Vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, tranh chấp các vùng biển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Biển Đông trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ (Trang 28 - 35)

Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

1.2. Vấn đề Biển Đông

1.2.2. Vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, tranh chấp các vùng biển

1.2.2.1. Tranh chấp chủ quyền các đảo, quần đảo

Trên biển Đông có hai quần đảo lớn nhất, đó là quần đảo Hoàng Sa (tên quốc tế là Paracel Islands, Trung Quốc gọi là Tây Sa) và quần đảo Trường Sa (tên quốc tế là Spratly Islands, Trung Quốc gọi là Nam Sa). Xung quanh vấn đề chủ quyền của hai quần đảo này này sinh nhiều mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp.

a) Trên quần đảo Hoàng Sa

Quần đảo Hoàng2 Sanằm trong khoảng vĩ độ 150 45‟ đến 170 15‟ Bắc, kinh độ 1110

đến 1130 Đông. Hoàng Sa là một quần đảo nằm án ngữ ngang cửa vào của vịnh Bắc Bộ, cách đảo Lý Sơn (Cù Lao Ré) hơn 120 hải lý, hòn đảo ở gần đảo Hải Nam (Trung Quốc) nhất cũng cách khoảng 140 hải lý. Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 hòn đảo, đá, cồn san hô, bãi cát nằm rải trên một vùng biển rộng từ Tây sang Đông khoảng 100 hải lý, từ Bắc xuống Nam khoảng 85 hải lý, chiếm diện tích biển khoảng 15000 km2 [16, tr.5].

Có thể khẳng định rằng, tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa là tranh chấp giữa hai nước (Trung Quốc và Việt Nam), ba bên ( trong đó Đài Loan lấy danh nghĩa của Trung Hoa Dân Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa). Việt Nam là quốc gia đưa ra được nhiều bằng chứng chứng minh chủ quyền hợp pháp của mình trên quần đảo Hoàng Sa, bằng rất nhiều tài liệu lịch sử có giá trị và thuyết phục. Liên tục trong vào trăm năm liền, các triều đình phong kiến Việt Nam đã thực hiện khai phá, chiếm hữu, xác lập chủ quyền và thực hiện chủ quyền của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp phải bất kỳ sự phản đối của bất kỳ quốc gia nào. Trong khoảng 70 năm, với tư cách là người đại diện cho Việt Nam trong quan hệ đối ngoại, chính quyền Pháp tại Đông Dương đã tiếp tục cai quản và khai thác hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 14-10-1950, Chính phủ

2

Pháp chính thức trao lại cho Chính phủ Bảo Đại việc quản lý và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa[6, tr.48]. Kể từ thời gian này cho đến trước năm 1955, Chính phủ Bảo Đại là đại diện hợp pháp của Nhà nước Việt Nam thực hiện chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 28-4-1956, quân đội viễn chinh Pháp rời khỏi miền Nam Việt Nam, Bộ tổng chỉ huy các lực lượng liên hiệp Pháp giải tán. Nước Việt Nam lúc này tạm thời bị chia cắt làm hai miền, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm vào khu vực quản lý của Chính Quyền Sài Gòn [3, tr.16]. Chính quyền Sài Gòn và sau đó là cả Chính quyền Sài Gòn và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, cũng đều thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tuy nhiên, năm 1956, lợi dụng tình hình Việt nam có nhiều rối ren, Trung Quốc đã cho quân đội ngụy trang thành ngư dân, bất ngờ đổ bộ lấn chiếm nhóm đảo phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Tiếp tục lợi dụng tình hình nhân dân Việt Nam đang phải tập trung vào nhiệm vụ thống nhất đất nước, tháng 1-1974 phía Trung Quốc đã huy động một lực lượng quân sự lớn, bao gồm cả hải quân và không quân, đánh chiếm nốt nhóm đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa, hoàn toàn thực hiện kiểm soát hoàn toàn quần đảo này vào tháng 2/1974. Kể từ 1974 cho đến hiện nay, Trung Quốc vẫn đang chiếm đóng trái phép và xây dựng nhiều công trình quân sự kiên cố trên quần đảo này. Cũng kể từ thời điểm đó, Việt Nam luôn kịch liệt phản đối hành động chiếm đóng trái phép của Trung Quốc và liên tục đưa ra các tuyên bố khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

b) Trên quần đảo Trường Sa

Quần đảo Trường Sa (tên quốc tế là Spratly Islands) là một quần đảo nằm ở phía Đông Nam của Biển Đông. Trong khoảng vĩ độ 60 50‟ đến 120 vĩ Bắc và 1110 30‟ đến 1170 20‟ kinh Đông, nằm trên một vùng biển từ Tây

