Ủng hộ giữ nguyên trạng và giải quyết các tranh chấp thông qua

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Biển Đông trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ (Trang 92 - 95)

Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

3.2. Các xu hƣớng chính về vấn đề Biển Đông trong chiến lƣợc xoay

3.2.2. Ủng hộ giữ nguyên trạng và giải quyết các tranh chấp thông qua

qua thương lượng hòa bình

Như đã phân tích, nước Mỹ có lợi ích từ việc duy trì môi trường hòa bình, sự ổn định trên khu vực Biển Đông. Xu hướng ủng hộ việc giữ nguyên trạng đối với các yêu sách về chủ quyền lãnh thổ trên thực địa và giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp này thông qua thương lượng hòa bình có mối quan hệ chặt chẽ đối với các lợi ích của Mỹ trên khu vực Biển Đông.

Thứ nhất, nước Mỹ luôn khẳng định mình có lợi ích quan trọng đối với việc duy trì tự do hàng hải, hàng không tại khu vực Biển Đông. Yếu tố tự do hàng hải, hàng không đảm bảo các lợi ích về kinh tế, thương mại và cả an ninh chiến lược tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cho nước Mỹ. Các tàu thương mại của Mỹ, của các nước buôn bán, làm ăn với Mỹ đi qua khu vực Biển Đông là rất lớn (ước tính giá trị kinh tế của việc trao đổi thương mại thông qua Biển Đông của Mỹ lên đến trên 1200 tỷ USD một năm). Mặt khác, các hoạt động quân sự của Mỹ tại khu vực Biển Đông cũng diễn ra hết sức sôi động và giữ vai trò quan trọng. Đây là địa bàn hoạt động chủ yếu của Hạm đội Thái Bình Dương, hạm đội này thường xuyên tổ chức các cuộc tuần tra, các cuộc tập trận chung và viếng thăm các nước Châu Á….nhằm phục vụ các nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho nước Mỹ. Giả định, nếu khu vực Biển Đông xảy ra những cuộc xung đột, gây mất ổn định thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các lợi ích của nước Mỹ tại khu vực này. Chính vì vậy, đây là nguyên nhân chủ yếu giải thích cho việc Mỹ luôn ủng hộ việc giữ nguyên hiện trạng và giải quyết các mâu thuẫn tranh chấp thông qua biện pháp thương lượng hòa bình.

Thứ hai, việc giữ nguyên trạng và giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình sẽ tránh cho nước Mỹ phải trực tiếp bị cuốn vào các tranh chấp này. Nếu Mỹ bị cuốn vào các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên khu vực Biển Đông, các mâu thuẫn, tranh chấp này sẽ trở nên gay gắt, nguy hiểm. Giả định khi xung đột nổ ra giữa Phi-líp-pin và Trung Quốc trên Biển Đông, khi đó Mỹ với vai trò là đồng minh của Phi-líp-pin (thực hiện các cam kết trong Hiệp ước đã ký với Phi-líp-pin) có thể sẽ can thiệp vũ trang để bảo vệ đồng minh. Khi xung đột vũ trang Mỹ - Trung xảy ra trên Biển Đông, không những gây ảnh hưởng đến các lợi ích của nước Mỹ tại khu vực, mà nguy hiểm hơn, Mỹ có thể sẽ bị sa lầy vào một cuộc chiến hao tiền tốn của và đầy bất trắc. Chính vì vậy, xu hướng chung trong những chính sách của Mỹ khi can thiệp vào vấn đề Biển Đông là ủng hộ việc giữ nguyên trạng và giải

quyết các tranh chấp thông gia thương lượng hòa bình. Mỹ muốn can dự vào vấn đề Biển Đông với vai trò như một “nhà kiến tạo hòa bình”, thúc dục các bên tham gia tranh chấp chủ quyền thương lượng và đưa ra một cơ chế giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp này một cách hòa hình.

