Kiềm chế sự trỗi dậy không phù hợp của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Biển Đông trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ (Trang 55 - 59)

Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

2.2. Vị trí của Biển Đông trong chiến lƣợc xoay trục Châ uÁ

2.2.3. Kiềm chế sự trỗi dậy không phù hợp của Trung Quốc

2.2.3.1. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đe dọa vị trí siêu cường của Mỹ

Đứng đầu thế giới là giấc mơ trăm năm của Trung Quốc. Giấc mơ này tập trung biểu hiện qua lý tưởng phấn đấu của ba nhân vật vĩ đại là Tôn Trung Sơn, Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình. Tôn Trung Sơn là người tiên phong của cuộc cách mạng dân chủ của Trung Quốc, Mao Trạch Đông là người sáng tạo ra Trung Quốc mới, Đặng Tiểu Bình là nhà thiết kế cải cách mở cửa. Đặc trưng chiến lược chung của ba nhân vật vĩ đại này là ở chỗ: Trong mục tiêu quốc gia lớn của Trung Quốc, họ đều là những người theo đuổi chủ nghĩa “đứng đầu thế giới” [27, tr.56] và các thế hệ lãnh đạo tiếp theo của Trung Quốc vẫn luôn kế tục và phát huy mục tiêu này: Cựu lãnh đạo Hồ

Cẩm Đào đưa ra mục tiêu “trỗi dậy hòa bình”, Tân Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình đưa ra “giấc mơ Trung Quốc” và “phục hưng Trung Quốc”. Khi Trung Quốc vượt Mỹ để hoàn thành “giấc mộng trăm năm” thì tiềm lực mọi mặt của họ sẽ mạnh tới mức không ngại đối đầu với bất kỳ quốc gia nào, giống như Mỹ đã từng thể hiện khi còn “tại vị”. Điều này đồng nghĩa với việc “mối đe dọa” đến từ Trung Quốc đối với Mỹ ngày càng gia tăng. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trong thập niên đầu của thế kỉ XXI đã nhanh chóng đưa Trung Quốc trở thành một cường quốc ở khu vực Châu Á. Với những bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao, quốc phòng… sự trỗi dậy của Trung Quốc đã làm thay đổi hệ thống quốc tế và trực tuyến thách thức vai trò truyền thống của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, nhất là trong thời điểm hiện nay khi mà Mỹ đang phải đối phó với các vấn đề ngân sách, hai cuộc chiến kéo dài chưa có hồi kết và sự chia rẽ chính trị trong nước [32, tr.8-17]. Trung Quốc đã nhanh chóng vươn lên vị thế cường quốc trong khu vực và trên thế giới hiện nay. Chính sự trỗi dậy mạnh mẽ này đã đe dọa tới lợi ích cũng như vị trí siêu cường của nước Mỹ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói riêng và trên phạm vi toàn thế giới nói chung.

Về kinh tế, Sau thời gian dài cải cách và mở cửa (1978 – 2009), Trung

Quốc đã thu được những thành tựu bước đầu rất ấn tượng. Ở thời điểm năm 1978, GDP của Trung Quốc chỉ là gần 21 tỷ USD, tức chiếm khoảng 1% của thế giới, thì đến năm 2007 đã tăng lên con số là 3280 tỷ USD, chiếm 5% của thế giới. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, GDP của Trung Quốc đã tăng nhanh một cách kỷ lục với con số từ 1500 tỷ USD năm 2004 lên 4399 tỷ USD vào năm 2008, chiếm tới 5,8% GDP của thế giới, vượt Đức, trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 3 thới giới sau Mỹ và Nhật Bản [89]. Đến năm 2009, GDP của Trung Quốc đã chiếm khoảng 9% của thế giới và đến năm 2010 đã vượt qua Nhật Bản, trở thành nước có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ.

Về chính trị - ngoại giao, sự nổi lên của Trung Quốc với tư cách như một trung tâm kinh tế - chính trị của khu vực Châu Á được biểu hiện rõ nét qua sự chủ động tham gia vào các tổ chức đa phương của khu vực và thế giới. Trung Quốc là thành viên sáng lập của “Tổ chức Hợp tác Thượng Hải” (SCO); “Diễn đàn Bát Ngao” (Boao Forum for Asia); là thành viên trung gian quan trọng của “Thương thuyết 6 bên” về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên; cơ chế ASEAN+1, ASEAN+3, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS); Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS; Hội nghị Cấp cao Đông Bắc Á giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc; Hội nghị BRIC (gồm Brazin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc)…vv.