sang Đông rộng khoảng 350 hải lý, từ Bắc xuống Nam khoảng trên 360 hải lý, chiếm diện tích khoảng 160.000 – 180.000 km23. Hòn đảo gần nhất là đảo Trường Sa, cách vịnh Cam Ranh 250 hải lý, cách đảo Hòn Hải thuộc huyện đảo Phú Quý 210 hải lý[15, tr.7]. Quần đảo Trường Sa đã được các nhà nước Việt Nam khai phá, xác lập và khẳng định chủ quyền từ lâu đời, tuy nhiên nhiều quốc gia trong khu vực đã ngang nhiên tuyên bố chủ quyền một phần, thậm chí toàn bộ quần đảo này, trong đó một số quốc gia đã chiếm đóng trái phép và cho quân đồn trú trên thực địa. Hiện nay trên quần đảo Trường Sa có mặt lực lượng của 4 nước 5 bên và yêu sách về chủ quyền có 5 nước 6 bên, cụ thể như sau:

+ Việt Nam: Thực hiện chủ quyền và đóng giữ 21 đảo: gồm 9 đảo nổi, 12 đảo đá ngầm với 33 điểm đóng quân (9 đảo nổi: Đảo Trường Sa, Trường Sa Đông, An Bang, Sinh Tồn Đông, Phan Vinh, Song Tử Tây, Nam Yết, Sinh Tồn, Sơn Ca. 12 đảo đá ngầm: Đá Nam, Đá Lớn, Đá Lát, Đá Đông, Đá Tây, Đá Thị, Thuyền Chài, Cô Lin, Len Đao, Tiên Nữ, Núi Le, Tốc Tan)... Và nắm giữ các đảo, các bãi cát ven đó không có người nhưng đã nằm trong tầm kiểm soát của Việt Nam.

+ Trung Quốc: Đánh chiếm 7 đảo đá: Chữ Thập, Châu Viên, Gạc Ma, Xu Bi, Huy Gơ, Ga Ven năm 1988, và tháng 1/1995 đánh chiếm bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef).

+ Đài Loan: Chiếm đóng đảo Ba Bình năm 1956, cắm mốc bãi cạn Bàn Than năm 2005.

+ Phi-líp-pin: Chiếm đóng 9 đảo: Song Tử Đông, Thị Tứ, Đảo Dừa, Loại Ta, Loại Ta Tây, Bình Nguyên, Vĩnh Viễn, Công Do, Bãi cạn Cỏ Mây.

+Ma-lay-si-a: Chiếm đóng 7 đảo: Lusia, Sắc Lốt, Hoa Lau, Kiệu Ngựa, Kỳ Vân, Én Ca, Thám Hiểm.

3

1.2.2.2. Mâu thuẫn, tranh chấp các vùng biển theo Công ước về Luật biển Quốc tế 1982.

Ngày 10/12/1982, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật biển 1982), tên tiếng Anh là: United Nations

Convention on the Law of the Sea, hay thường được gọi tắt là UNCLOS 1982,

được 107 quốc gia, trong đó có Việt Nam, ký tại Montego Bay, Jamaica (tính đến nay, số quốc gia ký là 157), đánh dấu thành công của Hội nghị LHQ về Luật biển lần thứ 3, với sự tham gia của trên 150 quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế, kể cả các tổ chức quốc tế phi chính phủ, cùng xây dựng nên một Công ước mới về Luật biển, được nhiều quốc gia, kể cả những quốc gia không có biển, cùng chấp nhận. Tính đến nay, đã có 161 quốc gia và tổ chức quốc tế tham gia Công ước Luật Biển năm 1982, trong đó có 7 quốc gia trong khu vực Biển Đông, là Việt Nam, Trung Quốc, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xi-a, Phi- líp-pin, Xinh-ga-po, Bru-nây .

Áp dụng Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc vào điều kiện cụ thể của biển Đông chúng ta thấy mấy điểm cơ bản sau đây:

- Thứ nhất, các quốc gia ven Biển Đông có chủ quyền đối với nội thủy

và lãnh hải 12 hải lý kể từ đường cơ sở của mình. Đáng lưu ý là theo luật biển quốc tế những năm 40 - 50 của thế kỷ trước, vùng lãnh hải của các quốc gia ven biển chỉ có 3 hải lý và toàn bộ phía ngoài 3 hải lý đó là vùng biển quốc tế. Như vậy, Công ước đã mở rộng phạm vi vùng lãnh hải của các quốc gia ven Biển Đông thêm 9 hải lý.

