Khu vực có vị trí quan trọng, đảm bảo lợi ích của nước Mỹ tại Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Biển Đông trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ (Trang 49 - 52)

Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

2.2. Vị trí của Biển Đông trong chiến lƣợc xoay trục Châ uÁ

2.2.1. Khu vực có vị trí quan trọng, đảm bảo lợi ích của nước Mỹ tại Châu

thể và khả năng đảm bảo những lợi ích chung." [65]. Tại Đối thoại Shangri- La lần thứ 11 tại Xing-ga-po, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuyên bố rằng 60% tàu chiến Mỹ sẽ đóng ở Thái Bình Dương đến năm 2020 [29].

2.2. Vị trí của Biển Đông trong chiến lƣợc xoay trục Châu Á

Khu vực Biển Đông với những yếu tố về địa chính trị, về lợi ích kinh tế, tự do hàng hải; an ninh, quân sự…Có thể khẳng định rằng Biển Đông đã, đang và sẽ giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược “Xoay trục Châu Á” của Mỹ. Đánh giá một cách tổng quan, trong chiến lược “Xoay trục Châu Á”, vấn đề Biển Đông sẽ góp mặt trong ba yếu tố chủ đạo sau đây: (1) Khu vực có vị trí chiến lược quan trọng, đảm bảo lợi ích của nước Mỹ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; (2) Là môi trường tốt để Mỹ có nhiều lý do can dự sâu hơn vào khu vực Đông Á, Đông Nam Á nói riêng và cả Châu Á – Thái Bình Dương nói chung; (3) Là khu vực để Mỹ thực hiện các biện pháp kiềm chế sự trỗi dậy không phù hợp của Trung Quốc.

2.2.1. Khu vực có vị trí quan trọng, đảm bảo lợi ích của nước Mỹ tại Châu Á – Thái Bình Dương Châu Á – Thái Bình Dương

Có thể nhận thấy rằng vấn đề Biển Đông đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của nước Mỹ. Đối với Mỹ, Biển Đông sẽ là địa bàn trọng yếu để Mỹ đảm bảo những lợi ích của mình về kinh tế, về tự do hàng hải và quân sự ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và trên phạm vi toàn cầu nói chung.

Thứ nhất, trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, Biển Đông ngày càng chiếm giữ vị thế quan trọng trong chiến lược biển, quyền lực biển của Mỹ. Biển Đông đóng vai trò cầu nối của kinh tế thế giới, là một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất, quan trọng bậc nhất của thế giới nối liền Châu Âu với Châu Á, Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Tất cả các cường quốc biển

trên thế giới đều phụ thuộc vào vùng biển này do đây là nơi một nửa tàu thuyền thương mại thế giới đi qua tính theo trọng tải hàng hóa (trị giá hơn 5,3 nghìn tỷ USD). Hơn nữa, các quốc gia Đông Nam Á chiếm đến gần 2/3 tỷ dân số và GDP đạt tới 4 nghìn tỷ USD tính theo sức mua tương đương (PPP); và các nền kinh tế này có nhiều triển vọng phát triển trong các thập kỷ tiếp tới[108]. Biển Đông có chức năng như cổ họng của Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương - phần lớn mạng lưới liên kết kinh tế nơi mà các tuyến đường biển toàn cầu hợp nhất. Nền kinh tế Mỹ cũng chịu sự chi phối rất lớn từ các tuyến hàng hải quốc tế đi qua khu vực này. Theo báo cáo gần đây từ các quan chức của Mỹ, giá trị thương mại hàng hóa vận chuyển qua Biển Đông của Mỹ chiếm khoảng 1,2 nghìn tỷ USD mỗi năm [60]. Với giá trị thương mại cao như vậy nên mặc dù không phải là nước có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, nhưng Mỹ càng ngày càng quan tâm hơn tới tình hình trên vùng biển này. Việc nước Mỹ nhận thức rõ lợi ích quốc gia của mình trong thời điểm hiện tại và tương lai ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông nói riêng, chính là một phần lý do quan trọng đối với việc thực hiện chiến lược “xoay trục Châu Á”.

