Phản ứng của một số quốc gia ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Biển Đông trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ (Trang 85 - 90)

Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

3.1. Tác động của chiến lƣợc xoay trục Châ uÁ đến vấn đề Biển Đông

3.1.3. Phản ứng của một số quốc gia ASEAN

Về mặt ngoại giao, đa số các quốc gia thành viên của ASEAN, công khai hay kín đáo , đã hoan nghênh chiến lược xoay trục Châu Á của Mỹ. Sự nhấn mạnh về lợi ích quốc gia của nước Mỹ và về bản chất của các yêu sách lãnh thổ trong Tuyên bố Hà Nội 2010 đã phủ đi ̣nh đường yêu sách 9 đoạn

“hình lưỡi bò” được Bắc Kinh sử dụng để chứng minh “chủ quyền không thể tranh cãi” của họ đối với gần như toàn bộ Biển Đông [52]. Tuy nhiên, do mối quan hệ kinh tế ngày càng tăng với Trung Quốc, các quốc gia ASEAN chắc chắn không hề muốn đối đầu với một cường quốc như Trung Quốc. Họ muốn một lực lượng cân bằng mạnh bên ngoài như Mỹ giữ vai trò này, trong khi họ đóng vai trò hỗ trợ.

Thái độ hung hăng của Trung Quốc tại các vùng biển do Phi-líp-pin yêu sách đã thúc đẩy chính quyền của Tổng thống Benigno Aquino từng bước làm sống lại mối quan hệ đồng minh với Mỹ và tìm kiếm sự làm rõ về việc liệu Hiệp ước phòng thủ chung (MDT) năm 1951 có áp dụng cho trường hợp xung đột với Trung Quốc tại Biển Đông hay không.

Chính sách làm mới lại mối quan hệ đồng minh với Mỹ của Phi-líp-pin đã được củng cố nhờ chính sách xoay trục Châu Á của Chính quyền Tổng thống Obama. Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ashton Carter, “Chúng ta hiện đang tập trung vào việc tạo lập sự hiện diện và năng lực an ninh biển của Phi-líp-pin, và củng cố nhận thức trong lĩnh vực biển của họ”4.

Phi-líp-pin nồng nhiệt chào đón sự tăng cường hiện diện quân sự trở lại Châu Á của Mỹ thông qua việc nhận lời và tiếp đón hàng loạt chuyến thăm của các khu trục hạm, tàu ngầm, soái hạm của Mỹ. Trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 9-2012, ba tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ đã cập bờ thăm cảng tại Phi-líp-pin: Tàu USS North Carolina (Tháng 5), USS Louisville (Tháng 6), USS Hawaii (Tháng 9); hai khu trục hạm: USS Vandergrift (tháng 7), USS Milius (tháng 8); một soái hạm mang tên USS Blue Ridge (là tàu chỉ huy Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, ghé thăm Phi-líp- pin trong tháng 3-2012) [100].

Năm 2013, phát biểu tại Diễn đàn các Đại sứ do Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) của Mỹ tổ chức tại thủ đô Washington, Đại sứ Phi-líp-pin

4

tại Mỹ Jose Cuisia Jr đã tiếp tục khẳng định sự ủng hộ của Ma-ni-la đối với chính sách xoay trục Châu Á của Mỹ. Ông Cuisia cho rằng “sự chú ý gia tăng” của Mỹ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là rất quan trọng đối với sự phát triển và ổn định của khu vực. Đại sứ Phi-líp-pin tại Mỹ khẳng định: “Chúng tôi nhìn nhận, tái cân bằng không chỉ là một quyết định chính sách mà còn là một mệnh lệnh chiến lược khi mà khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang trở thành khu vực năng động nhất thế giới, nơi sản sinh ra vô số những cơ hội và thách thức” [102].

Ngày 10-7-2014 Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua Nghị quyết mang mã số S.RES.412 (gọi tắt là nghị quyết 412) về Biển Đông yêu cầu Trung Quốc quay lại nguyên trạng trước ngày 1-5-2014. Ngay sau đó Phi-líp- pin đã chính thức lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ đối với Nghị quyết 412. Bộ trưởng Truyền thông Phi-líp-pin Herminio Coloma Jr cho rằng nghị quyết 412 của Thượng viện Mỹ thể hiện sự ủng hộ của nước này đối với việc phân xử bằng trọng tài và giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông, cũng như ủng hộ hành động của Phi-líp-pin. Dẫn nghị quyết, ông Coloma cho rằng Mỹ tái khẳng định "sự cam kết và ủng hộ vững chắc đối với các đồng minh và đối tác ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có chính sách lâu dài của Mỹ, như Điều V Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ - Phi-líp-pin ". Ông Coloma cho hay Mục 1 của nghị quyết rõ ràng "chỉ trích hành động cưỡng ép và đe dọa, hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm cản trở sự tự do hoạt động của máy bay quân sự, dân sự trong không phận quốc tế, nhằm thay đổi nguyên trạng hoặc làm bất ổn khu vực Châu Á - Thái Bình Dương" [111].

