Trung lập tương đối với những yêu sách chủ quyền lãnh thổ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Biển Đông trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ (Trang 95 - 98)

Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

3.2. Các xu hƣớng chính về vấn đề Biển Đông trong chiến lƣợc xoay

3.2.3. Trung lập tương đối với những yêu sách chủ quyền lãnh thổ

Vì là quốc gia ngoài khu vực Biển Đông, không phải là một bên tham gia yêu sách chủ quyền tại khu vực Biển Đông cho nên Mỹ không có liên quan trực tiếp đến những tranh chấp phát sinh từ việc yêu sách chủ quyền đối với các đảo, san hô, bãi đá ở Biển Đông. Mặt khác, để tránh bị cuốn sâu vào

các tranh chấp giữa các quốc gia tại khu vực sẽ gây cho nước Mỹ nhiều bất lợi. Chính quyền Mỹ tuy luôn tuyên bố không ủng hộ bên nào trong các yêu sách về chủ quyền lãnh thổ, nhưng lại có xu hướng phản đối các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Chính vì vậy, thái độ và chính sách của Mỹ đối với các yêu sách chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông chỉ mang tính chất trung lập tương đối và có xu hướng càng ngày càng nghiêng dần về việc ủng hộ những yêu sách của các nước ASEAN.

Trong lần đầu tiên đưa ra một tuyên bố chính thức về vấn đề Biển Đông vào năm 1995, sau sự kiện căng thẳng giữa Phi-líp-pin và Trung Quốc xung quanh vụ việc bãi Vành Khăn (Mischief Reef), Mỹ đã khẳng định sự trung lập của mình đối với vấn đề này: “Mỹ không đứng về bên nào về mặt pháp lý trong các yêu sách chủ quyền đối với các đảo, san hô, bãi, đá ở Biển Đông” [83].

Như đã phân tích, từ năm 2009, khi nhiệm kỳ Tổng thống của ông Obama bắt đầu và là thời kỳ nước Mỹ có nhiều thay đổi trong chính sách đối ngoại, khi bắt đầu tuyên bố “xoay trục Châu Á”. Chiến lược này thể hiện tầm nhìn và quyết tâm của nước Mỹ trở lại và khẳng định vị trí tại khu cực Châu Á. Ngoại trưởng Mỹ bà Hillary Clinton mạnh mẽ tuyên bố: “Tương lai của chính trị sẽ được quyết định ở Châu Á chứ không phải là Afghanistan hay Iraq và Mỹ sẽ ở ngay trung tâm của cuộc chơi” [50].

Nước Mỹ đã chuyển trọng tâm sang Châu Á, tham gia sâu hơn và can thiệp nhiều hơn vào các vấn đề của khu vực này, trong đó có vấn đề Biển Đông. Tháng 7 năm 2010, tại Diễn đàn Khu vực ASEAN, Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton đã tuyên bố công khai về chính sách của Mỹ liên quan đến vấn đề Biển Đông, một tuyên bố công khai ở cấp cao nhất của Mỹ tính đến thời điểm đó. Trong tuyên bố của mình, Ngoại trưởng Cliton đã tái khẳng định những yếu tố cốt lõi về tuyên bố chính sách năm 1995, trong đó tiếp tục khẳng định không đứng về bên nào trong các tuyên bố yêu sách lãnh thổ. Với tuyên bố mới về chính sách năm 2010, Mỹ cho thấy là mình đã lên kế hoạch

đầy đủ để vừa duy trì tính trung lập trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ (quyền tài phán trên biển và chủ quyền lãnh thổ) trong khi vẫn tăng cường sự can dự của mình trong tranh chấp. Tuy nhiên, khác với những tuyên bố trước đây, trong tuyên bố lần này Mỹ đã nêu đích danh Trung Quốc và lên án những hoạt động của nước này xung quanh bãi cạn Scarborough và việc thành lập thành phố Tam Sa. Tuyên bố nêu rõ: “việc Trung Quốc nâng cấp hành chính thành phố Tam Sa và thiết lập một điểm đồn trú quân sự mới ở đó có trách nhiệm bao trùm lên các khu vực tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa là trái với các nỗ lực hợp tác ngoại giao nhằm giải quyết những sự khác biệt và có nguy cơ làm leo thang căng thẳng ở trong khu vực”. Rõ ràng đây là một thay đổi lớn trong chính sách của Mỹ đối với các yêu sách chủ quyền. Việc chính quyền Mỹ phê phán những hành động leo thang căng thẳng tại bãi cạn Scarborough của Trung Quốc, đặc biệt là hoạt động nâng cấp hành chính cái gọi là thành phố Tam Sa, ở một mức độ nhất định nó đã chống lại các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc và như vậy tính trung lập đã không còn hoàn toàn là một nguyên tắc bất di bất dịch và chỉ mang tính chất tương đối. Mỹ đã dần nghiêng về hướng chỉ trích và chống lại các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông.

Năm 2014, Mỹ lại tiếp tục có những động thái cho thấy xu hướng tăng cường phản đối các yêu sách chủ quyền và những hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông. Trong phát biểu điều trần tại Hạ viện Hoa Kỳ hôm 05-2-2014, ông Daniel Russel - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, đã lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích việc Trung Quốc có những hành động đơn phương khiêu khích, gây bất ổn ở Biển Đông, ông này nhấn mạnh: “Những hành động này đã làm gia tăng căng thẳng tại khu vực và những mối quan ngại về mục tiêu của Trung Quốc tại Biển Đông và Biển Hoa Đông”; đồng thời khẳng định “Trước hết chúng ta (Hoa Kỳ) có lập trường mạnh mẽ đối với hành vi liên quan đến bất kỳ một yêu sách nào và kiên quyết phản đối việc đe dọa, sử dụng vũ lực hay vũ

trang để đòi hỏi yêu sách chủ quyền. Thứ hai, chúng ta có quan điểm mạnh mẽ rằng yêu sách biển phải phù hợp với luật tập quán quốc tế” [69].

Đặc biệt, trong vòng 5 tháng (từ tháng 7 đến tháng 12) cả hai Viện của Quốc hội Mỹ đều nhất trí thông qua liên tiếp 2 nghị quyết chuyên biệt về vấn đề Biển Đông (Nghị quyết S.Res.412 và Nghị quyết H.Res.714). Cả hai nghị quyết này đều lên án các yêu sách lãnh thổ và hành động của Trung Quốc là không thể biện minh theo luật pháp quốc tế như đã được nêu rõ trong UNCLOS và là một hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực, vi phạm DOC mà Trung Quốc đã ký với ASEAN năm 2002; lên án việc cưỡng chế, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực gây cản trở các hoạt động hàng hải, hối thúc chính phủ Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 cùng các lực lượng ra khỏi các vị trí hiện nay, ngay lập tức trả mọi việc trở về nguyên trạng trước ngày 1-5-2014.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Biển Đông trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)