“Xoay trục Châu Á” trong nhận thức của Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Biển Đông trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ (Trang 42 - 49)

Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

2.1. “Xoay trục Châu Á” trong nhận thức của Mỹ

“Xoay trục Châu Á” (Pivot to Asia) hay “Tái cân bằng Châu Á – Thái

Bình Dương” (Rebalancing to Asia – Pacific region) là những thuật ngữ phổ

biến của báo chí và giới nghiên cứu, phân tích chính trị khi nói về những thay đổi chiến lược trong chính sách của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, thể hiện vị trí quan trọng của khu vực này đối với Mỹ. Chiến lược “xoay trục châu Á” của Washington khẳng định Mỹ sẽ coi trọng khu vực châu Á hơn so với châu Âu và châu Phi [61, tr.8].

Nước Mỹ luôn coi mình là một “cường quốc trực thuộc Thái Bình Dương” và từ lâu cường quốc này đã luôn dành sự quan tâm tới khu vực Châu Á. Bắt đầu từ nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama, nước Mỹ đã có những động thái rõ ràng hơn thể hiện những thay đối lớn trong chính sách đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thông qua việc đưa ra chiến lược “xoay trục Châu Á”. Trong bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington vào tháng 11-2012, ông Thomas Donilon, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, đã tiết lộ rằng sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ cuối năm 2008, ông Obama đã yêu cầu đội ngũ cố vấn của mình thực hiện một báo cáo chiến lược về tình hình quốc tế và các lợi ích an ninh của Mỹ. Đội ngũ này phải giải quyết câu hỏi: “Đâu là nơi Mỹ quá chú tâm và ở đâu là nơi Mỹ quá coi nhẹ?”. Câu trả lời được đưa ra là: Mỹ phân bổ nguồn lực không thích hợp bởi đã đổ quá nhiều công sức cũng như nhân lực, vật lực vào khu vực Trung Đông trong khi lợi ích tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ngày càng mở rộng [116]. Dựa trên bản báo cáo của nhóm cố vấn,

ngay khi nhậm chức đầu năm 2009, ông Obama đã chỉ đạo nội các chú trọng vào việc phân bổ lại sự hiện diện của Mỹ trên toàn cầu.

Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ - lời tuyên bố chính thức cho chiến lược “Xoay trục Châu Á” được ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton công bố tại hội nghị thượng đỉnh khối APEC gồm các nhà lãnh đạo của 21 nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương nhóm họp tại Honolulu, ngày 10/11/2011. Bài phát biểu này sau đó được đăng trên tạp chí Foreign Policy mang tựa đề “America‟s Pacific Century” (tạm dịch: Thế kỷ Châu Á của nước Mỹ) với lời dẫn rất mạnh mẽ: “Tương lai của chính trị sẽ được quyết định ở Châu Á chứ không phải là Afghanistan hay Iraq và Mỹ sẽ ở ngay trung tâm

của cuộc chơi” [50].

Theo Ngoại trưởng Hillary Cliton thì trụ cột của chiến lược “Xoay trục Châu Á” sẽ là “ngoại giao tiến công” (forward-deployed diplomacy). Ngoại giao “tiến công” có nghĩa là Mỹ sẽ tiếp tục triển khai biện pháp ngoại giao, gồm các chuyến thăm cấp cao nhất, các cán bộ ngoại giao thường trú, các chuyên gia phát triển, các đoàn liên ngành, tới tất cả các nước và mọi ngõ ngách trong khu vực. Chiến lược của Mỹ cũng sẽ tiếp tục phải được điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi lớn và nhanh chóng đang diễn ra tại khu vực. Theo đó, nó sẽ gồm 6 nhóm hành động lớn sau:

- Thứ nhất, tăng cường các mối quan hệ đồng minh an ninh song phương: Mỹ cùng với các đồng minh là Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôx-trây-li-a, Thái Lan, Phi-líp-pin cần: (1) Duy trì đồng thuận về chính trị đối với những giá trị cốt lõi của quan hệ đồng minh; (2) Bảo đảm quan hệ đồng minh linh hoạt và có tính thích nghi để đối phó thành công những thách thức mới cũng như tận dụng cơ hội mới; (3) Bảo đảm khả năng phòng thủ và hạ tầng thông tin để có thể răn đe bất cứ sự khiêu khích nào của các nhà nước và thực thể phi nhà nước.