Về quân sự, với sự phát triển mạnh về kinh tế, việc hiện đại hóa quân

sự của Trung Quốc cũng đang được đẩy mạnh một cách nhanh chóng, đưa nước này trở thành một cường quốc quân sự trong khu vực. Năm 1992, ngân sách dành cho quốc phòng của Trung Quốc chỉ là 12 tỷ USD, chỉ bằng khoảng 3% so với Mỹ (12/380). Nhưng đến năm 2012, con số này đã tăng lên mức 106,4 tỷ USD [112]. Với sự đầu tư mạnh mẽ này, Trung Quốc đang tiến hành đổi mới công nghệ quân sự, mua sắm vũ khí hiện đại, đầu tư cho nghiên cứu chế tạo các loại vũ khí…vv. Hiện nay Trung Quốc đã làm chủ được chế tạo các loại vũ khí, khí tài hiện đại như Su27, 30 và 34, hệ thống tên lửa phòng không S300 và đang đóng tàu sân bay. Những bước tiến dài về công nghệ quốc phòng và vũ trụ của Trung Quốc trong những năm gần đây như: phóng thành công tàu Thần Châu 6, đưa người vào vũ trụ lần thứ 2 vào năm 2006, thử nghiệm tên lửa bắn hạ vệ tinh và phóng phi thuyền không gian “Hằng Nga” lên mặt trăng năm 2007, phóng thành công tàu “Thần Châu 7”…vv.

Sự lớn mạnh không ngừng của Trung Quốc trên mọi mặt, đã làm cho Trung Quốc ngày càng mạnh bạo hơn, kiên quyết hơn và liều lĩnh hơn trong việc thực hiện ý đồ thâu tóm hầu như toàn bộ Biển Đông, kể cả việc phải đối

đầu với các cường quốc khác, trong đó có Mỹ. Thông tấn xã Việt Nam đã có một số nhận định: “An ninh và ổn định của khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong thế kỉ 21 sẽ gặp nguy hiểm khi Trung Quốc đẩy mạnh các chương trình hiện đại hóa quân đội mặc dù không có bất cứ mối đe dọa lớn nào đối với an ninh của Trung Quốc” [37, tr.1-6].

2.2.3.2. Mỹ thực hiện kiềm chế tham vọng vô lý của Trung Quốc

Năm 1905, Theodore Roosevelt - vị tổng thống thứ 26 của nước Mỹ đã tiên đoán rằng: “Lịch sử tương lai của chúng ta (Hoa Kì) sẽ được quyết định bởi vị trí của chúng ta ở Thái Bình Dương đối mặt với Trung Quốc hơn là vị trí của chúng ta ở Đại Tây Dương trực diện với châu Âu” [67, tr.245].

Khi Mỹ thực hiện chủ trương “trở lại Châu Á” và muốn củng cố vị thế của mình ở khu vực Châu Á thì trở ngại lớn nhất, đối thủ nặng ký nhất của Mỹ trong khu vực sẽ là Trung Quốc. Theo Mearsheimer thì, Mỹ “sẽ tìm cách ngăn chặn để cuối cùng sẽ làm cho Trung Quốc suy yếu đến mức nước này không còn khả năng thống trị Châu Á … [đối xử] với Trung Quốc theo cách Mỹ đã từng đối xử với Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh” [4, tr.259]. Mỹ buộc phải ngăn chặn và tạo thế răn đe trước khi Trung Quốc kịp hành động. Thực tế là Mỹ cũng đã nhận ra“sự trỗi dậy hoà bình” của Trung Quốc thực chất chỉ là sự biện minh cho những hành động âm thầm vươn tới đỉnh cao quyền lực [44, tr.16].

Sự lớn mạnh của Trung Quốc đã đang và sẽ đe dọa tới vị trí số 1 của Mỹ, và tham vọng thâu tóm Biển Đông của Trung Quốc cũng đe dọa, xâm hại đến lợi ích, tới an ninh hàng hải của Mỹ và một số cường quốc khác trên thế giới. Đứng trước những mối đe dọa này, hiển nhiên Mỹ sẽ phải có những phản ứng đề tìm mọi cách kìm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Mỹ đã thực thi chủ nghĩa hiện thực truyền thống trong chính sách đối ngoại: nâng cấp quan hệ Mỹ - Nhật lên vị trí số một, lấy đồng minh Mỹ- Nhật làm trung tâm; coi Trung Quốc là đối thủ chiến lược quan trọng [14, tr.48].

Chiến lược quốc phòng mới của Chính quyền Obama có đề cập đến Trung Quốc như sau: Trong dài hạn, sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách là một cường quốc khu vực sẽ có khả năng tác động tới nền kinh tế và an ninh Mỹ theo nhiều cách thức khác nhau [62]. Mỹ sẽ kiềm chế về ngoại giao đối với Trung Quốc, trong đó Mỹ sẽ cộng tác cùng ASEAN để phát triển một cơ chế chính thức giải quyết tranh chấp Biển Đông. Thông qua cơ chế đó và dựa trên nền tảng của luật biển quốc tế, Washington hy vọng có thể ngăn chặn một Trung Quốc ngày càng lớn mạnh thống trị tuyến đường biển chiến lược này. Tuyên bố Hà Nội 2010 của Ngoại trưởng Clinton, theo cách nào đó, cơ bản là sự ủng hộ về ngoại giao đối với một số quốc gia yêu sách - những bên đang tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ đối với đàm phán đa phương, như là một cách thức để kiềm chế Trung Quốc trong việc việc yêu sách chủ quyền và kiểm soát Biển Đông.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Biển Đông trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)