Thơng tin về hợp tác quốc tế trong phịng, chống BBPNTE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới phía bắc trên sóng truyền hình (khảo sát trên kênh VTV1, ANTV và đài PT TH lạng sơn, từ tháng 5 2014 đến tháng 5 2015) (Trang 43 - 46)

Hiện BBPNTE đang trở thành vấn nạn toàn cầu. Tất cả các quốc gia trên thế giới cần chung tay phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm nguy hiểm này. Ngày 30/7/2010, Liên hợp quốc đã thông qua Kế hoạch Hành động Toàn cầu chống lại nạn mua bán người và tái khẳng định cam kết của các thành viên là “ngăn ngừa và phòng chống nạn mua bán người; bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân của nạn mua bán người; truy tố tội phạm mua bán người và thúc đẩy quan hệ đối tác nhằm tăng cường hợp tác giữa các quốc gia”. Từ năm 2013, Liên hợp quốc chọn ngày 30/7 là ngày: “Thế giới phòng, chống mua bán người”

Trong nhiệm vụ tuyên truyền phòng, chống BBPNTE, truyền hình đã đưa tin một cách kịp thời về các hoạt động hợp tác, ký kết, hội thảo, hoạt động bàn giao nạn nhân được giải cứu,…. giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới trong đó có Trung Quốc. Cụ thể: Truyền hình đã bám sát các hoạt động liên quan tới Hiệp định song phương Việt Nam - Trung Quốc về tăng cường hợp tác phòng, chống mua bán người; Biên bản ghi nhớ về hợp tác phòng, chống tội phạm giữa Bộ Công an hai nước và Biên bản Hội nghị thường niên Việt Nam - Trung Quốc về phòng, chống mua bán người năm 2012 (ký tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc). Ngoài ra, các buổi gặp gỡ, trao đổi tại khu vực biên giới, phối hợp triển khai Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người trên tuyến biên giới Việt Nam- Trung Quốc cũng được truyền hình đưa tin một cách đầy đủ, kịp thời.

Trên cơ sở lý luận báo chí và thực tiễn xã hội cho thấy, truyền hình là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu, là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội, là diễn đàn của nhân dân. Để phát huy vai trị của truyền hình trong cơng tác phịng, chống BBPNTE, truyền hình cần xác định đúng nội dung tuyên truyền như: Chính sách, pháp luật về phòng, chống BBPNTE thủ đoạn và tác hại của hành vi BBPNTE; kỹ năng xử lý các tình huống trong trường hợp nghi ngờ về việc BBPNTE; biện pháp, kinh nghiệm phòng, chống BBPNTE.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1 của luận văn, trên cơ sở tìm hiểu và phân tích định nghĩa về “truyền hình” có thể hiểu: Truyền hình là phương tiện truyền thơng đại chúng chuyển tải thông tin về các sự kiện, vấn đề, hiện tượng đang diễn ra trong hiện thực khách quan bằng hình ảnh và âm thanh sống động nhờ phương tiện truyền thơng truyền hình. Ngay từ khi ra đời, truyền hình là loại hình báo chí đóng quan trọng trong đời sống xã hội. Với thế mạnh là một

trong những phương tiện truyền thơng mang tính thời sự, sinh động, hấp dẫn, lan tỏa, truyền hình đã tun truyền phịng, chống BBPNTE một cách nhanh chóng, kịp thời,…

Bên cạnh những vấn đề lý luận chung về truyền hình, tác giả đã tìm hiểu khái niệm “buôn bán người”, “buôn bán phụ nữ, trẻ em”. Qua phân tích từ các văn bản pháp luật quốc tế và Việt Nam, có thể hiểu: Bn bán phụ nữ, trẻ em là hành vi lừa dối, ép buộc, đe dọa, nhằm tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp và giao nhận phụ nữ, trẻ em từ một người, một nhóm người này cho một người hay một nhóm người khác để lấy tiền hoặc lợi ích vật chất.

Ngồi ra, tác giả đã đưa ra các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống BBPNTE, vai trò của việc tuyên truyền phòng, chống BBPNTE trên truyền hình: Tun truyền phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống BBPNTE; thủ đoạn của bọn tội phạm BBPNTE; cổ vũ, động viên gương người tốt trong tuyên truyền phòng, chống tội phạm BBPNTE; hợp tác quốc tế trong phịng chống BBPNTE. Từ đó, giúp người dân nhận biết và phòng ngừa hiệu quả với loại tội phạm nguy hiểm này.

Trong chương 2, tác giả sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá, phân tích về cơng tác tun truyền phịng, chống BBPNTE qua biên giới phía Bắc trên 3 chương trình truyền hình trong diện khảo sát.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới phía bắc trên sóng truyền hình (khảo sát trên kênh VTV1, ANTV và đài PT TH lạng sơn, từ tháng 5 2014 đến tháng 5 2015) (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)