Biển Đông là nơi để Mỹ thể hiện vai trò quốc tế và can dự sâu vào

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Biển Đông trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ (Trang 52 - 55)

Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

2.2. Vị trí của Biển Đông trong chiến lƣợc xoay trục Châ uÁ

2.2.2. Biển Đông là nơi để Mỹ thể hiện vai trò quốc tế và can dự sâu vào

vào tình hình khu vực

Trước những diễn biến phức tạp về tình trạng mâu thuẫn, tranh chấp chủ quyền của các bên liên quan trong khu vực Biển Đông, Mỹ sẽ coi đây như một môi trường tốt để thể hiện vai trò quốc tế của mình và can dự sâu hơn vào khu vực. Trên thế giới, vị thế siêu cường của Mỹ sa sút sau gần một thập kỷ sa lầy trong hai cuộc chiến ở I-rắc và Áp-ga-ni-xtan và gần đây là cuộc chiến với tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS. Trong khi đó, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với nhiều nền kinh tế phát triển năng động có vai trò ngày càng quan trọng đối với an ninh và thịnh vượng của Mỹ. Ðặc biệt, tại khu vực này Trung

Quốc đang trỗi dậy, ngày càng nắm vai trò không thể thiếu trong nhiều vấn đề khu vực và toàn cầu. Chính vì vậy, Mỹ đã có sự điều chỉnh chính sách và chuyển trọng tâm sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Biển Đông sẽ là một “cánh cửa”, một “lý do” rất hợp lý để Mỹ thực hiện chiến lược “Xoay trục Châu Á”.

Thứ nhất, đối với nội bộ nước Mỹ, như đã đề cập ở những phần trước, xuất phát từ chính yêu cầu của việc bảo đảm các lợi ích của nước Mỹ ở thời điểm hiện tại và tương lai tại khu vực Châu Á nói chung và khu vực Biển Đông nói riêng, mà chính quyền của Tổng thống Obama đã chú ý nghiên cứu và đưa ra chiến lược “xoay trục Châu Á”. Đây cũng là lý do vô cùng thuyết phục để chính phủ của ông Obama có thể nhận được sự ủng hộ của lưỡng viện, sự ủng hộ của công chúng và đông đảo người dân Hoa Kỳ đối với chủ trương “Xoay trục Châu Á” và các chính sách cụ thể hướng về Châu Á, các chính sách can dự vào vấn đề Biển Đông.

Thứ hai, thực hiện chiến lược “Xoay trục Châu Á” bản thân nước Mỹ rất muốn mở rộng và sâu sắc hơn nữa tầm ảnh hưởng của mình ở khu vực. Từ sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, sự hiện diện và ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á bị sa sút nhiều. Chính vì vậy, để tăng cường vai trò, tầm ảnh hưởng cũng như sự hiện diện của mình tại khu vực này thì Biển Đông đúng là một cánh cửa rất tốt để nước Mỹ thực hiện ý đồ đó.

Thứ ba, Mỹ là siêu cường của thế giới, bản thân nước Mỹ luôn coi mình có vai trò và xứ mệnh to lớn đối với hòa bình và an ninh trên thế giới hay nói cách khác, nước Mỹ luôn muốn thể hiện vai trò “lãnh đạo thế giới” của mình. Trong nhiều thập kỷ qua, chúng ta thấy sự xuất hiện của quân đội Mỹ, của các chính khách Mỹ ở khắp các Châu lục trên thế giới. Ở các nơi mà Mỹ đã can dự vào, chúng ta đều nhận thấy rằng, đó đều là những “điểm nóng” phức tạp về chính trị về an ninh. Trong cân bằng chiến lược ở Châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ là siêu cường chủ chốt, mang lại ổn định và an ninh giúp

cho tất cả các quốc gia phát triển và lớn mạnh trong hoà bình; “sự cân bằng giữa các nước lớn ở Đông Bắc Á - Mỹ đã duy trì an ninh và ổn định trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và do đó làm cho khu vực này đạt được sự

tăng trưởng kinh tế cao khu vực đã đạt được”[58].

