Kiên quyết bảo vệ các lợi ích tại khu vực Biển Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Biển Đông trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ (Trang 90 - 92)

Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

3.2. Các xu hƣớng chính về vấn đề Biển Đông trong chiến lƣợc xoay

3.2.1. Kiên quyết bảo vệ các lợi ích tại khu vực Biển Đông

Trong quan hệ quốc tế, lợi ích quốc gia luôn là một yếu tố giữ vai trò tối quan trọng, quyết định tới chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia. Đối với nước Mỹ cũng như vậy, sở dĩ Mỹ tuyên bố xoay trục Châu Á nói chung và

can thiệp vào vấn đề Biển Đông nói riêng là vì Mỹ nhận thấy lợi ích của mình tại khu vực là rất lớn và có nguy cơ bị đe dọa.

Như đã đề cập, một trong những lợi ích cốt lõi của Mỹ ở khu vực Biển Đông đó chính là tự do hàng hải, hàng không và đây cũng là một trong những lý do chủ đạo hối thúc chính quyền Mỹ đưa ra các chính sách can dự vào vấn đề Biển Đông trong cục diện chung của chiến lược xoay trục Châu Á. Quyền tự do tiếp cận giúp nước Mỹ đảm bảo lợi ích về kinh tế và an ninh chiến lược.

Quan điểm truyền thống của Hoa Kỳ về tự do hàng hải đó là việc họ cho rằng mình có thể di chuyển tới bất kỳ vùng biển nào trên thế giới trừ vùng nội thủy (3 hải lý). Điều này có nghĩa là tàu thuyền của nước Mỹ có “quyền đi lại không gây hại” tới tận vùng lãnh hải của bất cứ quốc gia nào. Có thể khẳng định, chính sách bảo vệ quyền tự do hàng hải là một chính sách nhất quán và xuyên suốt của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông. Hầu như tất cả các động thái của Mỹ liên quan đến vấn đề Biển Đông đều có đề cập tới tự do hàng hải.

Trong lần đầu tiên Mỹ công khai đưa ra quan điểm về tranh chấp Biển Đông sau khi Trung Quốc chiếm bãi Vành Khăn vào cuối năm 1994, Mỹ đã tuyên bố chính sách thông qua người phát ngôn Bộ Ngoại giao. Trong tuyên bố này Mỹ nhấn mạnh: “Duy trì tự do hàng hải là lợi ích căn bản của Mỹ. Tự do hàng hải không bị ngăn cản đối với các tàu và máy bay ở Biển Đông là điều thiết yếu cho hòa bình và thịnh vượng toàn khu vực Châu Á Thái Bình Dương, bao gồm cả Mỹ” [83]. Đặc biệt, từ năm 2009, trước việc Trung Quốc đe dọa các công ty dầu khí của Mỹ hoạt động ngoài khơi bờ biển Việt Nam năm 2008 (điều này đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc thách thức trực tiếp lợi ích thương mại của Mỹ và các công ty Mỹ tại ở Biển Đông) và việc Trung Quốc quấy nhiễu tàu khảo sát hải quân và tàu USNS Impeccable đã tiếp tục làm dấy lên sự lo ngại về vấn đề tự do hàng hải, thúc dục nước Mỹ phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề Biển Đông. Tháng 7/2010, Phát biểu trong Hội

nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 17 tại Hà Nội, Ngoại trưởng Clinton tuyên bố rằng Mỹ có lợi ích quốc gia đối với tự do hàng hải, tiếp cận mở đối với các không gian hàng hải chung ở Châu Á và với việc tôn trọng luật biển quốc tế của các quốc gia duyên hải trong khu vực Biển Đông.

Trong bài phát biểu của mình tại Diễn đàn Khu vực ASEAN tại Kua-la lăm-pua (Ma-lai-xi-a), Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã thẳng thừng tuyên bố “Tôi phải nói rõ: Mỹ sẽ không chấp nhận các hạn chế về tự do hàng hải và tự do bay, hoặc các sử dụng hợp pháp khác đối với vùng biển này. Đây là các lợi ích cơ bản mà chúng ta đều hưởng chung” [97]. Tháng 8-2012, Mỹ đưa ra tuyên bố chính sách mới về Biển Đông thông qua Người phát Ngôn Bộ Ngoại giao. Tuyên bố tái khẳng định lợi ích của Mỹ về hòa bình, ổn định và bày tỏ mối quan tâm đối với sự gia tăng căng thẳng: “Là một quốc gia Thái Bình Dương và cường quốc nằm trong khu vực, Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hoà bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, tự do hàng hải, và thương mại hợp pháp không bị cản trở ở Biển Nam Trung Hoa” [81].

Có thể nhận thấy một đặc điểm rằng, trong tất cả những tuyên bố về chính sách liên quan đến vấn đề Biển Đông, …đều có nhắc tới lợi ích của nước Mỹ tại Biển Đông, cùng với đó là sự khẳng định mạnh mẽ quan điểm phản đối các hành động có thể gây phương hại đến những lợi ích này, khẳng định nước Mỹ kiên quyết bảo vệ những lợi ích của mình tại khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Biển Đông trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)