Có kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ báo chí truyền hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới phía bắc trên sóng truyền hình (khảo sát trên kênh VTV1, ANTV và đài PT TH lạng sơn, từ tháng 5 2014 đến tháng 5 2015) (Trang 96 - 99)

Kỹ năng, nghiệp vụ truyền hình quyết định rất lớn tới chất lượng sản phẩm. Kỹ năng nghiệp vụ báo chí truyền hình bao gồm: kỹ năng tìm kiếm, khai thác, khái quát thơng tin, tư duy hình ảnh, kỹ năng phỏng vấn truyền

hình, dẫn hiện trường,… Dù phóng viên có đề tài hay nhưng khơng biết cách thể hiện bằng hình ảnh và âm thanh hoặc khơng tạo ấn tượng với khán giả thì tác phẩm truyền hình đó xem như thất bại.

Trong nhiều trường hợp, phóng viên bị người dân, thậm chí là các cơ quan chức năng từ chối cung cấp thơng tin vì ngại lên hình, sợ ảnh hưởng tới cơng việc, cuộc sống. Nhiều trường hợp ngăn cản phóng viên tác nghiệp bằng nhiều hình thức khác nhau như: địi hỏi cơng văn, giấy tờ, cho bảo vệ ngăn vào, báo cáo bận không tiếp nhiều lần. Nhận thấy vai trò quan trọng của các kỹ năng nghiệp vụ truyền hình đối với chất lượng của các sản phẩm truyền hình, hiện nay nhiều đài truyền hình u cầu phóng viên, ngồi kỹ năng thu thập thơng tin, biên tập thơng tin tại hiện trường thì phải biết quay và dựng tác phẩm truyền hình. Bởi phóng viên cần tham gia ở tất cả các khâu tới khi tác phẩm được hồn thiện và phát sóng. Việc nắm vững kiến thức, cơng việc của phóng viên, quay phim, kỹ thuật thuật dựng giúp phóng viên có thể phối hợp tốt với đồng nghiệp và thể hiện một cách tốt nhất ý tưởng của mình trong một tác phẩm.

Ngồi ra, đối với loại hình báo chí truyền hình, một cá nhân khơng thể làm hết tất cả các bước trong quy trình sản xuất. Sản xuất theo ê – kíp địi hỏi phóng viên cần phải có kỹ năng làm việc nhóm và phát huy được năng lực chuyên môn mỗi người. Không giống như phóng viên báo in, báo điện tử hay phát thanh, phóng viên truyền hình khi tác nghiệp phải đi cả một ê – kíp (ít nhất phải có 2 người bao gồm phóng viên và quay phim). Phóng viên sẽ thực hiện nhiệm vụ lựa chọn đề tài, xác định chủ đề, liên hệ, xây dựng kịch bản dự kiến, cùng với quay phim tới hiện trường để thu thập thơng tin, hình ảnh và âm thanh về sự kiện, sự việc, vấn đề. Qua kịch bản dự kiến mà phóng viên đã xây dựng, quay phim khơng chỉ ghi lại những hình ảnh đã có trong kịch bản mà cần phải quan sát, trao đổi với phóng viên để ghi lại được những hình ảnh

“đắt”, mang tính phát hiện. Bên cạnh đó, quay phim cũng cần vận dụng kỹ năng nghiệp vụ báo chí, ngơn ngữ điện ảnh là bố cục khn hình, cỡ cảnh, động tác máy để chuyển tải tới cơng chúng những hình ảnh chân thực, sinh động, hấp dẫn nhất.

Đối với việc nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực, không chỉ là sự nỗ lực học hỏi của bản thân của phóng viên mà cịn là sự giúp đỡ, tạo điều kiện của cơ quan. Việc thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, các chương trình tập huấn, đào tạo kỹ năng nghiệp vụ, hội thảo trong nội bộ cơ quan đồng thời tạo điều kiện để đội ngũ phóng viên, biên tập viên và đặc biệt là đội ngũ cộng tác viên của mình được tiếp xúc, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với các đơn vị báo đài trong và ngoài nước.

Định kỳ tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, nói chuyện chuyên đề với các nhà báo có kinh nghiệm, chuyên gia theo chuyên đề như: kỹ năng làm tin, phóng sự, phỏng vấn nâng cao, cách chọn góc độ thể hiện, sử dụng âm thanh, hình ảnh trong phóng sự, kỹ năng dựng hình phi tuyến, kỹ năng dẫn hiện trường,…

Không chỉ tiếp tục nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên của mình mà các chương trình cần quan tâm đến trình độ của đội ngũ cộng tác viên. Bởi đội ngũ cộng tác viên là lực lượng không thể thiếu được trong mỗi cơ quan báo chí, góp phần quan trọng để duy trì và làm nên sự phong phú, sống động, cho các chương trình. Họ chính là lực lượng “bám rễ” trong quần chúng, hiểu biết và nắm bắt trực tiếp các thơng tin ở cở sở.

Tóm lại, nhân lực đóng vai trị quan trọng, là chủ thể quyết định chất lượng nội dung và hình thức của một sản phẩm truyền hình. Trong khi, đấu tranh, phịng, chống tội phạm nói chung và tội phạm BBPNTE nói riêng là nhiệm vụ lâu dài, gian khổ, phức tạp. Vì vậy, phóng viên, cộng tác viên của các chương trình cần chủ động trau dồi kiến thức về tất cả các lĩnh vực, có

bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững luật pháp, trung thực, có đạo đức nghề nghiệp,… để có thể phân tích, phát hiện và chuyển tải những thơng tin đó tới khán giả một cách kịp thời, sinh động, dễ hiểu, hấp dẫn nhất.

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình truyền hình có nội dung phịng, chống bn bán phụ nữ, trẻ em hình có nội dung phịng, chống bn bán phụ nữ, trẻ em

Truyền hình có nhiều thế mạnh và đang giữ một vị trí quan trọng trong việc truyền tải thông tin về tất cả lĩnh vực trong đời sống, trong đó có tun truyền phịng, chống BBPNTE. Trong khuôn khổ luận văn của mình tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền phòng, chống BBPNTE. Hy vọng, đây sẽ là nguồn thơng tin tham khảo hữu ích để các chương trình truyền hình nâng cao chất lượng thông tin, để cung cấp thông tin tới nhân dân một cách kịp thời, chính xác, hấp dẫn nhất.

Từ việc khảo sát, phân tích các tác phẩm truyền hình có nội dung thơng tin tun truyền về phịng, chống BBPNTE qua biên giới phía Bắc, tác giả đã phân tích những ưu, nhược điểm của từng chương trình trong hoạt động thơng tin tuyên truyền về vấn đề này. Để khắc phục những nhược điểm trên thì việc đưa ra một giải pháp cụ thể và lâu dài là khá quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới phía bắc trên sóng truyền hình (khảo sát trên kênh VTV1, ANTV và đài PT TH lạng sơn, từ tháng 5 2014 đến tháng 5 2015) (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)