Thứ hai, thực hiện chiến lược “xoay trục Châu Á”, khu vực Biển Đông giữ một vai trò quan trọng đối với việc đảm bảo các lợi ích an ninh chiến lược và lợi ích kinh tế của nước Mỹ. Do tính chất phức tạp của các tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông (bao gồm chủ quyền các đảo, quần đảo, các vùng nước) và tham vọng lớn của Trung Quốc (thông qua đường yêu sách 9 đoạn hình “lưỡi bò”), nước Mỹ luôn lo ngại về quyền tự do đi lại trên biển (bao gồm cả các tàu dân sự và quân sự); nhu cầu bảo vệ hoạt động kinh doanh của các công ty năng lượng Mỹ, nói rộng ra là lợi ích kinh tế của Mỹ trên khu vực Biến Đông. Đối với Mỹ, Biển Đông là một mắt xích quan trọng trong chiến lược “xoay trục Châu Á”. Là một cường quốc biển có vị trí địa lý được bao bọc bởi hai Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, Mỹ luôn quan tâm đến vai

trò của biển và quyền lực biển đối với xây dựng, phát triển và bảo vệ an ninh đất nước. Các chiến lược gia Mỹ coi việc kiểm soát đại dương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là nhân tố chính trong việc kiểm soát thế giới. Điều này lý giải vì sao từ rất sớm, Mỹ đã hoạch định chiến lược kiểm soát đại dương, xây dựng lực lượng hải quân hùng hậu nhất thế giới, lấy đó làm cơ sở để xác lập và mở rộng ảnh hưởng trên tất cả các đại dương. Chính vì vậy, trong chiến lược xoay trục Châu Á, Biển Đông giữ một vai trò quan trọng không thể thiếu gần như là điều đương nhiên với Mỹ.

Trong khuôn khổ của chiến lược “Xoay trục Châu Á”, sự can dự của Mỹ vào vấn đề Biển Đông, đặc biệt là vấn đề tự do hàng hải, trực tiếp và dễ nhận biết nhất là việc Mỹ sẽ cố gắng bảo đảm cho việc duy trì các lợi ích của mình trên vùng biển này. Mọi động thái của Mỹ xoay quanh vấn đề Biển Đông đều đề cập tới lợi ích quốc gia của mình trên vùng biển này và tự do hàng hải. Đó luôn là những mối quan tâm và ưu tiên hàng đầu của chính quyền Obama đối với vấn đề Biển Đông. Ngoại trưởng Mỹ bà Hiraly Cliton cũng đã thẳng thừng tuyên bố, Mỹ ủng hộ tự do hàng hải trong Biển Đông tại Diễn đàn khu vực ASEAN và thể hiện sự ủng hộ về mặt ngoại giao đối với việc dàn xếp các tranh chấp chủ quyền thông qua thương lượng [5, tr.25]. Bà Clinton nói: “Hoa Kỳ cũng như mọi quốc gia khác, có lợi ích quốc gia trong việc tự do hàng hải, mở rộng đường biển ở Châu Á và tôn trọng luật pháp

quốc tế ở Biển Đông” [82]. Như vậy có thể khẳng định rằng, Biển Đông giữ

một vị trí quan trọng trong chiến lược “Xoay trục Châu Á” của Mỹ.

Trong thông cáo báo chí ngày 3 tháng 8 năm 2012, Patrick Vemtrell - Quyền phát ngôn viên, văn phòng Quan hệ báo chí của Washington đã khẳng

định: “Là một quốc gia Thái Bình Dương và cường quốc nằm trong khu vực,

Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hoà bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, tự do hàng hải, và thương mại hợp pháp không bị cản trở ở

2012, Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Phi-líp-pin đã ra thông cáo chung, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của nguyên tắc bảo đảm tự do đi lại, tôn trọng luật quốc tế và thương mại hợp pháp không bị cản trở. Phát biểu trong cuộc họp báo hôm 26-5-2015, Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest tuyên bố: “Tổng thống Barack Obama thường nói về tầm quan trọng mang tính sống còn của tình hình an ninh ở Biển Đông. Nó rất quan trọng đối với an ninh quốc quốc gia của Mỹ. Cần duy trì dòng chảy tự do thương mại ở Biển Đông vì vai trò của nó đối với nền kinh tế toàn cầu. Mỹ cam kết phối hợp với các nước khác trong khu vực. Bởi an ninh Biển Đông là một vấn đề ưu tiên, Tổng thống thường được báo cáo về những diễn biến mới nhất và việc này sẽ vẫn được duy trì.” [91]. Trong bài phát biểu ngày 28-9-2015 tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã khẳng định, Mỹ quan tâm tới việc giữ vững những nguyên tắc cơ bản của tự do hàng hải tại Biển Đông.

Quan điểm của Mỹ là đã quá rõ ràng, khẳng định mình là một quốc gia Thái Bình Dương, có lợi ích mà cụ thể đó là chính là sự tự do hàng hải và thương mại tại Biển Đông. Đối với nước Mỹ, việc can dự vào vấn đề Biển Đông sẽ là một phương án không thể thiếu để đảm bảo các lợi ích cơ bản nêu trên của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Biển Đông trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)