Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới phía bắc trên sóng truyền hình (khảo sát trên kênh VTV1, ANTV và đài PT TH lạng sơn, từ tháng 5 2014 đến tháng 5 2015) (Trang 84 - 89)

- Hạn chế của Bản tin 113 Online ANT

2.4. Nguyên nhân hạn chế

Qua khảo sát có thể thấy 3 kênh truyền hình, phản ánh khách quan, chân thực về các vấn đề trong đó có tun truyền phịng, chống BBPNTE, giúp cơng chúng có cái nhìn đa diện về vấn đề này. Bên cạnh những thành cơng, 3 chương trình trong diện khảo sát cịn tồn tại những hạn chế là do:

Chất lượng nguồn nhân lực

Nhìn chung, đội ngũ sản xuất của các chương trình đã đáp ứng được những yêu cầu đối với một phóng viên, nhà báo. Tuy nhiên cũng cần thẳng thắn nhìn nhận một vài điểm yếu vẫn còn tồn tại về chất lượng nguồn nhân lực. Đội ngũ sản xuất chương trình vẫn chưa chủ động sáng tạo, trong quá trình lựa chọn đề tài, khai thác và xử lý thơng tin về hình ảnh và âm thanh tại hiện trường.

Theo Thiếu tá Nguyễn Đăng Khang - Phó trưởng Ban Thời sự - Kênh ANTV: “Khó khăn lớn nhất là chất lượng nguồn nhân lực không đồng đều,

còn một số cộng tác viên chưa đào tạo làm báo chí chuyên nghiệp, nhiều cộng tác viên làm nghề theo kiểu “truyền nghề”.

Cũng theo Thiếu tá Nguyễn Đăng Khang: “Do hạn chế về kỹ năng

nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật của một số phóng viên, cộng tác viên, kỹ thuật viên nên cịn xảy ra tình trạng đưa thơng tin tỉ mỉ, chi tiết về người bị hại hoặc sử dụng cận cảnh gương mặt nạn nhân mà không sử dụng kỹ thuật làm mờ”.

Địa điểm ghi hình xa, địa hình phức tạp

Hầu hết các vụ việc BBPNTE xảy ra ở khu vực biên giới, nông thôn, vùng kinh tế khó khăn. Điều này gây ảnh hưởng khơng nhỏ tới q trình ghi hình, thu thập thơng tin. Theo phóng viên Nguyễn Tuấn Dương – Chương trình Cuộc sống thường ngày: “Có nhiều đề tài hay, tuy nhiên các đề tài này

lại ở những địa phương xa nên phóng viên gặp khó khăn trong việc liên hệ và tác nghiệp”.

Theo phóng viên Nguyễn Đức Dục - Phó Trưởng phịng phịng Chun đề Đài PT&TH Lạng Sơn, ngồi khó khăn về địa điểm ghi hình xa, địa hình phức tạp, phóng viên của chương trình cịn phải chủ động phương tiện để di chuyển tới địa điểm ghi hình: “Nạn nhân thường ở vùng nông thôn, biên giới

cách xa trung tâm thành phố nên việc đi lại gặp phải nhiều khó khăn. Khi đi tác nghiệp khơng có xe ơ tơ cơ quan đưa đi, phóng viên phải liên hệ với các cơ quan tổ chức khác để đi nhờ xe, hoặc đi xe máy”.

Thời gian sản xuất

Do áp lực thời gian phải lên sóng hàng ngày, hàng tuần, trong khi thời gian để thực hiện các tác phẩm lại khá ngắn. Để hồn thành một tác phẩm có nội dung về phịng, chống BBPNTE qua biên giới phía Bắc, phóng viên phải có thời gian tìm hiểu, nghiên cứu các vụ việc hoặc các thơng tin liên quan, liên hệ với cơ quan chức năng. Mặt khác, do đặc thù về mặt nội dung nên việc tiếp cận, thuyết phục nạn nhân và thân nhân của họ cung cấp thơng tin và cho ghi hình cũng gặp phải khơng ít khó khăn. Bên cạnh đó, phóng viên cần phải tới hiện trường để ghi hình, thu thập thơng tin, viết lời bình, dựng hậu kỳ tốn khá nhiều thời gian và cơng sức.

Theo phóng viên Nguyễn Tuấn Dương – Chương trình Cuộc sống thường ngày: “Do mật độ công việc quá dày nên thời gian để nghiên cứu, tìm

hiểu đề tài, khảo sát thực tế cịn hạn chế”.

Sự hợp tác chưa thực sự hiệu quả giữa báo chí với cơ quan cơng an

Báo chí và cơng an có mối quan hệ gắn bó trong cơng việc, phối hợp và hỗ trợ đắc lực lẫn nhau . Trong nhiều vụ án , báo chí cung cấp thơng tin , tài liê ̣u, chứng cứ cho cơ quan công an , tạo thuận lợi cho quá trình phát hiện , điều tra, xử lý tô ̣i pha ̣m và các hành vi vi pha ̣m pháp luâ ̣t . Trong hoạt động

nghề nghiệp, cả hai ngành cùng phục vụ, bảo vệ Tổ quốc, nhân dân. Tuy nhiên, do đặc thù nên quá trình điều tra, xử lý, cung cấp thông tin luôn được ngành cơng an giữ bí mật, để đưa ra kết luận xác thực về các vụ án cơ quan công an thường từ chối hoặc khơng cung cấp thơng tin cho báo chí khi vụ việc vừa mới xảy ra. Trong khi báo chí lại muốn cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời tới cơng chúng.

