phụ nữ, trẻ em
Theo Từ điển Tiếng Việt giải thích: “pháp luật là những quy phạm
hành vi do nhà nước ban hành mà mọi người dân buộc phải tuân theo, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội” [28, tr.951].
“Pháp luật còn được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự chung, do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện. Nói cách khác, pháp luật cũng chính là hệ thống các quy phạm pháp luật” [10, tr.35].
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trị đặc biệt quan trọng, là phương tiện không thể thiếu bảo đảm cho sự tồn tại, ổn định của xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa,.. mà cịn bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cơng dân bởi nó xuất phát nhu cầu khách quan của các tầng lớp nhân dân.
Ở nước ta, vai trò của pháp luật đã được ghi nhận tại Điều 12, Hiến pháp năm 1992 là: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng
tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”.
Ở Việt Nam, pháp luật là công cụ để giữ vững an ninh, trật tự an tồn xã hội; là phương tiện mà thơng qua đó Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xã
hội; là cơ sở pháp lý để bộ máy nhà nước Việt Nam tổ chức và hoạt động; là công cụ để Nhà nước quản lý hiệu quả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội; là công cụ để thiết lập, bảo đảm công bằng xã hội, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa; là phương tiện giáo dục con người mới; tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc hình thành những quan hệ mới trong xã hội; là công cụ bảo vệ hữu hiệu quyền công dân, quyền con người; đồng thời pháp luật bảo vệ, tạo điều kiện cho những công cụ quản lý xã hội khác phát triển vì xã hội dân chủ, cơng bằng, văn minh.
Để phịng chống tội phạm BBPNTE, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật phòng, chống tội phạm BBPNTE như:
Bộ luật Hình sự năm 1999 có quy định Tội mua bán người (Điều 119) và Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (Điều 120). Bộ luật được xây dựng trên cơ sở Bộ luật Hình sự 1985 (sửa đổi bổ sung năm 2009). Theo đó, mua bán người là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc các lợi ích vật chất khác để trao đổi người (từ đủ 16 tuổi trở lên) như một loại hàng hóa. Ngồi ra, mua bán trẻ em là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để trao đổi trẻ em (người dưới 16 tuổi) như một loại hàng hóa.
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2005, thay thế Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991. Tại điều 7 có quy định nghiêm cấm hành vi: “Hành hạ, ngược đãi,
làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác;”.
Luật Hơn nhân và gia đình số 22/2000/QH10 ngày 09 tháng 6 năm 2000. Trong điểm 5, Điều 69 của có hiệu lực từ ngày 01 tháng 1 năm 2001, tại điểm 5 điều 69 có quy định điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi “Không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con
chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con cháu, người có cơng ni dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp; mua bán; đánh tráo chiếm đoạt trẻ em; các tội xâm phạm tình dục với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”.
Pháp lệnh phòng, chống mại dâm có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2003. Tại điểm 2 Điều 24 có yêu cầu xử lý đối với người có hành vi liên quan đến mại dâm “Người môi giới mại dâm, chứa mại dâm, cưỡng bức mại dâm,
tổ chức mại dâm, mua bán phụ nữ trẻ em để phục vụ hoạt động mại dâm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Quyết định số 130/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động, phịng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2004 – 2010, phê duyệt ngày 14 tháng 7 năm 2004. Theo đó, đưa ra 4 đề án phòng ngừa: Đề án phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm BBPNTE do Bộ Cơng an và Bộ Tư lệnh Biên phịng thực hiện. Đề án tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về phòng chống tội phạm do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì. Việc tiếp nhận những nạn nhân là PNTE từ nước ngoài trở về do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đảm nhiệm. Công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến việc phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm BBPNTE do Bộ Tư pháp chủ trì. Ngồi ra, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch & Đầu tư cũng có trách nhiệm thực hiện những công việc liên quan.
Ngày 29/03/2011, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XII đã thơng qua Luật phịng, chống mua bán người (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012). Luật gồm 8 chương với 58 điều, quy định việc phòng ngừa, phát
hiện, xử lý hành vi mua bán người và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân; hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người; trách nhiệm của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong cơng tác phịng, chống mua bán người.
Trong năm 2011, Thủ tướng phê duyệt Chương trình hành động phịng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011 - 2015 (18/8/2011 trong Quyết định số 1427/QĐ-TTg).
