Hình ảnh (Video)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới phía bắc trên sóng truyền hình (khảo sát trên kênh VTV1, ANTV và đài PT TH lạng sơn, từ tháng 5 2014 đến tháng 5 2015) (Trang 63 - 64)

Qua việc khảo sát chương trình Cuộc sống thường ngày, chuyên mục Vì an ninh xứ Lạng và bản tin 113 Online có thể thấy tất cả các tác phẩm có nội dung về phịng, chống BBPNTE qua biên giới phía Bắc đều sử dụng hình ảnh động được ghi từ thực tế cuộc sống.

Các cỡ cảnh: toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh, đặc tả được các chương trình khai thác một cách có hiệu quả và linh hoạt giúp thỏa mãn nhu cầu muốn biết cái gì đang xảy ra, nó xảy ra như thế nào của khán giả. Cụ thể: Các cỡ cảnh như toàn cảnh, trung cảnh giúp khán giả nắm bắt bao quát không gian diễn ra sự kiện, sự việc,… Cỡ cảnh cận và đặc tả được sử dụng để mô tả chi tiết về đối tượng và gây sự chú ý, tạo ấn tượng cho người xem (cận khuôn mặt bị đối tượng BBPNTE, cận bàn tay đeo cịng,…).

Qua khảo sát cũng có thể thấy các phóng viên, biên tập viên đã ghi lại những hình ảnh chân thực, sống động. Hình ảnh cũng được các phóng viên, biên tập viên sử dụng một cách có hiệu quả trong khâu hậu kỳ, tạo nên những tác phẩm đặc sắc, mang dấu ấn riêng. Có nhiều hình ảnh có tính khái qt, điển hình, mang giá trị thơng tin. Ví dụ trong phóng sự Cảnh báo tình trạng phụ nữ, trẻ em bị lừa bán sang Trung Quốc - Bản tin 113 Online phát sóng ngày 20/6/2014 có nhiều hình ảnh mang giá trị biểu cảm, tạo cảm xúc cho người xem như: Hình ảnh người mẹ có con bị lừa bán đang rất nhớ con, bà ta cầm tấm ảnh của người con trên tay và khóc. Xúc động hơn là hình ảnh ánh mắt hiền lành ngây thơ tội nghiệp khi đứa bé vừa được cơng an giải cứu, hình ảnh người mẹ ơm chằm lấy con sau nhiều ngày xa cách. Đó cũng có thể coi là yếu tố mang giá trị thơng tin và là đặc trưng riêng của hình ảnh truyền hình.

Tuy nhiên, điều dễ dàng nhận thấy là bên cạnh những tác phẩm có hình ảnh tốt, mang giá trị thơng tin cao thì vẫn cịn những tác phẩm chứa đựng những hình ảnh chung chung, chưa được đa dạng, thiếu những hình ảnh “đắt”. Hình ảnh trong nhiều tác phẩm dường như chỉ mang tính chất minh họa cho lời bình, chưa tạo được sự hấp dẫn cho cơng chúng xem truyền hình.

Đơn cử như phóng sự: Cảnh báo tội phạm bn bán người – Bản tin 113 Online ngày 27/5/2014. Trong tác phẩm này, tác giả chỉ ghi hình 2 bị can đang khai nhận hành vi BBPNTE qua Trung Quốc và lời cảnh báo tình trạng BBPNTE từ phía cơ quan cơng an. Với những hình ảnh như vậy thì tác phẩm rất đơn điệu, chưa làm rõ được vấn đề, gây sự nhàm chán, không thuyết phục người xem. Để tác phẩm hấp dẫn hơn, tác giả nên liên hệ thêm với các nạn nhân bị lừa bán hoặc gia đình họ để ghi hình và thu thập thêm thơng tin về thủ đoạn mới của bọn tội phạm hoặc thu thập thông tin về cuộc sống khổ cực của họ khi bị bán sang bên kia biên giới. Điều này sẽ làm rõ vấn đề và tạo tính hấp dẫn, thuyết phục cơng chúng hơn.

Ngồi việc thu thập hình ảnh, âm thanh tại hiện trường thì việc dựng hậu kỳ để liên kết, sắp xếp hình ảnh, âm thanh một cách logic, giúp sáng tạo ra một tác phẩm logic và hoàn chỉnh.

Qua khảo sát có thể thấy, vẫn cịn tình trạng “giật hình”, dựng hình chưa logic, cân chỉnh tiếng chưa phù hợp tuy nhiên số lượng các tác phẩm mắc các lỗi trên là rất ít. Hầu hết các tác phẩm đều đảm bảo tính logic, thống nhất giữa hình ảnh và âm thanh giúp cơng chúng dễ dàng tiếp nhận thông tin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới phía bắc trên sóng truyền hình (khảo sát trên kênh VTV1, ANTV và đài PT TH lạng sơn, từ tháng 5 2014 đến tháng 5 2015) (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)