mỹ tiến hành chiến lược xoay trục Châu Á và tăng cường can dự vào vấn đề Biển Đông. Việt Nam một mặt cần kiên quyết khẳng định quan điểm bảo vệ các lợi ích quốc gia là nguyên tắc bất biến, quyết không nhân nhượng về chủ quyền lãnh thổ trong mối quan hệ với bất kỳ quốc gia nào, một mặt khéo léo tranh thủ những cơ hội, những thuận lợi để phục vụ công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ các lợi ích quốc gia trên Biển Đông.

* Kiên trì đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hữu nghị

Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hữu nghị là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Quan điểm về thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị của Việt Nam dựa trên tư duy mới về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, phù hợp với xu hướng hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới. Điều này còn thể hiện sự kiên định của dân tộc Việt Nam trong việc giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nguyên tắc Việt Nam muốn “là bạn, là đối tác tin cậy” của các quốc gia dân tộc, không phân biệt chế độ chính trị,

trình độ phát triển, bản sắc văn hóa, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, cùng có lợi. Trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông cũng vậy, Việt Nam cần kiên định nguyên tắc đối ngoại độc lập tự chủ, tuyệt đối không nghiêng về phía nào trong các tranh chấp cũng như tuyệt đối không liên kết, dựa dẫm vào một nước khác để đổi lấy lợi thế trong việc giải quyết các tranh chấp.

Trong bối cảnh Mỹ thực hiện chiến lược xoay trục Châu Á, tăng cường can dự và có những chính sách về vấn đề Biển Đông. Thực hiện chiến lược này, Mỹ xác định “ngoại giao” là trụ cột quan trọng bậc nhất, chính quyền Mỹ đã không ngừng tăng cường các hoạt động ngoại giao để “ve vãn” các quốc gia tại khu vực Châu Á, chủ động thúc đầy các mối quan hệ để tăng cường sự ảnh hưởng và lôi kéo thêm đồng minh. Việc Mỹ can thiệp vào vấn đề Biển Đông, công khai phản đối các yêu sách chủ quyền và chỉ trích những hành động làm leo thang căng thẳng của Trung Quốc đã làm xuất hiện một số thuận lợi nhất định đối với các quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông (trong đó có Việt Nam). Như vậy không có nghĩa là Việt Nam cần phải đứng về phe của Mỹ và dựa vào Mỹ để bảo vệ các lợi ích, bảo vệ độc lập chủ quyền của mình, đây là một sự “ảo tưởng”, sự “ngây thơ chính trị” vô cùng nguy hiểm đối với Việt Nam. Việc làm này sẽ chỉ làm tăng thêm sự căng thẳng và thù địch đối với nước láng giềng Trung Quốc, tạo điều kiện để Trung Quốc có thêm các hành động nguy hiểm trong việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Mặt khác, trong quan hệ quốc tế thì “quốc gia dân tộc là chủ thể cơ bản và quan trọng bậc nhất” và “lợi ích quốc gia luôn được đặt lên hàng đầu” [26, tr.75], vì lợi ích quốc gia, các cường quốc hoàn toàn có thể thỏa hiệp với nhau. Trong lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đã từng thỏa hiệp với nhau, khi Mỹ làm ngơ đối với sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974.

Nhận thức được những bài học đó, đối với tình hình hiện nay trên Biển Đông, chúng ta cần kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, không tham gia liên minh liên kết để chống lại bất kỳ quốc gia nào, đồng thời phải tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, khéo léo tận dụng những cơ hội để phục vụ công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ lợi ích quốc gia trên Biển Đông. Chúng ta cần phải tích cực chủ động tự xây dựng và chuẩn bị về mọi mặt để có thể đủ năng lực, khả năng, nhất định không dựa vào nước nào đó giúp chúng ta bảo vệ chủ quyền của mình, kể cả Mỹ. Như Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã khẳng định bên lề Đối thoại Shangri-La: “Càng căng thẳng thì càng phải độc lập tự chủ. Càng căng thẳng thì càng không bao giờ để kéo vào những liên minh với nước này để chống nước khác” [119].

