Phản ứng của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Biển Đông trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ (Trang 83 - 85)

Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

3.1. Tác động của chiến lƣợc xoay trục Châ uÁ đến vấn đề Biển Đông

3.1.2. Phản ứng của Trung Quốc

Việc Mỹ tuyên bố chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và đặc biệt là can thiệp ngoại giao trong vấn đề Biển Đông đã gây ra phản ứng tiêu cực, nếu không muốn nói là thù địch từ phía Trung Quốc. Trung Quốc coi Mỹ là một cường quốc ngoài khu vực mà lại can thiệp sâu để làm phức tạp thêm tình hình.

Trung Quốc đã có các phản ứng rất nhanh chóng và quyết liệt với Tuyên bố Hà Nội năm 2010. Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã lên án Ngoại trưởng Mỹ Clinton vì đã có tuyên bố công kích Trung Qu ốc và nói với cộng đồng quốc tế rằng tình hình ở Biển Đông là nguyên nhân gây nên những lo ngại nghiêm trọng [59]. Ông Dương Khiết Trì cho rằng “việc chuyển một vấn đề song phương thành một vấn đề quốc tế hoặc thành một vấn đề đa phương sẽ chỉ làm tình hình thêm tồi tệ và sẽ tạo thêm khó khăn trong việc giải quyết vấn đề” [64]. Đặc biệt bất ngờ, Trung Quốc còn cảnh báo các quốc gia ASEAN nhỏ hơn không nên đa phương hóa tranh chấp. Tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) tại Hà Nội hồi năm 2010, Ngoại trưởng Trung Quốc đã tuyên bố đầy giận dữ rằng: “Trung Quốc là nước lớn, các nước khác là nước nhỏ, và đó là thực tế” [88]. Cách giải quyết đa phương đối

với vấn đề Biển Đông đã làm Trung Quốc hình dung về việc Mỹ và các đồng minh tập hợp nhau để chống lại Trung Quốc. Như một nhà phân tích Thái Lan đã quan sát: “…Việc Washington lên tiếng ủng hộ cách tiếp cận đa phương, là sự quay trở lại chính sách của chính quyền Mỹ trong những năm 1990, sẽ làm tăng thêm sự nghi ngờ của Trung Quốc rằng họ sẽ phải đối mặt với một thách thức ngoại giao đáng ngại nếu như ASEAN có chung một tiếng nói trong tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông” [59].

Chưa đầy một năm sau Tuyên bố Hà Nội 2010, Trung Quốc đã làm một phép thử đối với những tuyên bố và chính sách can thiệp của Mỹ trong vấn đề Biển Đông. Vào ngày 2/3/2011, hai tàu hải giám Trung Quốc đã gây khó dễ và yêu cầu một tàu khảo sát của Phi-líp-pin rời khỏi khu vực Bãi Cỏ Rong (Reed Bank), nằm cách đảo Pa-ra-wan (Phi-líp-pin) 80km. Bộ Ngoại giao Phi-líp-pin, đã gửi công hàm phản đối tới Đại sứ quán Trung Quốc tại Ma-ni- la vào ngày 5/3, và tuyên bố rằng cho đến thời điểm đó, Trung Quốc đã gây ra từ 5 cho tới 7 vụ việc như vậy tại Biển Đông [54]. Trung Quốc thách thức các sáng kiến ngoại giao của chính quyền Obama bằng việc tăng cường năng lực hải quân và hành xử ngày càng quyết đoán hơn. Với nền kinh tế bùng nổ, Trung Quốc đang dần phát triển một lực lượng hải quân có quy mô cực kỳ lớn. Lực lượng hải quân của Trung Quốc đã chuyển từ ngăn chặn khả năng Mỹ can thiệp vào khủng hoảng tại eo biển Đài Loan sang phát triển năng lực để từ chối Hải quân Mỹ tiếp cận Biển Hoa Đông và Biển Đông hay trong cái gọi là chuỗi đảo thứ nhất, kéo dài từ Nhật-Okinawa-Đài Loan xuống Phi-líp- pin. Sự quyết đoán của Trung Quốc trong việc thúc đẩy các yêu sách của nước này tại Biển Đông và Biển Hoa Đông đang được tăng dần lên song song với việc mở rộng các ngành biển và hải quân. Để hỗ trợ cho các yêu sách của mình, Trung Quốc đã tiến hành rất nhiều các cuộc diễn tập hải quân, trong đó sử dụng nhiều hơn các tàu chiến nổi hiện đại và thậm chí cả tàu ngầm. Những cuộc diễn tập hải quân này nhằm mục đích th ể hiện quyết tâm của Trung

Quốc muốn giải quyết tranh chấp bằng biện pháp đơn phương và dựa vào quân sự, cũng như để phô trương các năng lực hải quân đang ngày càng được phát triển, và để tạo ấn tượng với các bên tranh chấp khác về quyền sở hữu “trên thực tế” (de facto) đối với các vùng biển tranh chấp. Trung Quốc cũng đã dành nhiều nguồn lực vào việc xây dựng lực lượng hải quân tại Biển Đông. PLAN đã thành lập một căn cứ tàu ngầm vô cùng lớn tại Đảo Hải Nam, đặt Hạm đội Phía Nam nằm ở vị trí gần hơn tới các vùng tranh chấp.

Trung Quốc cho rằng, Mỹ đang chủ động kích động xung đột giữa Trung Quốc và các nước khác trong khu vực (như Phi-líp-pin, Việt Nam, Nhật Bản) bằng cách “khuấy động” các vấn đề gây chia rẽ, điển hình là vấn đề Biển Đông, và bằng cách chủ động gây sức ép và khuyến khích các nước chống lại Trung Quốc [118]. Trong một hội nghị do Tổng tham mưu trưởng quân đội Úc tổ chức tháng 10 năm 2012, Thượng tướng Quân đội Nhân dân Trung Quốc Ren Haiquan đã đưa ra một nhận định thẳng thừng: Một số quốc gia theo đuổi chiến lược như “tái cân bằng tại Châu Á-Thái Bình Dương” hay “hướng Đông” và đang gia tăng các khoản đầu tư chiến lược. Một số quốc gia khác không để tinh thần của Chiến tranh Lạnh ra đi. Họ đang củng cố hệ thống liên minh quân sự tại Châu Á-Thái Bình Dương và tăng cường sự hiện diện quân sự và khả năng răn đe quân sự của họ [49].

Nói chung, Trung Quốc bực tức với chính sách tái can d ự của chính quyền Obama, chính sách mà Trung Qu ốc coi là một sự can thiệp trắng trợn của một thế lực ở xa không thuộc Châu Á, vào khu vực mà ở đó đáng lẽ ra quyền lực và ảnh hưởng chính tri ̣ của Trung Quốc không bi ̣ thách thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Biển Đông trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)