Nội dung thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới phía bắc trên sóng truyền hình (khảo sát trên kênh VTV1, ANTV và đài PT TH lạng sơn, từ tháng 5 2014 đến tháng 5 2015) (Trang 51 - 62)

Trong cuốn Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật của tác giả Dương Xuân Sơn: “Nội dung gồm các yếu tố: sự kiện, chi tiết, chính kiến, vấn

đề, đề tài, chủ đề mà tác giả miêu tả trong tác phẩm” [34, tr.5].

Một tác phẩm truyền hình có nội dung hay cần đáp ứng các yêu cầu: thơng tin có giá trị, mang tính thời sự, chính xác, hấp dẫn, hiệu quả và có hiệu ứng xã hội,... Những tác phẩm truyền hình hay sẽ thu hút sự quan tâm theo dõi cũng như sự tin tưởng của công chúng.

Qua khảo sát, 3 chương trình truyền hình đều có nội dung thơng tin về vấn đề phịng, chống BBPNTE qua biên giới phía Bắc như: phổ biến văn bản pháp luật của Đảng, Nhà nước và hợp tác quốc tế trong phòng, chống BBPNTE; thủ đoạn của bọn tội phạm; công tác đấu tranh với tội phạm của lực lượng cơng an, bộ đội biên phịng và quần chúng nhân dân; biện pháp phòng, chống BBPNTE.

2.2.1.1. Tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật của Đảng, Nhà nước về phòng, chống BBPNTE và hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống BBPNTE

Để phịng, chống BBPNTE, cần phải thơng tin tun truyền, phổ biến quan điểm chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về vấn đề này, giúp công chúng nắm được thông tin, nhận thức đúng và áp dụng trong thực tiễn cuộc sống.

Chuyên mục Vì an ninh xứ Lạng ngày 13/12/2014, thông tin về việc ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối tượng với tội danh mua bán người theo Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam. Cụ thể, trong tin Bắt 2 đối tượng mua bán người: “Ngày 19/12/2014, phòng cảnh sát điều tra về trật tự

xã hội công an tỉnh Lạng Sơn đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với hai đối tượng Hoàng Văn Phượng sinh năm 1985 và Vi Thị Cảnh sinh

năm 1986 cùng hộ khẩu thường trú tại Khuất Xá, Lục Bình, Lạng Sơn về tội mua bán người theo điều 119 Bộ luật Hình sự” [Vì an ninh xứ Lạng, 13/12/2014].

Thông tin về việc xử phạt được quy định tại điều 119 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam là thơng tin quan trọng, giúp chỉ dẫn người dân tra cứu khi muốn tìm hiểu thêm về Bộ luật này.

Ngồi ra, việc thơng tin về các văn bản, chỉ đạo mới của các bộ, ban, ngành trong việc triển khai công tác tấn công, trấn áp tội phạm BBN cũng được chuyên mục Vì an ninh xứ Lạng thơng tin kịp thời. Như trong phóng sự Lạng Sơn đấu tranh hiệu quả với tội phạm mua bán người: “Thưa quý vị và

các đồng chí, Lạng Sơn là địa phương có đường biên giới dài tiếp giáp với Trung Quốc, được đánh giá là 1 trong 4 địa bàn trọng điểm trong cả nước về tội phạm buôn bán người. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Công an, công an tỉnh Lạng Sơn đã mở đợt cao điểm từ ngày 1/8 đến ngày 31/10/2014, tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người” [Vì an ninh xứ Lạng, 22/11/2014].

Thơng tin cụ thể về thời gian thực hiện đợt cao điểm, sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của các cấp, các ngành, trong đấu tranh phòng, chống BBN khẳng định sự quan tâm kịp thời của Đảng và Nhà nước, các cơ quan, tổ chức về một trong những vấn đề còn tồn tại trong xã hội, cần sớm được giải quyết. Từ đó, người dân tin tưởng hơn vào các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác đấu tranh chống tội phạm BBPNTE.

Trong 1 năm khảo sát nội dung thơng tin về phịng, chống BBPNTE qua biên giới phía Bắc trên 3 chương trình truyền hình, tác giả nhận thấy chuyên mục Vì an ninh xứ Lạng đã có những thơng tin cụ thể, kịp thời về chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong phòng, chống BBPNTE. Tuy nhiên, chương trình Cuộc sống thường ngày và bản tin 113 Online thơng tin về nội dung trên cịn hạn chế hơn.