Buôn bán phụ nữ, trẻ em là vấn đề nhạy cảm

Hầu hết các nạn nhân sau khi trốn về nước hoặc được cơ quan chức năng giải cứu thường chọn cách im lặng để tránh điều tiếng, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của họ và gia đình. Trong khi, truyền hình phải thu thập hình ảnh và âm thanh. Do vậy, phóng viên gặp khơng ít khó khăn trong q trình liên hệ, tiếp xúc với nạn nhân và người thân của họ.

Theo ơng Nguyễn Cơng Hiệu - Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn và dịch vụ truyền thơng, Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH): “Trong q

trình thực hiện dự án xây dựng đường dây nóng về phòng, chống mua bán người giai đoạn 2013 – 2016, chúng tôi đã đi khảo sát tình hình chung về mua bán người ở các tỉnh biên giới phía Bắc và phía Nam. Qua q trình khảo sát thực tế chúng tơi nhận thấy ngun nhân khiến cho việc tuyên truyền phòng, chống BBPNTE còn hạn chế là do đây là vấn đề khá nhạy cảm. Hầu hết các nạn nhân và gia đình họ đều khơng muốn tiết lộ danh tính hoặc trả lời phỏng vấn bởi họ cịn e dè và sợ các thơng tin mà họ cung cấp sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống sau này”.

Trung tá Nguyễn Thị Thái – Phó Đội trưởng Đội Tun truyền - Phịng Chính trị - Cơng an tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Mảng đề tài BBPNTE ln được

chun mục Vì an ninh xứ Lạng chú trọng tuyên truyền song chưa đạt được hiệu quả cao vì đây là đề tài khá nhạy cảm, nạn nhân và những người thân

trong gia đình của họ cịn ngại khi xuất hiện trước ống kính thậm chí là khơng hợp tác trong việc cung cấp thông tin và trả lời phỏng vấn”.

Trên đây là một số nguyên nhân chủ yếu trong việc tuyên truyền phòng chống BBPNTE qua biên giới phía Bắc của chương trình Cuộc sống thường ngày, chun mục Vì an ninh xứ Lạng và bản tin 113 Online. Ngồi ra, cịn một số nguyên nhân khác nhưng trong nội dung luận văn chưa thể nêu hết được.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương 2, tác giả tập trung khảo sát, phân tích nội dung và hình thức tun truyền phịng, chống BBPNTE qua biên giới phía Bắc trên 3 chương trình truyền hình.

Về phần nội dung: cả 3 chương trình đã thơng tin một cách kịp thời, chân thực về: thủ đoạn của bọn tội phạm, công tác đấu tranh trấn áp tội phạm của lực lượng chức năng, biện pháp phòng, chống BBPNTE qua biên giới phía Bắc, giúp người dân nắm bắt thơng tin để chủ động phịng ngừa, ngăn chặn các hành vi của bọn tội phạm BBPNTE.

Về phần hình thức: tác giả đã khảo sát, phân tích hình ảnh và âm thanh, thể loại của các tác phẩm có nội dung phịng chống BBPNTE trên 3 chương trình truyền hình.

Bên cạnh những thành cơng các chương trình trong diện khảo sát còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Nhiều tác phẩm chủ yếu dừng lại ở việc thông tin về các vụ việc mới được cơ quan chức năng phát hiện, chưa đi sâu khai thác thông tin về thủ đoạn mới của bọn tội phạm, số phận của những nạn nhân trở về từ bên kia biên giới. Về phần hình thức, các tác phẩm cũng cịn một số hạn chế như chưa đa dạng về thể loại, hình ảnh cịn chung chung và chưa có sự sáng tạo, mang tính phát hiện, tiếng động hiện trường chưa được khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả.

Trong chương 2 tác giả cũng đã phân tích một số nguyên nhân hạn chế của 3 chương trình khi tun truyền phịng, chống BBPNTE: chất lượng nguồn nhân lực, thời gian sản xuất, sự hợp tác chưa thực sự hiệu quả giữa báo chí với cơ quan cơng an.

Qua khảo sát, phân tích ở chương 2 chính là cơ sở để đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng các tác phẩm truyền hình trong cơng tác phịng, chống BBPNTE ở nước ta hiện nay. Những kiến nghị rút ra từ kết quả khảo sát sẽ được trình bày trong chương 3 của luận văn.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới phía bắc trên sóng truyền hình (khảo sát trên kênh VTV1, ANTV và đài PT TH lạng sơn, từ tháng 5 2014 đến tháng 5 2015) (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)