Ngày 10-6-2011, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga trả lời một số câu hỏi của phóng viên đề cập tới vấn đề Mỹ hay các nước khác không tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và các cơ quan quốc tế có vai trò gì trong việc giải quyết các xung đột ở Biển Đông. Bà Nguyễn Phương Nga khẳng định: “Duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, an

toàn hàng hải ở Biển Đông là lợi ích chung của các quốc gia trong và ngoài khu vực. Do đó, mọi nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc duy trì hòa bình ổn định ở khu vực Biển Đông đều được hoan nghênh.”[78]. Như vậy gần như Việt Nam đã chính thức lên tiếng ủng hộ sự can dự của Mỹ vào vấn đề Biển Đông.

Mỹ và Việt Nam đã ký kết thỏa thuận quân sự chính thức đầu tiên, Tuyên bố về Hợp tác quân y vào ngày 1-8-20115; và Tư lệnh Hạm đội số 7 của Mỹ đã thăm Hà Nội bốn ngày sau đó. Những bước tiến đó diễn ra ngay trước thềm Đối thoại Chính sách Quốc phòng Mỹ-Việt Nam lần thứ hai được tổ chức tại Washington ngày 19-9-2011. Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Scher và Thứ trưởng Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã ký Bản ghi nhớ chính thức đầu tiên về hợp tác quốc phòng. Bản ghi nhớ bao gồm năm lĩnh vực ưu tiên: thiết lập đối thoại cấp cao thường xuyên giữa các Bộ Quốc phòng; an ninh hàng hải; tìm kiếm và cứu trợ; nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động gìn giữ hòa bình tại Liên Hợp Quốc; và hỗ trợ nhân đạo, cứu nạn thảm họa.

Tháng 6-2012, Việt Nam đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao, ông Leon Panetta. Trước khi đến Hà Nội, Bộ trưởng Panetta đã có một hành động bất ngờ và mang ý nghĩa biểu tượng, đó là dừng chân tại Cảng Cam Ranh, gặp gỡ thủy thủ đoàn tàu USNS Richard E. Byrd đang tiến hành sửa chữa tại đây. Chuyến thăm của ông Panetta đã kéo theo hoài nghi rằng có khả năng Mỹ quay trở lại Cam Ranh. Cuộc gặp giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng tập trung vào việc thực thi Bản ghi nhớ năm 2010. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã nhấn mạnh khả năng hợp tác tương lai trong các vấn đề an ninh phi truyền thống như cứu trợ nhân đạo, cứu trợ khi có thảm họa, tìm kiếm và cứu hộ, nêu lên mối quan tâm lâu dài của Việt

5

Nam đặt ra những hỗ trợ từ phía Mỹ nhằm giải quyết các di sản từ chiến tranh Việt Nam (ví dụ như vấn đề chất độc màu da cam và rác thải vũ khí chưa nổ). Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng nhắc lại yêu cầu Mỹ dỡ bỏ hạn chế bán vũ khí cho Việt Nam mà ông đã đưa ra trong chuyến thăm Washington lần đầu tiên, hồi tháng 12-2009 [76].

Nhằm tăng cường các hoạt động ngoại giao tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ngày 10 và 11-7-2012, Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton đã có chuyền thăm chính thức Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh chuyến thăm của Bà Ngoại trưởng và bày tỏ hài lòng về những kết quả đạt được trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, đem lại lợi ích cho nhân dân hai nước. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định hai bên cần tiếp tục nỗ lực tăng cường quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, đóng góp vào hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới. Thủ tướng nhấn mạnh ưu tiên thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học, công nghệ, giáo dục – đào tạo, y tế, môi trường, các vấn đề nhân đạo… Bà Ngoại trưởng bày tỏ đồng tình với ý kiến của Thủ tướng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Ngoại trưởng Clinton cũng trao đổi về những diễn biến gần đây ở Biển Đông và hợp tác tiểu vùng sông Mê Công. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác, đảm bảo tự do an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông; khẳng định những tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982, nghiêm túc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) hướng tới Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Ngoại trưởng Clinton bày tỏ quan ngại về những diễn biến vừa qua ở Biển Đông; khẳng định Chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ quyền của các

quốc gia ven biển trong vùng Đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển 1982 [79].

Ngày 05-12-2014, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hạ viện Hoa Kỳ thông qua Nghị quyết H.Res 714 liên quan đến Biển Đông, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Hải Bình nêu rõ: “Việt Nam hoan nghênh việc Hạ viện Hoa Kỳ lần đầu tiên thông qua một nghị quyết ủng hộ những nỗ lực giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, và việc xây dựng một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Chúng tôi ủng hộ mọi nỗ lực đóng góp tích cực, hiệu quả, xây dựng nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không ở khu vực” [80].

Trước sự kiện ngày 7-12-2015, Hoa Kỳ và Xinh-ga-po đã ký một thỏa thuận về việc lần đầu tiên triển khai máy bay trinh sát P8 Poseidon ở Xinh-ga- po từ ngày 7 tới 14/12. Trả lời câu hỏi của phóng viên ngày 10/12, về thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Xinh-ga-po, bà Phạm Thu Hằng, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói rằng "duy trì hoà bình, ổn định Biển Đông là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước trong và ngoài khu vực”. “Và mọi hoạt động đóng góp tích cực cho hoà bình, ổn định ở khu vực đều được hoan nghênh". Giới quan sát cho rằng tuyên bố của phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam có thể được coi là sự ủng hộ ngầm đối với các hành động của Mỹ, quốc gia không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

3.2. Các xu hƣớng chính về vấn đề Biển Đông trong chiến lƣợc xoay trục Châu Á của Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Biển Đông trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)