- Thứ hai, mỗi quốc gia ven Biển Đông có quyền chủ quyền đối với

vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa tối thiểu 200 hải lý của mình. Chiều rộng của hai vùng biển này đều được đo từ đường cơ sở dùng để tính lãnh hải. Trong trường hợp thềm lục địa thực tế lớn hơn 200 hải lý thì quốc gia ven Biển Đông có thể mở rộng thềm lục địa của mình đến 350 hải lý với điều kiện tuân thủ đúng các quy định và thủ tục nêu trong Công ước Luật

biển 1982. Mỗi quốc gia ven Biển Đông có toàn quyền thăm dò, khai thác tài nguyên trong các vùng biển của mình, đặc biệt là trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, để phục vụ đời sống nhân dân và phát triển đất nước. Mỗi quốc gia ven Biển Đông có toàn quyền quyết định cho phép hay không cho phép các quốc gia khác khai thác tài nguyên trong các vùng biển của mình. Mỗi quốc gia ven Biển Đông có nghĩa vụ tôn trọng các quyền chủ quyền đó của các quốc gia láng giềng khác ven Biển Đông. Đồng thời, phù hợp các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982, các quốc gia ven Biển Đông có nghĩa vụ tôn trọng quyền của các quốc gia khác được tự do hàng hải, tự do hàng không ở trong vùng đặc quyền kinh tế và ở vùng trời trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển.

Do chiều rộng của một số khu vực ở Biển Đông (như Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan) hẹp hơn 400 hải lý, nên một phần vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia láng giềng chồng lấn lên nhau. Từ đó nảy sinh một số tranh chấp giữa các quốc gia ven Biển Đông về ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa như giữa Việt Nam và Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ; Ma- lai-xi-a và Thái-Lan, giữa Thái Lan và Cam-pu-chia, giữa In-đô-nê-xi-a và Ma- lai-xi-a; giữa Việt Nam và Thái Lan, Ma-lai-xi-a ở Vịnh Thái Lan Các khu vực chồng lấn này đã và đang từng bước được Việt Nam và các nước hữu quan giải quyết thỏa đáng theo các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982.

1.2.2.3. Đường yêu sách đứt khúc 9 đoạn hình “lưỡi bò” của Trung Quốc

Trong các quốc gia có yêu sách chủ quyền tại Biển Đông thì Trung Quốc là nước có yên sách lớn nhất, chiếm khoảng 80% diện tích khu vực Biển Đông. Yêu sách này được thể hiện qua “đường đứt khúc 9 đoạn” hình “lưỡi bò”. Đây là một đường yêu sách chủ quyền phi lý, không dựa trên bất cứ tập quán hay luật pháp quốc tế nào.

Đường lười bò (còn gọi là đường chữ U) ở Biển Đông được một nhân vật người Trung Quốc tên là Hu Jinjie vẽ lần đầu tiên vào tháng 12 năm 1914,

sau khi nước Trung Hoa Dân Quốc giành lại nhóm đảo Dongsha (Pratas) từ tay Nhật Bản (1909). Các bản đồ của Trung Quốc xuất bản những năm 1920 và 1930 sau đó đều dựa trên bản vẽ của Hu về vùng biển này. Đường chữ U được Bai Meichu, một viên chức Trung Hoa

sử dựng lại vào cuối năm 1947[22, tr.4]. Các vùng phía bên trong đường này được Trung Quốc coi là “các vùng nước lịch sử”.

Một số tính toán sơ bộ về diện tích mà “đường đứt khúc 9 đoạn” hình “lưỡi bò” của Trung Quốc mâu thuẫn, ăn sâu vào vùng biển của các nước (theo Công ước về Luật biển Quốc tế 1982) như sau: Việt Nam 1.170.000 km2, Phi-líp-pin 620.000 km2. Ma-lai-xi-a 170.000 km2, Bru-nây 50.000 km2 và In-đô-nê-xi-a 35.000 km2

[117].