- Thứ hai, tăng cường quan hệ với các quốc gia mới nổi là Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Xing-ga-po, Niu-di-lân, Ma-lai-xi-a, Việt Nam, Bru-nây. Quan hệ với Trung Quốc là một trong những mối quan hệ song phương có nhiều thách thức và có tính hệ lụy nhất đối với Mỹ. Do vậy, Mỹ cần có cách đề cập cẩn trọng, nhất quán và năng động trên cơ sở thực tế, tập trung vào kết quả và trung thành với các nguyên tắc và lợi ích của Mỹ. Về Trung Quốc, Mỹ phản đối cả hai thái cực: Hoặc cho rằng Trung Quốc là mối đe dọa đối với Mỹ, hoặc cho rằng Mỹ đang kiềm chế Trung Quốc. Thực tế, hợp tác giữa hai nước mang lại nhiều lợi ích hơn là đối đầu. Nhưng hai nước cũng không thể xây dựng quan hệ dựa trên khát vọng, mà phải thông qua hợp tác hiệu quả và điều quan trọng là đảm nhận được nghĩa vụ và trách nhiệm toàn cầu của mỗi quốc gia. Điều đó sẽ quyết định tương lai quan hệ hai nước trong thời gian tới. Mỹ sẽ tiếp tục đặt cơ sở quan hệ với Trung Quốc trong khung cảnh khu vực rộng lớn hơn về các liên minh an ninh, mạng lưới kinh tế và mối liên hệ xã hội. Với Ấn Độ và In- đo-nê-xi-a, Mỹ coi đây là hai cường quốc dân chủ quan trọng và năng động nhất tại khu vực. Mỹ ủng hộ Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ, ủng hộ cơ chế 3 bên mới hình thành Mỹ - Nhật - Ấn. Với In-đô-nê-xi-a, Mỹ đã nối lại tập trận và ký một số hiệp định hợp tác, song hai bên cần làm việc hơn nữa để loại bỏ rào cản hành chính và những nghi ngờ mang tính lịch sử, cũng như làm rõ hơn quan điểm và lợi ích của nhau.

- Thứ ba, tăng cường can dự các thể chế khu vực: Mỹ tin rằng việc đối phó với các thách thức xuyên quốc gia cần các thể chế có khả năng tập hợp nhiều nước; rằng cấu trúc khu vực sẽ tăng cường cơ chế pháp quyền, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo đảm tự do hàng hải vốn là những trụ cột của trật tự quốc tế. Do đó, Mỹ đã tiến hành can dự đầy đủ các thể chế khu vực, trong đó có các thể chế ASEAN, APEC và đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng chương trình nghị sự. Mỹ cũng đã mở cơ quan đại diện bên cạnh ASEAN tại Jarkarta. Trong tổng thể chiến lược xoay trục Châu Á, có thể nói APEC là cầu

nối quan trọng gắn kết lợi ích kinh tế Mỹ với kinh tế khu vực. Thể hiện cam kết mạnh mẽ "quay trở lại Châu Á – Thái Bình Dương" của mình, năm 2011 khi Mỹ làm chủ nhà APEC, đây được xem là "cơ hội vàng" để chính quyền Obama tiến hành những bước đột phá tiếp theo trong "lộ trình" quay trở lại khu vực từ chính trị đến an ninh kinh tế, từ song phương đến đa phương [18, tr.242]. Mỹ cũng nỗ lực sáng tạo và khởi động một số diễn đàn “tiểu đa phương” (minilateral) như Sáng kiến hạ nguồn Mê công (LMI) và Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương.

- Thứ tư, mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư với khu vực: nhằm thực hiện mục tiêu tăng gấp đôi xuất khẩu của Mỹ vào 2015, Mỹ đang tìm kiếm cơ hội để tăng cường quan hệ kinh tế với khu vực (năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ tới Châu Á là 320 tỷ USD, tạo ra 850 nghìn việc làm). Mỹ đang hướng tới các hiệp định thương mại mới với Hàn Quốc (giảm 95% thuế đối với xuất khẩu của Mỹ và giúp tạo ra 70 nghìn việc làm trong 5 năm tới, giúp tăng 10 tỷ USD xuất khẩu hàng năm của Mỹ). Với hiệp định TPP, Mỹ không chỉ nhằm tạo ra tăng trưởng kinh tế, mà tăng trưởng với chất lượng cao hơn. Bên cạnh đó, Mỹ tiếp tục thông qua APEC, G20 và các quan hệ song phương để thúc đẩy mở cửa thị trường, giảm rào cản thương mại, tăng cường minh bạch và thực hiện cam kết thương mại công bằng.

