Chính sách Biển Đông của Mỹ từ những năm đầu thập niên 70 đến

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Biển Đông trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ (Trang 59 - 62)

Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

2.3. Những chính sách của Mỹ về vấn đề Biển Đông

2.3.1. Chính sách Biển Đông của Mỹ từ những năm đầu thập niên 70 đến

đến trước năm 2009

Trong cục diện tranh bá với Liên Xô thời kỳ chiến tranh lạnh, tận dụng những mâu thuẫn tồn tại giữa Liên Xô và Trung Quốc, Mỹ đã chủ động có những động thái làm ấm lên quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Năm 1972,

Tổng thống Mỹ Nixon đã có chuyến thăm chính thức Trung Quốc, mở ra thời kỳ hòa hoãn và câu kết Mỹ-Trung trong chiến lược. Chính quyền Mỹ thực hiện chính sách “mơ hồ” đối với vấn đề chủ quyền Biển Đông, thực chất là làm ngơ cho Trung Quốc từng bước lấn chiếm Biển Đông. Một số tư liệu giải mật gần đây của Bộ Ngoại giao Mỹ cho người ta biết rõ hơn về thái độ “thấy chết mà không cứu” của Mỹ trong các vụ tranh chấp tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa năm 1974, năm 1995 [101].

Thời gian trước khi chiến tranh lạnh kết thúc, có thể nhận thấy rằng chính quyền Mỹ vẫn “khá thờ ơ” với các vấn đề trên Biển Đông, các chính sách của Mỹ đối với vấn đề đến Biển Đông chủ yếu là mang tính phản ứng, trong đó lập trường nhất quán là giữ thế trung lập, không can thiệp, không công khai ủng hộ bên nào trong các tranh chấp. Tuy nhiên, kể từ sau sự kiện xung đột giữa Trung Quốc và Phi-líp-pin trên bãi Vành Khăn, khi Phi-líp-pin phát hiện phía Trung Quốc xây dựng các công trình tại khu vực này và đã có những phản ứng rất mạnh mẽ (bao gồm cả việc điều tàu quân sự đến vùng tranh chấp), phía Trung Quốc cũng đáp lại bằng những hành động còn mạnh mẽ hơn, đẩy nguy cơ bùng phát thành xung đột vũ trang giữa các bên. Trước tình hình đó, Mỹ đã lần đầu tiên công khai đưa ra quan điểm của mình về vấn đề Biển Đông. Một trong những động thái sớm nhất, gửi đi tín hiệu về lập trường của Mỹ về vấn đề Biển Đông là việc Bộ Quốc phòng mỹ đưa ra tuyên bố: “Mỹ coi những vùng biển sâu ở biển Nam Trung Hoa là vùng biển chung của quốc tế. Lợi ích chiến lược của Mỹ trong việc duy trì các tuyến giao thông nối liền Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Đại Tây Dương làm cho Mỹ nhận thấy sự cần thiết phải chống lại bất cứ tuyên bố hải phận nào vượt quá quy định của Công ước quốc tế về Luật Biển” [5, tr.25].

Tháng 5-1995, Mỹ đã tuyên bố chính sách thông qua người phát ngôn Bộ ngoại giao. Trong tuyên bố này, chính sách của Mỹ gồm 5 điểm:

(1) Hòa bình và ổn định: “Mỹ có những lợi ích lâu dài trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.”

(2) Giải quyết hòa bình các tranh chấp: “Mỹ cực lực phản đối việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết các tranh chấp, yêu cầu tất cả các bên kiềm chế và tránh những hành động gây mất ổn định. Mỹ kêu gọi các bên có yêu sách tăng cường những nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến các yêu sách tranh chấp chủ quyền, tính đến lợi ích của tất cả các bên cũng như đóng góp vào hòa bình và phồn vinh trong khu vực. Mỹ sẵn sàng giúp đỡ các bên có yêu sách thúc đẩy quá trình quá trình giải quyết các mâu thuẫn theo cách có lợi nhất cho tất cả các bên.

(3) Tự do hàng hải: “Duy trì tự do hàng hải là lợi ích căn bản của Mỹ. Tự do hàng hải không bị ngăn cản đối với các tàu và máy bay ở Biển Đông là điều thiết yếu cho hòa bình và thịnh vượng toàn khu vực Châu Á Thái Bình Dương, bao gồm cả Mỹ.”

(4) Trung lập đối với các yêu sách chủ quyền: “Mỹ không đứng về bên nào về mặt pháp lý trong các yêu sách chủ quyền đối với các đảo, san hô, bãi, đá ở Biển Đông”.

(5) Tôn trọng các quy định hàng hải, đặc biệt là UNCLOS: “Tuy nhiên, Mỹ sẽ xem xét mối quan tâm của mình đối với bất kỳ yêu sách biển hoặc hạn chế hoạt động trên biển ở Biển Đông mà không phù hợp với luật quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển 1982” [83].

Đến cuối tháng 5/1995, chính sách đối với Biển Đông của Mỹ tiếp tục có bước thay đổi mang tính thực chất khi Mỹ đã công khai lên tiếng ủng hộ Phi-líp-pin và đồng thời chỉ trích Trung Quốc trong sự việc căng thẳng xoay quanh vụ tranh chấp bãi Vành Khăn. Bước sang tháng 6/1995, Hạ viện Mỹ đã thông qua “Dự án Luật lợi ích hải ngoại của Mỹ”, chỉ rõ tự do hàng hải ở Biển Đông là “cực kỳ quan trọng” đối với an ninh quốc gia Mỹ và các nước đồng

minh của Mỹ. Tiếp đến ngày 7/8/1995, lần đầu tiên Mỹ chỉ rõ “Tự do hàng hải ở khu vực này là lợi ích cơ bản của Mỹ” [5, tr.26].

Trong nhiệm kỳ của chính quyền Tổng thống George W. Bush (2001 – 2009), các chính sách của Mỹ về vấn đề Biển Đông là ít can dự và thiếu một chính sách nhất quán. Chính quyền Bush luôn giữ thái độ trung lập, không lên tiếng ủng hộ bất cứ bên nào trong các tranh chấp mà chỉ tập trung vào các vấn đề liên quan đến tự do hàng hài.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Biển Đông trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)