Biểu hiện rõ nét nhất cho sự tăng cường can dự của Mỹ vào khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông nói riêng bắt đầu từ nhiệm kỳ của Tổng thống Obama và trợ thủ đắc lực của ông, Ngoại trưởng Hillary Clinton. Vào tháng 7-2009, bà Hillary Clinton đã đến dự Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), sau rất nhiều năm vắng bóng người đứng đầu ngành ngoại giao Hoa Kỳ. Trong dịp này, Ngoại trưởng Mỹ đã ký Hiệp ước hợp tác hữu nghị ASEAN, mở đường cho việc Mỹ tham gia sâu vào công việc của khu vực Đông Nam Á và trở thành thành viên của Hội nghi Thượng đỉnh Đông Á. Trong chuyến công du Châu Á đầu tiên trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton đã tuyên bố chủ trương “trở lại Châu Á” của Mỹ. Trong chuyến công du này, bằng việc Đến cuối năm 2010, chính sách “trở lại Châu Á” được phát triển dưới cái tên “tái cân bằng lực lượng” hay còn gọi là “xoay trục”, nhằm chuyển trọng tâm chiến lược của Mỹ từ Châu Âu, Trung Đông sang Châu Á-Thái Bình Dương. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã viết như sau trên tạp chí Foreign Affairs: “Tương lai chính trị sẽ được quyết định tại Châu Á, chứ không phải ở Ápganixtan hay ở Irắc, và nước Mỹ sẽ

đứng ở trung tâm trong các diễn tiến chính trị của khu vực này” [50]. Sự can

dự sâu vào khu vực Châu Á của Mỹ còn thể hiện qua việc Tổng thống Mỹ đã tiến hành 4 cuộc gặp cấp cao với các nhà lãnh đạo của các quốc gia ASEAN và tham dự 2 cuộc gặp Thượng đỉnh Đông Á.

Mỹ đã có nhiều bước đi nhằm tăng cường sự can dự vào các thể chế khu vực, chẳng hạn như việc tăng thêm một chức vụ Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề đa phương trong Cục Đông Á-Thái Bình Dương (Bộ Ngoại giao) và bổ nhiệm Đại sứ tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Mỹ cũng đã ký Hiệp ước Hợp tác và Hữu nghị ASEAN, cử đại diện cấp cao hơn (cấp nhà nước) tới dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) và ở cấp ngoại trưởng tới dự Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF). Năm 2012, bà Hillary Clinton (khi đó là Ngoại trưởng) cũng đã tham dự Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương (PIF) và là quan chức cấp cao nhất của Mỹ tham dự diễn đàn từ trước tới nay.

Ngoài ra, Mỹ theo đuổi một loạt các sáng kiến hợp tác với các thể chế đa phương Châu Á, trong đó có các vấn đề năng lượng, y tế thông qua Sáng kiến Hạ lưu sông Mekong (LMI), đầu tư và thương mại thông qua APEC, tăng trưởng kinh tế và biến đổi khí hậu thông qua ASEAN, tội phạm xuyên quốc gia và năng lượng sạch thông qua EAS. Mỹ sẽ tiếp tục đẩy mạnh và nhân rộng các sáng kiến mới được đề xuất tại diễn đàn APEC, chẳng hạn như lập quỹ tài trợ cải thiện tính liên tục của nguồn cung sản phẩm, thành lập Nhóm làm việc về minh bạch và chống tham nhũng. Bên cạnh đó, Mỹ sẽ tăng cường các nỗ lực hợp tác khu vực trong lĩnh vực cứu trợ nhân đạo, khắc phục thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, chẳng hạn như trong vụ tìm kiếm máy bay mất tích tại Ma-lai-xi-a…vv.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Biển Đông trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)