- Thứ năm, tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực: một mặt, Mỹ tiến hành “hiện đại hóa” các mối quan hệ quân sự với đồng minh tại Đông Bắc Á, mặt khác Mỹ tìm cách tăng cường hiện diện tại Đông Nam Á và Ấn Độ Dương. Mỹ sẽ triển khai tàu tuần tra duyên hải (tàu chiến gần bờ) tại Xinh-ga-po; đã thỏa thuận với Ôx-trây-li-a nhằm mở rộng hiện diện quân sự tại Ôx-trây-li-a. Mỹ cũng đang tìm cách tăng cường tiếp cận chiến thuật tại Đông Nam Á và Ấn Độ Dương.

- Thứ sáu, thúc đẩy dân chủ và nhân quyền: Mỹ sẽ tiếp tục thúc ép giục các nước tiến hành cải cách nhằm tăng cường quản trị, bảo vệ nhân quyền và

tăng cường tự do chính trị. Mỹ sẽ thúc đẩy phổ biến và áp đặt các giá trị của mình cho các nước trên toàn thế giới, đặc biệt là “kinh tế thị trường” và “dân chủ” kiểu Hoa Kỳ [16, tr.47-48].

Trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ đầu tiên của ông Obama, chính sách “xoay trục” đã được thúc đẩy rất mạnh mẽ. Thực tế này phần nào được thể hiện bằng thống kê về các chuyến công du tới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của các lãnh đạo cấp cao của Mỹ. Tháng 11-2009, Tổng thống Mỹ thăm Xing-ga-po, Trung Quốc và Hàn Quốc. Tháng 11-2010, Tổng thống Mỹ thăm In-đô-nê-xi-a, Hàn Quốc và Nhật Bản. Tháng 11-2011, Tổng thống Mỹ thăm Ôx-trây-li-a và In-đô-nê-xi-a. Tháng 3-2012, Tổng thống Mỹ thăm Hàn Quốc và đến tháng 11 cùng năm, ông Obama thăm Thái Lan, My-an-ma, Cam-pu-chia và dự Hội nghị cấp cao Đông Á. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công du Châu Á-Thái Bình Dương 2 lần trong năm 2009, 4 lần năm 2010, 3 lần năm 2011 và 3 lần năm 2012. Riêng đối với Ngoại trưởng Mỹ, chương trình làm việc của bà Clinton kín đặc các chuyến đi tới các nước Châu Á-Thái Bình Dương. Ngoại trưởng Mỹ công du khu vực này 3 chuyến năm 2009, 5 chuyến năm 2010, 4 chuyến năm 2011, 5 chuyến năm 2012. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ của mình, bà Clinton dự đủ cả 4 kỳ ARF cũng như các cuộc Tham vấn cấp Bộ trưởng Ôx-trây-li-a - Mỹ, Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung, Tham vấn An ninh Mỹ - Nhật Bản. Bà Clinton cũng đề xuất tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Mỹ - Hàn Quốc, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Mỹ - Phi-líp-pin. Bà Clinton là Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên trong lịch sử thăm My-an-ma và cũng là Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên thăm CHDCND Lào. Chuyến thăm 4 nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a và Phi-líp-pin (tháng 4-2014) của Tổng thống Mỹ được đánh giá là sự tái khẳng định chiến lược xoay trục của Mỹ. Trong chuyến đi này, Mỹ tuyên bố quần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông “nằm trong phạm vi bảo vệ của Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật”. Điều đó có nghĩa là các lực lượng Mỹ sẵn

sàng đáp trả bất cứ sự đe dọa nào về quân sự nhằm vào Nhật Bản. Tại Hàn Quốc, vấn đề cốt lõi là Mỹ đồng ý hoãn việc chuyển giao Quyền chỉ huy thời chiến (OPCON) cho Hàn Quốc, trước đó được dự kiến vào tháng 12-2015. Động thái này thể hiện sự cam kết an ninh vững chắc của Mỹ dành cho Hàn Quốc trong bối cảnh căng thẳng đang tiếp tục leo thang trên bán đảo Triều Tiên. Nếu như với hai đồng minh truyền thống, các động thái của Mỹ nhằm củng cố lại sự hợp tác vững chắc đã được thiết lập từ nhiều năm, thì với Ma- lai-xi-a, việc nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên “quan hệ đối tác toàn diện” được xem là trang sử mới trong quan hệ hai nước.

