Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Biển Đông trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ (Trang 98 - 100)

Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

3.3. Khuyến nghị cho Việt Nam

3.3.1. Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

Trong bối cảnh Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược, xoay trục về Châu Á – Thái Bình Dương và có những chính sách can thiệp vào vấn đề Biển Đông. Việt Nam và một số nước ASEAN đang đứng trước nhiều cơ hội để có thể tận dụng khai thác vào mục đích bảo vệ chủ quyền, bảo vệ lợi ích của mình, phát triển kinh tế và hợp tác quốc tế. Nhưng bên cạnh đó, chính hoàn cảnh này cũng đẩy Việt Nam và các nước ASEAN tới những vấn đề phức tạp nguy hiểm khi sử dụng các chiến lược không khéo léo hoặc khi mắc sai lầm. Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra nhận định “Trong những năm tới, tình hình quốc tế sẽ tiếp tục có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường với những tác động to lớn và sâu rộng, vừa tạo ra thời cơ, vừa đặt ra những thách thức ngày càng gay gắt với tất cả các quốc gia, nhất là các nước chậm phát triển hoặc đang phát triển, trong đó có Việt Nam của chúng ta” [8, tr.114].

Trước hết khi Mỹ xoay trục về Châu Á và can thiệp vào vấn đề Biển Đông ít nhiều cũng đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để Việt Nam và các nước ASEAN có liên quan khác có thể khéo léo tận dụng phục vụ mục đích bảo vệ chủ quyền, lợi ích của mình, phát triển kinh tế và hợp tác quốc tế.

Việc Mỹ can dự vào vấn đề Biển Đông đã làm thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực, dù muốn hay không nhưng Mỹ đã trở thành một “đối trọng” của Trung Quốc tại khu vực. Trong nhiều chính sách của mình về vấn đề Biển Đông, Mỹ đã liên tiếp công khai phản đối các yêu sách chủ quyền và chỉ trích các hành động hung hăng, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực của Trung Quốc. Những chính sách này của Mỹ phần nào tác động tích cực đối với việc củng cố môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực Biển Đông. Mặt khác, việc Mỹ phản đối các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trong khi không tuyên bố phản đối yêu sách của các bên còn lại đã được ngầm hiểu là Mỹ nghiêng về phía ủng hộ các quốc gia láng giềng của Trung Quốc (trong đó có Việt Nam). Ông cha ta có câu tục ngữ “Ngao cò đánh nhau, ngư ông hưởng lợi”, nếu Việt Nam biết khéo léo tranh thủ những thuận lợi này để góp phần bảo vệ chủ quyền, bảo vệ lợi ích của mình trên khu vực Biển Đông thì sẽ là một thuận lợi rất lớn.

Tuy nhiên, việc Mỹ xoay trục Châu Á, tăng cường can thiệp vào vấn đề Biển Đông cũng đặt ra cho Việt Nam rất nhiều khó khăn, thách thức. Như đã phân tích, mục tiêu xoay trục Châu Á của Mỹ là tăng cường can dự trở lại để bảo vệ các lợi ích của nước Mỹ, khẳng định và duy trì vị trí lãnh đạo khu vực và thế giới của nước Mỹ . Do đó, cùng với chiến lược xoay trục Châu Á, tăng cường can thiệp vào khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông, Mỹ sẽ dùng các biện pháp kiềm chế, ngăn chặn không để các cường quốc khác, nhất là Trung Quốc thách thức vai trò lãnh đạo khu vực và thế giới của Mỹ. Chính vì vậy, trên Biển Đông sẽ diễn ra quá trình cạnh tranh và hợp tác đan xen rất phức tạp. Trong đó, các nước lớn trong khu vực và Mỹ luôn trong trạng thái vừa

hợp tác, thỏa hiệp, chia sẻ lợi ích với nhau, vừa tìm cách ngăn chặn, kiềm chế lẫn nhau; thậm chí mặc cả với nhau trên lưng các nước nhỏ, làm cho tình hình khu vực phức tạp hơn và khó lường.

Việc Mỹ tăng cường can dự trở lại khu vực Châu Á, đặc biệt là can dự vào vấn đề Biển Đông cũng đã đẩy tình hình trở nên phức tạp, nguy hiểm, đặc biệt là vấn đề sự tăng cường đầu tư mặt quân sự của các nước trong khu vực, đẩy nguy cơ bùng phát một cuộc chạy đua vũ trang mới lên cao. Trong những năm gần đây, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc và các nước ASEAN liên tục tăng vọt. Nếu xung đột, thậm chí là chiến tranh xảy ra trên khu vực Biển Đông dù có tham gia hay không thì Việt Nam cũng sẽ chịu những ảnh hưởng vô cùng lớn. Mặt khác, việc Mỹ xoay trục Châu Á, can thiệp vào vấn đề Biển Đông, tăng cường các hoạt động ngoại giao đã làm cho những nước nhỏ trong đó có Việt Nam phải đứng trước những tình huống “phải lựa chọn” trong quan hệ ngoại giao, đặc biệt là trong quan hệ với Trung Quốc. Ông cha ta cũng có câu tục ngữ “Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết”, những khó khăn, thách thức đặt ra khi các nước lớn tăng cường can dự, cạnh tranh, kiềm chế lẫn nhau trong khu vực là không hề nhỏ, đòi hỏi Việt Nam phải có những biện pháp ứng phó hết sức linh hoạt, mềm dẻo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Biển Đông trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)