BBN trong đó có BBPNTE là vấn nạn tồn cầu, có ảnh hưởng tới an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội của mỗi quốc gia và cuộc sống của mỗi người dân. Chính vì vậy, sự phối hợp giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong việc đấu tranh, phòng chống tội phạm BBPNTE là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Trong cơng tác phịng, chống tội phạm BBPNTE qua biên giới phía Bắc, Việt Nam đã phối hợp với Trung Quốc trong việc trao đổi thông tin, phối hợp điều tra, truy bắt tội phạm, giải cứu, tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về; tổ chức các diễn đàn truyền thơng chung về phịng, chống mua bán người, hoàn chỉnh khung pháp lý phù hợp với đặc điểm tình hình của mỗi nước,…

Chuyên mục Vì an ninh xứ Lạng ngày 4/4/2015 đã thông tin về sự phối hợp giữa Việt Nam và Trung Quốc trong đấu tranh, phòng chống BBPNTE. Đó là hoạt động hội đàm giữa Cơng an tỉnh Lạng Sơn với đồn đại biểu của tổng đội trinh sát hình sự ti công an khu tự trị dân tộc Chuang trong việc phòng, chống tội phạm khu vực biên giới. Trong đó, duy trì và tăng cường hợp tác phòng chống mua bán người: “Trong buổi hội đàm, 2 bên đã đánh giá

hiệu quả của việc hợp tác phòng chống mua bán người, cụ thể: từ năm 2014 công an Trung Quốc đã giải cứu thành công 3 phụ nữ bị lừa bán sang Trung Quốc. 3 nạn nhân này đã được bàn giao lại cho công an Việt Nam” [Vì an

ninh xứ Lạng, 4/4/2015].

Trong phóng sự Cảnh giác với thủ đoạn xin cho nhận con nuôi – Bản tin 113 Online, đã thể hiện sự vào cuộc nhanh chóng, kịp thời của cơng an hai nước Việt –Trung trong việc hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân bị lừa bán sang Trung Quốc: “Sau khi điều tra làm rõ vụ việc công an tỉnh Hà Giang đã có hàm thư

trao đổi cơng tác, phối hợp đấu tranh phịng, chống tội phạm trên tuyến biên giới và được công an Trung Quốc giúp đỡ, ngày 20/5 vừa qua tại cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, cơng an tỉnh đã tiếp nhận cháu Chảo Văn Trinh

và trao trả cho chị Đỗ Thị Sinh trong niềm vui khơn xiết của gia đình” [113

Online, 28/5/2014].

Thơng tin trên cho thấy, Công an Việt Nam và công an Trung Quốc đã chủ động, nhanh chóng có biện pháp cụ thể, kịp thời phối hợp để giải cứu, hỗ trợ các nạn nhân trong các vụ BBPNTE.

2.2.1.2. Thủ đoạn mà bọn tội phạm sử dụng để lừa bán PNTE

Khảo sát trên 3 chương trình truyền hình trong thời gian từ tháng 5/2014 – 5/2015 cho thấy, chỉ có 1 vụ việc do người Trung Quốc trực tiếp sang Việt Nam để thực hiện hành vi BBPNTE qua biên giới phía Bắc. Số cịn lại đều là người Việt Nam có người thân, bạn bè sống ở Trung Quốc, hoặc từng bị bán sang Trung Quốc làm vợ, gái mại dâm,… thực hiện. Các đối tượng này liên kết, móc nối với các đối tượng ở Trung Quốc để lừa bán nạn nhân bằng cách đưa nạn nhân vượt biên trái phép qua các đường mòn tự phát.

Trong các tin, bài đã phát sóng trên 3 chương trình đều thơng tin về các thủ đoạn của bọn tội phạm BBPNTE, trong đó nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi, khó phát hiện. Qua khảo sát, có thể thấy bọn tội phạm đã dùng các thủ đoạn sau:

Các thủ đoạn của bọn tội phạm VTV1 LSTV ANTV

Tác phẩm có nội dung về thủ đoạn của bọn tội phạm 2 9 32

Lừa xin việc 0 4 10

Lừa tán tỉnh, yêu đương 0 4 9 Lừa sang Trung Quốc lấy chồng 1 0 6 Lừa nhận làm con nuôi 1 1 2

Lừa đưa đi thi 0 0 1

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Lừa xin việc Lừa tán tỉnh, yêu đương Lừa sang Trung Quốc lấy chồng Lừa nhận làm con nuôi

Lừa đưa đi thi Lừa đưa đi chơi 0 0 1 1 0 0 4 4 0 1 0 0 10 9 6 2 1 4

Cuộc sống thường ngày (VTV1) Vì an ninh xứ Lạng (LSTV) 113 Online (ANTV)

Bảng, biểu 2.2: Thống kê số lượng tin bài có nội dung về thủ đoạn mà bọn tội phạm đã sử dụng để BBPNTE qua biên giới phía Bắc trên 3 chương trình truyền hình (từ tháng 5/2014 đến tháng 5/2015).

