Vai trị của báo chí truyền hình trong việc phịng chống bn bán phụ nữ, trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới phía bắc trên sóng truyền hình (khảo sát trên kênh VTV1, ANTV và đài PT TH lạng sơn, từ tháng 5 2014 đến tháng 5 2015) (Trang 38 - 40)

bán phụ nữ, trẻ em

Truyền thông ra đời ra đời do nhu cầu tiếp nhận thông tin của con người. Theo tác giả Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng trong cuốn Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, quan niệm: “Truyền thơng là q trình

liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm… chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường tính hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội” [14, tr.33].

Theo tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí truyền thơng: “Thuật ngữ truyền thơng có nguồn

gốc từ tiếng Latinh “Commune” có nghĩa là chung hay cộng đồng. Nội làm của nó là nội dung, cách thức, con đường, phương tiện để đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau, giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng, xã hội” [37, tr.7].

Mơ hình truyền thơng [37, tr.21]

Truyền thơng đóng vai trị quan trọng trong phòng, chống BBPNTE, giúp người dân nắm bắt thơng tin về về tính chất, thủ đoạn phức tạp của tệ nạn này, đồng thời, tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với cá nhân và toàn xã hội trong đấu tranh, phòng chống tội phạm BBPNTE.

Trong các phương tiện truyền thông đại chúng, báo chí đóng vai trị quan trọng, giúp thông tin một cách kịp thời, phong phú, đa dạng về tất cả các vấn đề: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,… Hiện nay, báo chí đang phát triển cả về số lượng và chất lượng. Theo số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Hội nghị cán bộ báo chí tồn quốc tổng kết công tác năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016, tính đến tháng 12/2015, cả nước có 858 cơ quan báo chí in, 659 tạp chí và 105 cơ quan báo điện tử, 207 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí; 66 đài phát thanh, truyền hình (Trong đó có: 02 đài Trung ương, 64 đài địa phương (riêng TP. Hồ Chí Minh có 02 đài: Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh và Đài Tiếng nói nhân dân TP. Hồ Chí Minh) với gần 18.000 nhà báo được cấp thẻ đang hoạt động trên khắp mọi vùng miền của tổ quốc và ở nước ngoài.

Trong các loại hình báo chí, mỗi loại hình đều có vị trí, thế mạnh riêng. Mặc dù ra đời muộn so với các loại hình báo chí khác (báo in, phát thanh),

nhưng truyền hình đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng và có những bước tiến vượt bậc, được đông đảo công chúng quan tâm, đón nhận.

Đối với vấn đề phịng chống BBPNTE, truyền hình đóng vai trị quan trọng trong việc thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các vụ việc, mơ hình phịng, chống BBPNTE,... giúp đấu tranh, ngăn chặn kịp thời với những thủ đoạn mới của bọn tội phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới phía bắc trên sóng truyền hình (khảo sát trên kênh VTV1, ANTV và đài PT TH lạng sơn, từ tháng 5 2014 đến tháng 5 2015) (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)