Do tính chất hoạt động xuyên quốc gia của tội phạm BBPNTE thời gian qua, các Bộ, ngành của Việt Nam đã tăng cường phối hợp chặt chẽ với nhiều tổ chức quốc tế như UNICEF, ILO, IOM, UNODC, UNIAP,… để đấu tranh, phòng chống mua bán người. Đặc biệt, Việt Nam đã tham gia các hoạt động của Chương trình hành động về phịng, chống BBN của tiểu vùng sơng MêKông từ năm 2005- 2007 (COMMIT).
Việt Nam đã tích cực tham gia vào việc xây dựng, thông qua và đã ký Công ước loại bỏ các hình thức phân biệt đối xử của phụ nữ (CEDAW) vào 29/7/1980, phê chuẩn Công ước CEDAW ngày 17/02/1982. Theo đó, Cơng ước khẳng định tất cả các hình thức phân biệt đối xử đều bị lên án. Các nước tham gia Cơng ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp, kể cả biện pháp pháp luật nhằm đảm bảo cho phụ nữ được thực hiện, thụ hưởng các quyền con người và tự do cơ bản trên cơ sở bình đẳng với nam giới.
Ngày 20 tháng 02 năm 1990, Việt Nam ký Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Đây là một văn bản pháp luật quốc tế nhằm bảo vệ trẻ em mà tất cả mọi người cần thực hiện. Khi một quốc gia ký và phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em thì chính phủ của quốc gia đó phải tn thủ điều ước quốc tế đó để đạt được một số các tiêu chuẩn cơ bản nhất cho trẻ em. Công ước này, đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào ngày 20/11/1989.
Công ước của Liên hiệp quốc về chống tội phạm có tổ chức liên quốc gia (ký 13/12/2000). Công ước này nhằm liên kết giữa các quốc gia, chủ động tấn công, ngăn chặn sớm tội phạm nhất là các băng nhóm tội phạm có tính chất xuyên quốc gia như: khủng bố, mua bán người, rửa tiền, mua bán ma túy và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác,…
Ngoài ra, chúng ta cũng đã ký các thỏa thuận song phương với một số quốc gia liên quan đến việc hợp tác trong đấu tranh phòng, chống một số loại tội phạm, trong đó có tội mua bán người. Việt Nam tham gia và ký kết Văn kiện ghi nhớ và Kế hoạch hành động 06 nước Tiểu vùng sông Mê Kông (Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Mianma và Việt Nam). Ký Hiệp định song phương với Campuchia (2005); Việt Nam - Thái Lan (2008), Việt Nam - Trung Quốc (2010). Ngoài ra, Việt Nam đã ký 15 hiệp định song phương và 13 hiệp định tương trợ tư pháp về phịng, chống tội phạm với các nước, trong đó đều có nội dung phịng, chống tội phạm mua bán người.
Ngày 15 tháng 12 năm 2010 tại Vương quốc Hà Lan, được sự ủy quyền của Chính phủ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Vương quốc Hà Lan đã ký Công ước Bảo vệ và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế. Đây là một trong số 38 công ước quốc tế về tư pháp quốc tế trong khuôn khổ Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế. Hiện tại, Cơng ước có 81 quốc gia thành viên.
Ngày 27/8/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 1497/QĐ – TTg về Kế hoạch Hành động Quốc gia triển khai thực hiện Hiệp định giữa chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hồng gia Campuchia để loại trừ nạn BBPNTE và giúp đỡ nạn nhân bị buôn bán. Kế hoạch hoạt động cho giai đoạn 2013 đến hết năm 2015 bao gồm 6 lĩnh vực: trao đổi thông tin và hợp tác giữa hai quốc gia, giáo dục pháp luật, xác định và bảo vệ các nạn nhân của nạn mua bán người, truy tố tội phạm mua bán
người, nâng cao năng lực cho cán bộ liên quan đến các quy trình chuẩn ký kết năm 2009, và tăng cường hợp tác quốc tế. Mỗi lĩnh vực được giao cho một cơ quan chính làm đầu mối và cơ quan ban, ngành khác sẽ trình kế hoạch ngân sách cho việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch hoạt động.
Hành vi BBN trong đó có BBPNTE xâm phạm đến những quyền cơ bản của con người, nhân phẩm, đạo đức thuần phong mỹ tục của dân tộc ta, gây ảnh hưởng tới ninh trật tự của đất nước. Chính vì vậy, cùng với việc lãnh đạo nhân dân thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta cần quan tâm hơn nữa đến công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ phụ nữ, trẻ em.