* Tăng cường thực lực quốc gia

Giải pháp về lâu dài cho Việt Nam trong cục diện tranh chấp trên Biển Đông vẫn phải là “tự cứu lấy mình” (self help) bằng cách không ngừng củng cố và tăng cường nội lực. Trong đó, nội lực chính là sức mạnh tổng hợp quốc gia, là toàn bộ thực lực bảo đảm sự tồn tại và phát triển của một quốc gia dân tộc, bao gồm các nhân tố vật chất (phần cứng, như tài nguyên, dân số, kinh tế, quân sự), các nhân tố tinh thần (phần mềm, như chất lượng chính phủ, thể chế chính trị) và sức mạnh ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế (chính sách đối ngoại, vị trí trong các tổ chức quốc tế, vị trí trong khu vực và toàn cầu) [21, tr.522]

Bài học về “tự cứu lấy mình” đã được chứng minh trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình” [22, TR.125] và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng ta cũng xác định tư tưởng “tự lực cánh sinh” - dựa vào sức mình là chính - và đã giành thắng lợi. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chúng ta có điều kiện tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế rộng lớn và có hiệu quả hơn. Nhưng đường lối kháng chiến độc lập, tự

chủ, đúng đắn, sáng tạo của Đảng và ý chí quyết chiến quyết thắng của toàn dân, toàn quân ta là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thắng lợi của cách mạng.

Qua thực tế đã cho chúng ta nhâ ̣n thấy rằng , các nước lớn, có sức mạnh về kinh tế , về quân sự thì sẽ có tiếng nói , có quyền lực trên trường quốc tế . Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng khẳng định “Ta có mạnh thì họ mới chịu "đếm xỉa đến". Ta yếu thì ta chỉ là một khí cụ trong tay của kẻ khác, dầu là kẻ ấy có thể là bạn đồng minh của ta vậy" [7, 244]. Lịch sử cách mạng nước ta cũng đã chứng minh sự đúng đắn của đường lối “tự lực tự cường” , chỉ có chúng ta mới cứu được chúng ta mà thôi . Vì vậy, trong công cuô ̣c đấu tranh bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích trên Biển Đông , chúng ta phải xây dựng được thực lực quốc gia ma ̣nh . Muốn được như vâ ̣y , chúng ta cần đầu tư phát triển kinh tế , tạo lực đẩy cho các lĩnh vực khác cùng phát triển như giáo du ̣c, khoa ho ̣c công nghê ̣, quốc phòng…vv. Từ viê ̣c xây dựng được thực lực quốc gia ma ̣nh , lúc đó chúng ta mới có đ ủ khả năng để đương đầu với những thách thức lớn , mới có cơ sở để đấu tranh bảo vê ̣ chủ quyền , toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của chúng ta trên Biển Đông.

Giáo dục luôn được các quốc gia tiên tiến trên thế giới coi trọng v à đầu tư. Đối với nước ta , ngày nay việc đầu tư phát triển giáo dục lại càng trở nên quan tro ̣ng, Đảng và Nhà nước ta luôn xác đi ̣nh “giáo du ̣c là quốc sách hàng đầu”. Đặc biệt, trong tình hình tranh chấp phức ta ̣p trên Biể n Đông hiê ̣n nay , thì công tác giáo dục tuyên truyền , đă ̣c biê ̣t là đối với thế hê ̣ trẻ về các vấn đề liên quan đến li ̣ch sử khẳng đi ̣nh chủ quyền của cha ông ta trên Biển Đông , các vấn đề về luật pháp quốc tế , khai thác quản lý tài nguyên , môi trường biển, phát triển bền vững…vv là vô cùng quan trọng . Chính thế hệ trẻ hiện nay và mai sau sẽ là những người kế tu ̣c , phát huy những di sản của ông cha , là những chủ nhân trong tương lai của đất nước , là những người sẽ phải gánh vác nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền , toàn vẹn lãnh thổ và xây dựng đất nước giaug mạnh.

* Tiểu kết chƣơng 3:

Dựa trên việc phân tích chiến lược xoay trục Châu Á và các chính sách của Mỹ về vấn đề Biển Đông trong khuôn khổ của chiến lược này ở chương 2, chương 3 đã thâu tóm và đưa ra các nhận xét về những xu hướng chính về vấn đề Biển Đông trong chiến lược xoay trục Châu Á của Mỹ, từ đó kiến nghị một số giải pháp về vấn đề Biển Đông đối với Việt Nam trong thời gian tới.

Các chính sách về vấn đề Biển Đông của Mỹ chủ yếu đi theo 3 xu hướng: (1) Nhằm mục đích bảo vệ và duy trì các lợi ích của nước Mỹ trên khu vực Biển Đông nói riêng và Châu Á – Thái Bình Dương nói chung. (2) Thể hiện sự trung lập tương đối với các yêu sách chủ quyền lãnh thổ, trong đó càng ngày càng nghiêng về hướng phản đối các yêu sách của Trung Quốc. (3) Ủng hộ giữ nguyên hiện trạng và giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình.

Đứng trước những thời cơ và thách thức mang lại bởi những chính sách can dự vào vấn đề Biển Đông khi Mỹ tiến hành chiến lược xoay trục Châu Á. Việt Nam cần hết sức thận trọng, khéo léo trong việc xử lý các mối quan hệ quốc tế để vừa có thể bảo vệ được lợi ích quốc gia trên Biển Đông lại vừa có thể giữ vững môi trường hòa bình và mối quan hệ hữu nghị với các nước.

