Thay đổi cán cân quyền lực ở khu vực Biển Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Biển Đông trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ (Trang 81 - 83)

Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

3.1. Tác động của chiến lƣợc xoay trục Châ uÁ đến vấn đề Biển Đông

3.1.1. Thay đổi cán cân quyền lực ở khu vực Biển Đông

Thực tế đã chứng minh, Mỹ là một “siêu cường” của thế giới, không thể phủ nhận sức mạnh vượt trội và vai trò quốc tế của nước Mỹ. Trước khi Mỹ chính thức lên tiếng và có những chính sách, những hành động cụ thể đối với vấn đề Biển Đông (hay nói cách khác là trước khi Mỹ đưa ra chiến lược “Xoay trục Châu Á”). Thời điểm đó rõ ràng cán cân quyền lực trên Biển Đông (trong phạm vi các quốc gia trực tiếp có tranh chấp) đã nghiêng về phía Trung Quốc. Bởi lẽ Trung Quốc là nước có sức mạnh lớn nhất, chiếm ưu thế về mọi mặt so với tất cả các quốc gia còn lại trong khu vực Biển Đông. Ưu thế quyền lực của Trung Quốc được coi là có khả năng kiểm soát toàn bộ Biển Đông. Với đà phát triển của Trung Quốc hiện nay, cán cân quyền lực khu vực có xu hướng tiếp tục nghiêng về Trung Quốc và sự mất cân bằng quyền lực trong khu vực đang ngày càng sâu sắc. Điều này lý giải cho sự mạnh bạo không ngừng của Trung Quốc trên Biển Đông, họ sử dụng ưu thế này để chèn ép, lấn át, đe dọa, thậm chí không ngần ngại sử dụng vũ lực trong cục diện tranh chấp trên Biển Đông. Trong vòng 20 năm, tính tứ 1974 đến 1994 Trung Quốc đã ít nhất 2 lần sử dụng vũ lực ở quy mô lớn bằng lực lượng quân đội, với sự tham gia của cả hải quân và không quân (sự kiện đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và quần đảo Trường Sa năm 1988) và rất

nhiều lần sử dụng vũ lực bằng lực lượng chấp pháp có vũ trang (tấn công, bắt bớ các thuyền đánh cá; quấy nhiễu, cản trở các tàu thăm dò, nghiên cứu của Việt Nam, Phi-líp-pin).

Khi tiến hành chiến lược “Xoay trục Châu Á”, nước Mỹ muốn chứng minh với bạn bè và đồng minh tại khu vực rằng: người Mỹ cam kết duy trì một sự cân bằng lực lượng ở Châu Á, không cho phép Trung Quốc áp đặt quyền thống trị khu vực hoặc đơn phương đạt được mục tiêu của mình bằng đe dọa sức mạnh và cưỡng chế chủ quyền. Bản thân những luồng công luận trong lòng Trung Quốc cũng cho rằng những chính sách, những động thái của Mỹ trong chiến lược “Xoay trục Châu Á”, thậm chí dù không cố ý, đang khuyến khích các nước trong khu vực tin rằng họ có thể thách thức Trung Quốc nếu có Mỹ bảo hộ và nguyên nhân khiến một số nước thoải mái như vậy có thể liên quan đến việc điều chỉnh địa chiến lược của Mỹ [53].

Cho đến thời điểm này, ưu thế quân sự của Mỹ đã ngăn chặn Trung Quốc vượt qua ngưỡng cửa xung đột. Trong Báo cáo Chiến lược an ninh biển châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ do Bộ Quốc phòng Mỹ công bố ngày 21-8- 2015 khẳng định “Trong 70 năm qua, sự hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã đóng một vai trò sống còn trong việc củng cố hòa bình, ổn định và an ninh khu vực. Sự hiện diện này đã hỗ trợ cho sự thịnh vượng và tăng trưởng kinh tế to lớn trên khắp khu vực và tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy các nguồn lực và thương mại lưu thông khắp các tuyến đường thủy quan trọng của châu Á. Việc Mỹ tiếp tục ngăn chặn và phòng ngừa xung đột trong khu vực trọng yếu này nằm trong lợi ích của tất cả các quốc gia, chứ không chỉ riêng những nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Khi môi trường an ninh biển tiếp tục phát triển, nhiệm vụ này đang trở nên đầy thách thức hơn. Nhưng không nên nghi ngờ rằng Mỹ sẽ duy trì sự hiện diện và khả năng quân sự cần thiết để bảo vệ lợi ích của chúng ta và lợi ích của các đồng minh và đối tác của chúng ta chống lại các mối đe dọa

tiềm tàng trong lĩnh vực hàng hải.” [77]. Với chiến lược “Xoay trục Châu Á”, Mỹ đã tăng cường sự can dự của mình tại khu vực Châu Á trong tất cả các lĩnh vực: chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hóa và đặc biệt là quân sự. Việc Mỹ tăng cường sự hiện diện về quân sự ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung và khu vực Biển Đông nói riêng đã có tác động lớn đối với tình hình trong khu vực. Sự hiện diện này thể hiện quyết tâm của Mỹ, nó như một yếu tố “răn đe” chiến lược đối với các hành động của Trung Quốc, khiến Trung Quốc phải cân nhắc kỹ đến các “nguy cơ” và “cái giá phải trả” trong việc gia tăng các hành động “hung hăng” nhằm áp đặt các yêu sách chủ quyền phi pháp của mình trên Biển Đông.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Biển Đông trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)