Qua số liệu khảo sát có thể thấy, bọn tội phạm đã dùng nhiều thủ đoạn để lừa bán nạn nhân. Một trong những thủ đoạn mà bọn chúng sử dụng nhiều nhất là lừa xin việc. Lợi dụng các cơ gái có hồn cảnh khó khăn, khơng có việc làm, đang cần tìm việc để có tiền phụ giúp gia đình, các đối tượng đã đưa ra mức lương hấp dẫn, điều kiện làm việc tốt, nhàn hạ để dụ dỗ, thuyết phục nạn nhân. Chuyên mục Vì anh ninh xứ Lạng đưa tin, 2 nạn nhân bị đối tượng là Lê Văn Công lừa bán nạn nhân bằng cách lừa xin việc: “Với thủ đoạn tìm

việc làm tại các cơng ty ở Trung Quốc với mức lương cao, tên Công đã lừa bán trót lọt 2 nạn nhân sang biên giới làm gái mại dâm” [Vì anh ninh xứ

Không chỉ lừa nạn nhân, bọn bn người cịn tới tận gia đình họ để thuyết phục người nhà cho nạn nhân đi làm để có cơ hội đổi đời. Như trường hợp, bản tin 113 Online đưa tin vào ngày 27/10/2014: Hai đối tượng là Vi Đức Anh (24 tuổi) trú tại xã Khải Xuân, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ và Nguyễn Hồng Hải (34 tuổi) trú tại thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu đã lừa bán nạn nhân sang Trung Quốc làm gái mại dâm bằng cách đến tận nhà thuyết phục người thân trong gia đình cho nạn nhân đi làm với mức lương cao. Qua vụ việc này có thể thấy, bọn tội phạm BBPNTE hết sức manh động và liều lĩnh, chúng khơng từ thủ đoạn nào để có được lịng tin của nạn nhân và gia đình họ.

Bên cạnh việc dụ dỗ nạn nhân bằng những công việc với mức thu nhập hết sức hấp dẫn, bọn tội phạm BBPNTE còn nghĩ ra nhiều chiêu lừa, với các thủ đoạn tinh vi, khó phát hiện như lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của các em gái tuổi mới lớn để lừa tình. Nếu như trước đây, những kẻ BBPNTE thường lợi dụng sự quen biết với người địa phương để lừa gạt thì giờ đây chúng đã sử dụng các phương tiện công nghệ cao như điện thoại di động để tán tỉnh, dụ dỗ nạn nhân, đặc biệt là các cô gái trẻ. Như trường hợp chuyên mục Vì an ninh xứ Lạng đưa tin ngày 13/12/2014, hai đối tượng là Hoàng Văn Phượng và Vi Thị Cảnh đã sử dụng điện thoại và mạng xã hội Zalo nhắn tin, làm quen với Nguyễn Thị M. ở Tân Thạch – Long An. Sau đó, chúng vào tận Bình Dương (nơi M bán cà phê) và rủ M. sang Trung Quốc chơi và bán nạn nhân cho một gia đình Trung Quốc lấy 12 nghìn tệ (khoảng 43 triệu đồng).

Cũng có những trường hợp khó phát hiện như tán tỉnh, yêu đương rồi lừa đưa về nhà ra mắt bố mẹ chồng tương lai nhưng thực chất là lừa bán nạn nhân sang Trung Quốc, trong tin Cảnh giác với thủ đoạn “Mỹ nam kế” của bọn bn người: “Ngày 18/1/2014 có một người đàn ông tự giới thiệu tên là

sau, người đàn ông này ngỏ ý muốn lấy chị làm vợ và rủ chị ra Lào Cai để ra mắt bố mẹ chồng tương lai và chị đã đồng ý. Đối tượng Phần đã đưa chị ra Lào Cai rồi thực hiện hành vi đồi bại trước khi bán chị sang Trung Quốc”

[113 Online, 23/6/2014].

Bọn tội phạm BBPNTE đã khơng từ thủ đoạn nào, có những hành động bỉ ổi, vơ nhân tính khi chúng khơng bng tha cho cả những phụ nữ có thai. Trong tin Bán phụ nữ có thai sang Trung Quốc đã đưa: “Khi sang được Trung

Quốc chúng sẽ bán các nạn nhân cho một đối tượng tên là Hoa, sau đó y sẽ bán các nạn nhân cho người Trung Quốc với giá từ 6 đến 8 vạn nhân dân tệ, tương đương 180 đến 240 triệu đồng/1 người. Điều đáng nói, trong 4 nạn nhân trên thì có 3 nạn nhân đang mang thai, hiện 4 nạn nhân đã được trao trả về địa phương, cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, bắt giữ các đối tượng có liên quan” [113 Online, 6/10/2014].