Để củng cố yêu sách này tại Biển Đông, trong những năm gần đây Trung Quốc đã không ngừng tăng cường các hành động đơn phương, gây căng thẳng và đe dọa đến hòa bình, an ninh của khu vực. Từ năm 2008, Trung Quốc đã tăng cường tuần tra hải quân (sử dụng tàu ngầm, tàu khảo sát và tàu chiến trên mặt nước) trong vùng mà Bắc Kinh yêu sách; ngang ngược áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá, tăng cường các hoạt động của lực lượng chấp pháp trên biển, bắt bớ, khủng bố ngư dân các nước; ngang nhiên tiến hành các hoạt động thăm dò, khảo sát và mời thầu các lô dầu khí trong thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam; đe doạ các công ty dầu khí nước ngoài đang hoạt động hợp tác với một số quốc gia ven Biển Đông...vv.

Dư luận quốc tế lo ngại, trong tương lai khi Trung Quốc đã cũng cố được yêu sách “đường đứt khúc 9 đoạn” của mình thì an ninh cũng như vấn đề tự do hàng hải, hàng không trong khu vực sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Các tuyến giao thông hàng hải chiến lược đi qua vùng Biển Đông sẽ chịu sự kiểm soát gắt gao của Trung Quốc, thậm chí là bị gián đoạn. Yêu sách “đường đứt khúc 9 đoạn” hình lưỡi bò của Trung Quốc thực sự đã trở thành mối đe dọa nguy hiểm đối với chủ quyền của các nước ven Biển Đông, đối với hòa bình

và an ninh của khu vực. Đường yêu sách này đã làm cho các vấn đề trên Biển Đông càng trở nên phức tạp, nguy hiểm và khó giải quyết.

1.2.3. Vấn đề tự do hàng hải, hàng không

Trước tình hình các mâu thuẫn, căng thẳng leo thang xoay quanh các yêu sách chủ quyền của các quốc gia ven Biển Đông, đặc biệt là các động thái hung hăng của Trung Quốc trong thời gian những năm gần đây, đã đe dọa nghiêm trọng đến môi trường hòa bình, ổn định của khu vực, trong đó có vấn đề về tự do hàng hải, hàng không.

Như đã phân tích, Biển Đông là một vùng biển có vị trí chiến lược. Vùng biển này nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á. Năm trong số mười tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới. Mỗi ngày có hàng ngàn chuyến tàu và cả các chuyến bay cả dân sự và quân sự đi qua vùng biển này.Tuy nhiên, trong một khu vực biển đang có nhiều tuyên bố chủ quyền, tranh chấp giữa các quốc gia, không ai biết trước được điều gì có thể xảy ra. Đây là mối quan tâm thậm chí là nỗi lo sợ lớn nhất của các quốc gia có tàu thuyền thường xuyên phải di chuyển qua lại hoặc phụ thuộc lớn vào các tuyến hàng hải đi qua vùng biển này. Trong đó, quốc gia quan tâm nhất, có tiếng nói mạnh mẽ nhất đối với vấn đề tự do hàng hải, hàng không trên Biến Đông chính là Hoa Kỳ. Nếu xung đột, thậm chí là chiến tranh xảy ra trên Biển Đông, những tuyến giao thông hàng hải huyết mạch đi qua Biển Đông sẽ bị gián đoạn, thiệt hại về kinh tế sẽ là rất lớn. Một phân tích của Mỹ nêu “Mối đe dọa đối với tự do hàng hải qua biển Đông sẽ phá vỡ nghiêm trọng đến kinh tế khu vực. Sự tăng trưởng của kinh tế và an ninh của Mỹ phụ thuộc vào việc duy trì tự do hàng hải với cả tàu buôn và tàu quân sự” [63].

Một mối lo ngại đối với an ninh hàng hải tại khu vực Biển Đông đó chính là các yêu sách chủ quyền quá mức trên biển. Trong đó, yêu sách “đường đứt khúc 9 đoạn” hình lưỡi bò của Trung Quốc được xem là mối đe

dọa lớn nhất. Đường yêu sách này của Trung Quốc chiếm 80% điện tích của Biển Đông. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường các hành động nhằm củng cố và hiện thực hóa yêu sách chủ quyền của mình trên Biển Đông, những hành động của Trung Quốc đã, đang và sẽ là mối đe dọa không những đối với tự do hàng hải, hàng không mà còn đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định của khu vực. Ngoài ra, một vấn đề nữa đe dọa đến tự do hàng hải đó là, một số quốc gia tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông dọc theo đường bờ biển của họ và xung quanh các cấu trúc địa hình không phù hợp với luật pháp quốc tế. Chẳng hạn, Ma-lai-xi-a tìm cách hạn chế các hoạt động quân sự của nước ngoài bên trong EEZ của nước này [77].

Cướp biển cũng là một vấn nạn lớn đe dọa trực tiếp đến tự do hàng hải

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Biển Đông trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)