Lợi ích của Mỹ ở Biển Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Biển Đông trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ (Trang 38 - 42)

Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

1.3. Lợi ích của Mỹ ở Biển Đông

Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu vực mà còn của cả Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là các cường quốc, trong đó có Mỹ. Mỹ luôn khẳng định mình có lợi ích quốc gia ở Biển Đông. Phát biểu trong Hội nghị Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 17 tại Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ bà Hiraly Clinton tuyên bố rằng “Mỹ có lợi ích quốc gia đối với tự do hàng hải, tiếp cận mở đối với các không gian hàng hải chung ở Châu Á và với việc tôn trọng luật biển quốc tế của các quốc gia duyên hải trong khu vực Biển Đông” [105]. Trong một cuộc trả lời phòng vấn báo chí vào cuối năm 2014, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã nói: “Ở Biển Đông, Hoa Kỳ có hai lợi ích rất quan trọng” [84]. Các lợi ích của Mỹ trên vùng Biển Đông có mối quan hệ chặt chẽ, liên quan mật thiết với nhau. Tuy nhiên tách riêng rõ ràng thì lợi ích của Mỹ trên Biển Đông bao gồm hai nội dung lớn đó là lợi ích về kinh tế, tự do hàng hải, hàng không và lợi ích về quân sự, an ninh chiến lược. Trong đó “lợi ích trước mắt là lợi ích kinh tế, còn lợi ích an ninh chiến lược là mục tiêu căn bản” [5, tr.23].

1.3.1. Lợi ích kinh tế - tự do hàng hải, hàng không

Mỹ là một cường quốc về hàng hải, tàu bè của Mỹ có mặt ở tất cả các đại dương trên thế giới và giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Mỹ. Mỹ hiện đang được xem là đối tác thương mại số một của

khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, lợi ích kinh tế của Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương đã lớn hơn lợi ích kinh tế ở Tây Âu. Hàng hóa xuất khẩu của Mỹ tới Đông Á và ngược lại chủ yếu thông qua các tuyến đường biển quốc tế đi qua khu vực Biển Đông. Chính vì vậy Mỹ luôn tuyên bố mình có lợi ích quốc gia ở Biển Đông và đặc biệt quan tâm tới vấn đề tự do hàng hải ở Biển Đông. Một phân tích của Mỹ nêu “Mối đe dọa đối với tự do hàng hải qua Biển Đông sẽ phá vỡ nghiêm trọng đến kinh tế khu vực. Sự tăng trưởng của kinh tế và an ninh của Mỹ phụ thuộc vào việc duy trì tự do hàng hải với cả tàu buôn và tàu quân sự” [51, tr.7].

Bên cạnh đó, Biển Đông là một khu vực được đánh giá là có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn, là một vùng đầy tiềm năng cho các công ty dầu mỏ của Mỹ hợp tác khai thác. Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu đã được kiểm chứng ở Biển Đông là 07 tỉ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ thùng. Với trữ lượng này và sản lượng khai thác có thể đạt khoảng 18,5 triệu tấn/năm duy trì được trong vòng 15 - 20 năm tới” [109]. Trên thực tế, nhiều tập đoàn năng lượng tên tuổi của Mỹ đã hợp tác khai thác dầu mỏ và khí đốt rất thành công trên khu vực Biển Đông. Exxon Mobil là một ví dụ. Năm 2009, tập đoàn năng lượng của Mỹ này đã đạt được thỏa thuận khai thác với Việt Nam. Exxon Mobil và PetroVietnam đã khoan thành công hai mỏ dầu năm 2011 và 2012. Phát ngôn viên của Exxon nói rằng tranh chấp chủ quyền do các chính phủ giải quyết và từ chối bình luận về thực trạng các kế hoạch khoan dầu tại đó [99].

Dù không tham gia Công ước về Luật biển quốc tế (UNCLOS) nhưng Hoa Kỳ vẫn tôn trọng các nguyên tắc của công ước này. Suốt chiều dài lịch sử, từ khi lập quốc cho đến nay, công cụ để duy trì hoà bình, bảo đảm quyền và lợi ích của nước Mỹ chính là lực lượng hải quân hùng mạnh cùng với các

chính sách và chiến lược hợp lý. Theo quan niệm về tự do hàng hải của nước Mỹ, họ cho rằng mình có quyền di chuyển đến bất kỳ nơi đâu trên thế giới (trừ vùng nội thủy của các nước khác) và vẫn có “quyền đi lại không gây hại” ở vùng lãnh hải của bất cứ quốc gia nào. Đây cũng chính là lý do giải thích cho sự kiện căng thẳng gần đây khi Mỹ đưa tàu quân sự tiếp cận vùng 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo các quốc gia bồi đắp trên Biển Đông. Hành động này là “một mũi tên trúng nhiều đích” vừa thể hiện quan điểm của Mỹ về vấn đề tự do hàng hải trên Biển Đông; vừa thể hiện lập trường không đứng về bên nào trong các tranh chấp trên vùng biển này.