Ngồi phụ nữ thì trẻ sơ sinh cũng là món hàng của bọn bn người. Có những trẻ bị bán khi chưa đầy 2 tháng tuổi. Trong phóng sự Cảnh báo tình trạng mua bán trẻ sang Trung Quốc – Chương trình Cuộc sống thường ngày (20/5/2014) đã phản ánh về thủ đoạn mới của bọn tội phạm. Bọn chúng đã bán trẻ sơ sinh sang Trung Quốc bằng thủ đoạn thuê những phụ nữ mới sinh con bế trẻ qua Trung Quốc. Với vóc dáng sau sinh, những người phụ nữ này vừa qua mắt cơ quan chức năng vừa có thể cho trẻ bú khi trẻ đói, khóc trong suốt quá trình di chuyển qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc.

Không chỉ với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, bọn tội phạm BBPNTE khống chế người bị hại, đe dọa nếu họ khai báo với cơ quan chức năng. Do nhận thức hạn chế, nhiều người bị hại đã không khai báo cụ thể khiến cho cơng tác điều tra, phá án gặp nhiều khó khăn.

Mặc dù đã có rất nhiều tác phẩm đã đề cập, cảnh báo mức độ nguy hại của tình trạng BBPNTE qua biên giới phía Bắc. Tuy nhiên, mỗi năm vẫn có

hàng trăm PNTE mắc vào bẫy của bọn buôn người. Một trong những nguyên nhân là do thủ đoạn của bọn buôn người luôn thay đổi. Do vậy, cần phải chú trọng tới công tác tuyên truyền, thông tin về các thủ đoạn mới của bọn tội phạm BBPNTE để người dân sớm nắm bắt được thơng tin và phịng, chống một cách kịp thời.

2.2.1.3. Nêu cao tinh thần cảnh giác phòng, chống BBPNTE

Với những vụ án chưa tìm thấy thủ phạm, trong Điều 161: Truy nã bị can (Bộ luật Tố tụng hình sự) quy định: “Quyết định truy nã được thông báo

trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người phát hiện, bắt giữ người bị truy nã”.

Trong việc nêu cao tinh thần cảnh giác phòng, chống tội phạm, bản tin 113 Online đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát truy nã tội phạm thực hiện tốt u cầu chính trị, pháp luật và nghiệp vụ, thơng tin về quyết định truy nã đối tượng phạm tội trong đó có các đối tượng phạm tội BBPNTE. Ví dụ, thơng tin truy nã đối tượng mua bán trẻ em: “Truy nã đối tượng Sùng Seo

Chúng. Sinh năm 1984. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: thơn Xín Thèn, thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Can tội mua bán trẻ em; Quyết định truy nã số 4 ngày 31/8/2011. Đơn vị ra quyết định: Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Lào Cai. Thân nhân đối tượng, họ tên bố: Sùng Seo Giả, họ tên mẹ: Lý Thị Ca” [113 Online, 2/9/2014].

Qua thông tin cụ thể: ảnh, năm sinh, nơi đăng ký thường trú, thân nhân đối tượng, giúp người dân nhận diện và kịp thời tố giác nếu phát hiện ra đối tượng phạm tội.

Để nêu cao tinh thần cảnh giác phòng, chống BBPNTE các chương trình truyền hình trong diện khảo sát cịn thơng tin về thực trạng BBPNTE đáng báo động, bằng cách đưa những số liệu thống kê cụ thể về tình trạng này. Bản tin 113 Online phát sóng ngày 12/6/2014 cũng là một ví dụ, mở đầu phóng sự Đắk Nơng gia tăng tội phạm mua bán người: “Theo số liệu thống kê

của cơ quan cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Đắk Nông, trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 40 phụ nữ hiện vắng mặt tại địa phương và trong đó có 20 phụ nữ xác định là đã bị bán sang Trung Quốc”.

Hoặc số liệu trong phóng sự Cảnh báo tình trạng mua bán trẻ qua Trung Quốc: “Thống kê của cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Quảng Ninh cho

thấy, tình trạng mua bán trẻ em qua Trung Quốc ngày càng diễn biến phức tạp, năm 2004 có 3 vụ 7 đối tượng liên quan đến đường dây buôn bán trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới phía bắc trên sóng truyền hình (khảo sát trên kênh VTV1, ANTV và đài PT TH lạng sơn, từ tháng 5 2014 đến tháng 5 2015) (Trang 51 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)