Trong lần đầu tiên đưa ra tuyên bố về chính sách đối với vấn đề Biển Đông vào tháng 5-1995, Mỹ đã nhấn mạnh quan điểm của mình: “Mỹ cực lực phản đối việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết các tranh chấp, yêu cầu tất cả các bên kiềm chế và tránh những hành động gây mất ổn định. Mỹ kêu gọi các bên có yêu sách tăng cường những nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến các yêu sách tranh chấp chủ quyền, tính đến lợi ích của tất cả các bên cũng như đóng góp vào hòa bình và phồn vinh trong khu vực. Mỹ sẵn sàng giúp đỡ các bên có yêu sách thúc đẩy quá trình quá trình giải quyết các mâu thuẫn theo cách có lợi nhất cho tất cả các bên” [87].

Trong Tuyên bố Hà Nội ngày 23-7-2010, Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ là bà Cliton tái khẳng định lại những quan điểm của Mỹ trong tuyên bố chính sách về vấn đề Biển Đông năm 1995, đồng thời nhấn mạnh ba yếu tố: (1) Giải quyết các tranh chấp không sử dụng sự cưỡng ép. (2) Ủng hộ “tất cả các bên sử dụng tiến trình ngoại giao hợp tác,” đó là sẵn sàng “tạo điều kiện cho các sáng kiến và các biện pháp xây dựng lòng tin phù hợp”. (3) Ủng hộ soạn thảo một bộ quy tắc ứng xử đầy đủ [105]. Những chính sách này trong tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ tiếp tục cho thấy xu hướng phản đối sử dụng vũ lực, ủng hộ việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình.

Năm 2012, Người phát Ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ đã tuyên bố về chính sách đối với vấn đề Biển Đông, tái khẳng định lợi ích của Mỹ về hòa bình, ổn định trong khu vực này và bày tỏ mối quan tâm đối với sự gia tăng căng thẳng. Đặc biệt, trong tuyên bố lần này, Mỹ đã chính thức lên tiếng chỉ trích Trung Quốc trong việc làm gia tăng các căng thẳng tại khu vực Biển Đông

sau sự kiện tại bãi cạn Scarborough và việc thành lập thành phố Tam Sa. Tuyên bố nêu rõ: “việc Trung Quốc nâng cấp hành chính thành phố Tam Sa và thiết lập một điểm đồn trú quân sự mới ở đó có trách nhiệm bao trùm lên các khu vực tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa là trái với các nỗ lực hợp tác ngoại giao nhằm giải quyết những sự khác biệt và có nguy cơ làm leo thang căng thẳng ở trong khu vực” [81].

Năm 2014, sau sự kiện Trung Quốc cho hạ đặt giàn khoan HD 981 vào sâu trong thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đẩy mâu thuẫn, tranh chấp trong khu vực vào tình trạng căng thẳng. Ngày 10-7-2014 Thượng viện Mỹ đã có một chính sách mạnh mẽ khi nhất trí thông qua Nghị quyết mang mã số S.RES.412 về Biển Đông yêu cầu Trung Quốc quay lại nguyên trạng trước ngày 1/5/2014. Đến ngày 3-12-2014, Nghị quyết S.RES.412 cũng đã được Hạ viện Mỹ thông qua. Nghị quyết S.RES.412 tái khẳng định sự ủng hộ của Chính phủ và Quốc hội Mỹ đối với các nỗ lực tìm giải pháp hòa bình và trên cơ sở các nguyên tắc luật pháp quốc tế đã được các nước công nhận đối với các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Nghị quyết nêu rõ mặc dù không phải là một bên có yêu sách ở Biển Đông nhưng Mỹ là một cường quốc Châu Á-Thái Bình Dương, có lợi ích quốc gia trong việc khuyến khích và ủng hộ các quốc gia trong khu vực hợp tác với nhau để giải quyết các tranh chấp bằng con đường ngoại giao và hòa bình; phản đối việc cưỡng bức, hù dọa, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực [87]. Chính sách cụ thể này một lần nữa khẳng định xu hướng chung trong chính sách về vấn đề Biển Đông của Mỹ là ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề Biển Đông trong chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)