1.3.2. Lợi ích an ninh chiến lược

Theo bản báo cáo gần đây của nhóm chuyên gia thuộc CISIS thì lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ bao gồm: (1) Bảo vệ lãnh thổ Mỹ, người dân Mỹ, đồng minh và lợi ích của Mỹ; (2) Ổn định khu vực và loại bỏ bất kỳ cường quốc vượt trội hay nhóm cường quốc nào sẽ đe dọa hay cản trở cơ hội hay lợi ích của Mỹ; (3) Phát triển khu vực và thúc đẩy tự do thương mại và mở cửa thị trường; (4) Đảm bảo một thế giới ổn định, an toàn và phi hạt nhân; (5) Thúc đẩy các giá trị toàn cầu, như quản lý tốt, dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo; (6) Đảm bảo tự do hàng hải, điều kiện tiên quyết để ổn định khu vực và bảo vệ lợi ích của Mỹ [52, tr.10 - 15]. Trong đó, Biển Đông là một khu vực có ý nghĩa quan trọng đối về mặt quân sự đối với Mỹ, đây là địa bàn chiến lược nối liền Ấn Độ Dương , Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, là khu vực hoạt động thường xuyên của Hạm đội 7 tại Tây Thái Bình Dương. Các tuyến đường biển qua khu vực Biển Đông có thể liên kết các căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ Nhật Bản với các căn cứ ở đảo Guam, tạo thành phòng tuyến quân sự mạnh. Với vị trí địa chiến lược quan trọng đó, Biển Đông sẽ tạo điều kiện cho Mỹ duy trì sự hiện diện quân sự của mình, giúp Mỹ có thể nhanh chóng triển khai lực lượng tới các điểm nóng trong khu vực và trên thế giới để đảm bảo lợi ích của nước Mỹ trên phạm vi toàn cầu.

* Tiểu kết chƣơng 1:

Biển Đông là mô ̣t khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú , đă ̣c biê ̣t la ̣i là vùng có vi ̣ trí đi ̣a chính chính tri ̣ chiến lược , nơi đi qua củ a những tuyến đường biển nh ộn nhịp nhất thế giới , gắn liền với lợi ích của nhiều cường quốc trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ. Chính vì vậy Biển Đông hiê ̣n đã, đang và sẽ trở thành điểm nóng về tình tra ̣ng mâu thuẫn tranh chấp phức ta ̣p với sự tham gia của nhiều chủ thể.

Chương 1 đã làm rõ khái niệm về “vấn đề biển Đông”, đây là một khái niệm đa nghĩa, nó bao hàm cả ý nghĩa về mặt địa lý (vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên); về chính trị (tranh chấp chủ quyền, quan hệ quốc tế); các khái niệm liên ngành (địa chiến lược, địa chính trị)…vv. Trong dó, những tranh chấp chủ yếu của các nước ven biển Đông bao gồm hai loại chính: Thứ nhất là tranh chấp chủ quyền các đảo, quần đảo; Thứ hai là mâu thuẫn, tranh chấp các vùng biển. Xét ở góc độ các quan hệ quốc tế thì có thể phân loại ra rằng: Toàn bộ Biển Đông nói chung là vấn đề quốc tế phức tạp; Quần đảo Hoàng Sa là tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc; Quần đảo Trường Sa là tranh chấp giữa 5 nước, 6 bên trong khu vực, bao gồm: Trung Quốc, Việt Nam, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Phi-líp-pin và Đài Loan. Tựu chung lại, vấn đề Biển Đông nói chung bao gồm ba yếu tố chính: Một là vấn đề tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền (các đảo, quần đảo, các vùng biển); Hai là vấn đề tự do hàng hải, hàng không; Ba là vấn đề đấu tranh giữa các cường quốc.

Trong chương 1, tôi cũng đã phân tích khá rõ ràng các lợi ích của Mỹ trên Biển Đông. Những lợi ích này chính là động lực chính để Mỹ can dự vào vấn đề Biển Đông và cũng là lý do khiến vấn đề Biển Đông trở thành một trong các nhân tố quan trọng trong chiến lược xoay trục Châu Á của Mỹ. Trong đó, lợi ích của nước Mỹ ở Biển Đông bao gồm: Lợi ích về kinh tế - tự do hàng hải, hàng không và lợi ích về an ninh chiến lược.

Chƣơng 2

CHIẾN LƢỢC XOAY TRỤC CHÂU Á VÀ

NHỮNG CHÍNH SÁCH CỦA MỸ VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Biển Đông trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)