Từ khi xã hội loài người bước vào giai đoạn phát triển hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ đã xuất hiện việc trao đổi, mua bán người. Ban đầu, con người bị trao đổi, lựa chọn, mua bán như hàng hóa và việc mua bán người được thực hiện một cách công khai, thường xuyên tại các địa điểm công cộng. Người bị bán làm nơ lệ có thể là người nghèo hoặc tù nhân bị bắt sau các cuộc chiến tranh. Họ phải làm việc cực nhọc trong hầm mỏ, công trường, nông trại,… Nhưng họ cịn khơng được coi là một con người, một công dân bởi bị kiểm sốt gắt gao. Ví như, họ khơng được tự do thân thể, khơng được sở hữu tài sản, vũ khí, khơng được đi học, không được tự do tụ họp, không được di chuyển nếu không được sự cho phép của chủ nô. Họ bị đối xử thô bạo, số phận nằm trong tay chủ nô, do chủ nô định đoạt. Ở một số quốc gia thời phong kiến, việc trao đổi phụ nữ cũng sớm được thực hiện vì lợi ích chính trị, kinh tế,…
Hiện nay, tệ nạn mua bán người vẫn còn tồn tại trên phạm vi tồn cầu và đang có chiều hướng gia tăng tới mức đáng lo ngại. Hành vi buôn bán người không chỉ gây ảnh hưởng tới cuộc sống của nạn nhân và gia đình họ mà cịn gây ảnh hưởng không nhỏ tới trật tự an ninh, xã hội.
Xác định được mức độ nghiêm trọng đối với thể xác và tinh thần của các nạn nhân bị buôn bán và đối với xã hội, nên nhiều nước đã sớm ban hành những văn bản quy phạm pháp luật để tạo ra cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc đấu tranh và phòng, chống tệ nạn buôn bán người. Mặc dù vậy, đến nay trong khoa học cũng như trong thực tiễn vẫn chưa có khái niệm thống nhất về khái niệm bn bán người, buôn bán phụ nữ, trẻ em.
Từ năm 1949, Liên Hiệp Quốc đã đưa ra Công ước về trấn áp việc bn bán người và bóc lột mại dâm người khác theo đó: “….mại dâm và tệ nạn đi kèm với nó là bn bán người vì mục đích mại dâm là trái với nhân phẩm, giá
trị con người và đe dọa đến hạnh phúc của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng”.
Tại điều 3, Nghị định thư về việc ngăn ngừa, phịng chống và trừng trị việc bn bán người, đặc biệt là BBPNTE, bổ sung công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia của Liên hợp Quốc (được thông qua và mở cho các quốc gia ký, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị quyết số 55/25 ngày 15/11/2000):
a) “Bn bán người” có nghĩa là việc mua bán, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực hay bằng hình thức ép buộc, bắt cóc, gian lận, lừa gạt, hay lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ tổn thương hay bằng việc đưa hay nhận tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của một người đang kiểm soát những người khác. Hành vi bóc lột sẽ bao gồm, ít nhất, việc bóc lột mại dâm những người khác hay hình thức bóc lột tình dục khác, các hình thức lao động hay phục vụ cưỡng bức nơ lệ hay những hình thức tương tự như nơ lệ, khổ sai hoặc lấy các bộ phận cơ thể;
b) Sự chấp thuận của một nạn nhân của việc buôn bán người đối với sự bóc lột có chủ ý được nêu trong khoản (a) là khơng thích đáng nếu bất kỳ cách thức nào được nêu trong khoản (a) đã được sử dụng;
c) Việc mua, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hay nhận một đứa trẻ nhằm mục đích bóc lột sẽ bị coi là “buôn bán người” ngay cả khi việc này được thực hiện khơng cần đến bất kỳ hình thức nào được nói trong khoản (a) điều này;
d) “Trẻ em” có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi”.
Trong Nghị định thư không bắt buộc bổ sung Công ước về Quyền trẻ em về việc Buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm năm 2000 có định nghĩa: “Bn bán trẻ em có nghĩa là bất kỳ hành động hoặc
giao dịch nào mà qua đó mà trẻ em bị chuyển giao từ bất kỳ một người hay một nhóm người nào hay bất kỳ một người hay một nhóm người khác để lấy tiền hay một giá trị trao đổi gì khác”.
Trong những năm qua, cùng với các nước trên thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có việc xây dựng, hồn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống mua bán người.
Trong pháp luật quốc tế hiện nay, các văn bản thường sử dụng khái niệm buôn bán người. Ở Việt Nam các văn bản hiện hành chủ yếu sử dụng khái niệm "mua bán phụ nữ và trẻ em" hoặc "mua bán người", điều đó được thể hiện trong Bộ luật Hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009), tại các Điều 119 và 120. Tuy nhiên, tại hai Điều luật này cũng không đưa ra định nghĩa về hành vi mua bán người.
Trong Nghị định Quy định căn cứ xác định nạn nhân bị mua bán và bảo vệ cho nạn nhân, người thân thích của họ (Điểm a, khoản 1, Điều 5), “mua bán người” được hiểu là: “Coi người như một loại hàng hóa để trao đổi bằng
tiền hoặc lợi ích vật chất khác”
Cho đến nay, mới có một văn bản đề cập đến định nghĩa về mua bán trẻ em, đó là Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự năm 1985. Theo Nghị quyết này thì thuật ngữ: “Mua bán trẻ em” được hiểu là “việc mua hoặc bán trẻ em vì mục đích tư lợi,
dù là mua của kẻ đã bắt trộm hay mua của chính người có con đem bán. Hành vi mua trẻ em khi biết rõ là đứa trẻ bị bắt trộm cũng bị xử lý về tội mua bán trẻ em. Tòa án cần phân biệt loại tội phạm này với trường hợp bố mẹ vì đơng con hoặc vì hồn cảnh khó khăn đặc biệt như q nghèo khổ khơng ni được con mà phải bán con mình (dưới hình thức cho làm con nuôi và nhận số
tiền giúp đỡ) hoặc trường hợp vì hiếm con mà mua của người có con đem bán để về ni thì cũng khơng coi là phạm tội”
Bên cạnh thuật ngữ “mua bán người”, “mua bán phụ nữ và trẻ em” thì thuật ngữ “buôn bán phụ nữ, trẻ em” xuất hiện trong một số văn bản quy phạm pháp luật của nước ta, đó là: khoản 2 Điều 130 Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Nghiêm cấm lợi dụng việc kết hơn có yếu tố nước
ngồi để bn bán phụ nữ…”
Như vậy, tổng hợp các khái niệm của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về mua bán người có thể hiểu BBPNTE là hành vi lừa dối, ép buộc, đe dọa, nhằm tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp và giao nhận phụ nữ, trẻ em từ một người, một nhóm người này cho một người hay một nhóm người khác để lấy tiền hoặc lợi ích vật chất.