Mỹ tăng cường sự can dự vào các thể chế khu vực: tăng thêm một chức vụ Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề đa phương trong Cục Đông Á- TBD, bổ nhiệm Đại sứ tại ASEAN, ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC), cử đại diện cấp nhà nước tới dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) và ở cấp ngoại trưởng tới dự Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF). Năm 2012, Ngoại trưởng Hillary Clinton cũng đã tham dự Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương (PIF) và là quan chức cấp cao nhất của Mỹ tham dự diễn đàn này từ trước tới nay.

Mỹ theo đuổi một loạt các sáng kiến hợp tác với các thể chế đa phương châu Á, trong đó có các vấn đề năng lượng, y tế thông qua Sáng kiến Hạ lưu sông Mêkông (LMI), đầu tư và thương mại thông qua APEC, tăng trưởng kinh tế và biến đổi khí hậu thông qua ASEAN, tội phạm xuyên quốc gia và năng lượng sạch thông qua EAS. Mỹ đẩy mạnh và nhân rộng các sáng kiến mới được đề xuất tại diễn đàn APEC, chẳng hạn như lập quỹ tài trợ cải thiện tính liên tục của nguồn cung sản phẩm, thành lập Nhóm làm việc về minh bạch và chống tham nhũng. Bên cạnh đó, Mỹ sẽ tăng cường các nỗ lực hợp tác khu vực trong lĩnh vực cứu trợ nhân đạo, khắc phục thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, chẳng hạn như trong vụ tìm kiếm máy bay mất tích tại Ma-lai-xi-a mới đây.

Một điểm nổi bật cho thấy sự quyết tâm của chính quyền Mỹ đối với chiến lược xoay trục Châu Á, đó là dù ngân sách chung bị cắt giảm, nhưng ngân sách dành cho Bộ tư lệnh các lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương (PACOM) không bị ảnh hưởng [5, tr.307]. Ngược lại, Mỹ còn tăng cường phạm vi hiện diện các lực lượng PACOM, bao gồm “trạm quân sự” mới tại Úc. Mỹ đang lên kế hoạch chuyển phần lớn hải quân tới khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Không quân Mỹ cũng di chuyển các đơn vị không quân từ Afghanistan đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương: các lữ đoàn máy bay ném bom B-1, máy bay trinh sát không người lái MQ-9 Reaper và U-2, máy bay không người lái Global Hawk. Lục quân Mỹ điều động khoảng 91.000 binh sĩ và nhân viên dân sự đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm tăng cường nhân lực và hỗ trợ chiến đấu, 12 trận địa tên lửa Patriot và các lực lượng khác [36, tr.6].

Tầm quan trọng ngày càng nâng cao của Châu Á - Thái Bình Dương đã được nhấn mạnh rõ ràng hơn khi ngày 5/1/2012, Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố chiến lược quốc phòng mới của Mỹ "Sustaining U.S.Global leadership: Priorities for 21st century defense", trong đó chủ trương chuyển trọng tâm chiến lược từ châu Âu - Đại Tây Dương sang Châu Á - Thái Bình Dương. Bản chiến lược nêu rõ: "Những lợi ích kinh tế và an ninh của Mỹ được gắn chặt với sự phát triển trong vòng cung kéo dài từ Tây Thái Bình Dương và Đông Á sang khu vực Ấn Độ Dương và Nam Á, tạo ra một sự kết hợp những thách thức và cơ hội đang gia tăng. Vì vậy, trong khi quân đội Mỹ sẽ tiếp tục đóng góp cho an ninh toàn cầu, chúng ta sẽ nhất thiết cân bằng lại đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các mối quan hệ của chúng ta với các đồng minh châu Á và các đối tác then chốt là mang tính quyết định đối với sự ổn định và tăng trưởng trong tương lai của khu vực. Chúng ta sẽ chú trọng tới những liên minh hiện tại của chúng ta, các liên minh tạo nền tảng mang tính sống còn đối với an ninh của Châu Á - Thái Bình Dương.

Chúng ta cũng sẽ mở rộng các mạng lưới hợp tác của chúng ta với các đối tác đang nổi lên trên khắp Châu Á - Thái Bình Dương để đảm bảo khả năng tập thể và khả năng đảm bảo những lợi ích chung." [65]. Tại Đối thoại Shangri- La lần thứ 11 tại Xing-ga-po, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuyên bố rằng 60% tàu chiến Mỹ sẽ đóng ở Thái Bình Dương đến năm 2020 [29].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Biển Đông trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)