KẾT LUẬN

Thế kỷ XXI được đánh gia sẽ là thế kỷ của Châu Á - Thái Bình Dương. Bởi đây là một khu vực đông dân cư và có tốc độ phát triển nhanh nhất, sôi động nhất thế giới hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng ngày càng lớn của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đối với nước Mỹ và trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, trong đó có sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc. Từ khi nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, nước Mỹ đã có những động thái và chiến lược thể hiện những thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại bằng việc tuyên bố “Xoay trục Châu Á” với tham vọng biến "Thế kỷ Châu Á – Thái Bình Dương " thành "Thế kỷ Mỹ". “Xoay trục Châu Á – Pivot to Asia” hay “Tái cân bằng Châu Á – Thái Bình Dương - Rebalancing to Asia – Pacific region” là những thuật ngữ phổ biến của báo chí và giới nghiên cứu, phân tích chính trị khi nói về những thay đổi chiến lược trong chính sách của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, thể hiện vị trí quan trọng của khu vực này đối với Mỹ.

Trong khi đó, tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, các vấn đề trên Biển Đông đã trở thành một trong những vấn đề phức tạp bậc nhất trên thế giới. Sự phức tạp của vấn đề Biển Đông đến từ các yêu sách về chủ quyền của nhiều quốc gia đối với các hòn đảo, quần đảo, các khu vực biển chồng lấn. Các tranh chấp này không chỉ đơn thuần là tranh chấp về mặt luật pháp quốc tế về biên giới biển, lãnh thổ trên biển mà hơn thế nữa nó còn được đan xen với những lợi ích về địa - chính trị, các mối quan hệ quốc tế chằng chéo, phức tạp; vấn đề an ninh hàng hải, hàng không, và vấn đề khai thác các nguồn tài nguyên biển.

Tại khu vực Biển Đông, nước Mỹ luôn khẳng định mình có lợi ích quốc gia ở khu vực này và kiên quyết bảo vệ các lợi ích đó. Chính vì vậy, trong chiến lược xoay trục Châu Á, vấn đề Biển Đông là vấn đề giữ vị trí rất

quan trọng, Mỹ luôn dành nhiều sự quan tâm và đưa ra các chính sách đối với vấn đề Biển Đông. Trong chiến lược “Xoay trục Châu Á”, vấn đề Biển Đông sẽ góp mặt trong ba yếu tố chủ đạo sau đây: (1) Khu vực có vị trí chiến lược quan trọng, đảm bảo lợi ích của nước Mỹ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; (2) Là môi trường tốt để Mỹ có nhiều lý do can dự sâu hơn vào khu vực Đông Nam Á nói riêng và cả Châu Á – Thái Bình Dương nói chung; (3) Là khu vực để Mỹ thực hiện các biện pháp ngăn chặn các hành động vô lý hung hăng của Trung Quốc. Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng quan chiến lược “Xoay trục Châu Á” của Mỹ là một chiến lược lớn, nó bao trùm lên nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề và Biển Đông chỉ là một điểm nóng nổi bật.

Chính sách của Mỹ về vấn đề Biển Đông được thể hiện rất đa dạng thông qua các nguồn khác nhau như: nghị quyết của Quốc hội; tuyên bố của Ngoại trưởng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao; các phiên điều trần; các hoạt động ngoại giao và quân sự…vv. Các vấn đề về mâu thuẫn, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông thực tế đã nhen nhóm phát sinh từ rất lâu. Tuy nhiên vấn đề Biển Đông chưa thực sự nhận được nhiều quan tâm từ Hoa Kỳ cho đến những năm 90 của thế kỷ XX. Đặc biệt là cùng với việc đưa ra chiến lược xoay trục Châu Á, càng ngày Mỹ càng thể hiện rõ ràng các chính sách của mình về vấn đề Biển Đông.

Cùng với các chính sách trong chiến lược chung tăng cường can dự trở lại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, những chính sách của Mỹ về vấn đề Biển Đông đã có những tác động lớn đến các mâu thuẫn, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, tới các mối quan hệ quốc tế trong khu vực. Trước hết, việc Mỹ đưa ra các chính sách tăng cường can thiệp vào vấn đề Biển Đông đã tạo ra sự cân bằng quyền lực trong khu vực. Với những ưu thế về sức mạnh kinh tế, quân sự, nước Mỹ đưa ra những chính sách can thiệp vào vấn đề Biển Đông đã tạo ra một đối trọng với những tham vọng của Trung Quốc trên Biển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Biển Đông trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ (Trang 100 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)