Âm thanh (Audio)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới phía bắc trên sóng truyền hình (khảo sát trên kênh VTV1, ANTV và đài PT TH lạng sơn, từ tháng 5 2014 đến tháng 5 2015) (Trang 64 - 68)

+ Lời bình:

Trong một tác phẩm truyền hình, lời bình đóng vai trị quan trọng, lời bình khơng phải mơ tả lại những những gì chúng ta nhìn thấy trên hình hoặc lời bình một đằng, hình một nẻo. Lời bình được tiến hành song song với hình

ảnh giúp hỗ trợ, giải thích các thơng tin mà hình ảnh chưa chuyển tải hết được.

Trong một số trường hợp, do ý đồ mà tác giả khơng sử dụng lời bình. Với những tác phẩm truyền hình khơng có lời bình, địi hỏi hình ảnh và tiếng động hiện trường phải tốt, khán giả chỉ cần xem hình ảnh và nghe tiếng động hiện trường đã có thể hiểu được nội dung thơng tin.

Thơng thường, theo kinh nghiệm của các phóng viên làm truyền hình, khi viết lời bình cho truyền hình thì 1 giây hình sẽ viết 3 chữ. Trong một số trường hợp có thể viết ít hơn để phóng sự có những “khoảng lặng” và hình ảnh và tiếng động hiện trường sẽ thực hiện nhiệm vụ chuyển tải thơng tin tới khán giả. Lời bình trong truyền hình cần đáp ứng yêu cầu: ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, đảm bảo cung cấp các thông tin cần thiết, chính xác, khớp với hình ảnh để khán giả có thể tiếp nhận được đầy đủ thông tin trong thời khoảng thời gian ngắn nhất.

Khảo sát lời bình sử dụng trong thể loại tin của 3 chương trình truyền hình có thể thấy lời bình của tin được thể hiện bằng ngôn ngữ sự kiện, rõ ràng, ngắn gọn. Lời bình được thể hiện trong phóng sự sử dụng các bút pháp thuật, tả, bình khá linh hoạt.

+ Tiếng động hiện trường:

Là những âm thanh của tự nhiên, sự vật và của con người như: tiếng nước chảy, tiếng chim hót, tiếng động cơ xe, tiếng nói chuyện, tiếng vỗ tay, tiếng va chạm giữa các sự vật với nhau. Tiếng động hiện trường được ghi song song hình ảnh tại nơi diễn ra sự kiện, sự việc,… Tiếng động hiện trường hỗ trợ, tạo nên khơng khí, bối cảnh khơng gian diễn ra sự kiện, sự việc, tạo nên tính chân thực, hấp dẫn người xem. Tiếng động hiện trường được sử dụng hợp lý sẽ tạo nên độ tin cậy cao cho nội dung phản ánh.

Trong một số trường hợp, tác giả không sử dụng lời bình mà chỉ sử dụng hình ảnh và tiếng động hiện trường để tạo điểm nhấn cho tác phẩm hoặc sử dụng chính lời nói của nhân vật (người trong cuộc) để thay tác giả cung cấp thơng tin tới khán giả. Ví dụ: nạn nhân bị bán qua biên giới kể về những lần bị hành hạ về thể xác và tinh thần, hành trình trở về từ bên kia biên giới,… sẽ chân thực và thuyết phục người xem.

Hiện nay, sử dụng tiếng động hiện trường trong tác phẩm là yêu cầu bắt buộc của hầu hết các đài truyền hình.

Qua khảo sát, việc sử dụng tiếng động hiện trường của các chương trình như sau:

STT Chƣơng trình Tổng số tác phẩm Sử dụng tiếng hiện trƣờng

1 Cuộc sống thường ngày 3 3 (100%)

2 Vì an ninh xứ Lạng 16 4 (25%) 3 113 Online 45 41(91%)

Bảng 2.3: Số lượng tác phẩm sử dụng tiếng động hiện trường trong tuyên truyền phòng, chống BBPNTE qua biên giới phía Bắc trên 3 chương trình truyền hình (từ tháng 5/2014 đến tháng 5/2015).

Qua bảng khảo sát có thể thấy, tiếng động hiện trường đã được các chương trình quan tâm và sử dụng. Tất cả các tác phẩm trong chương trình Cuộc sống thường ngày đều có tiếng động hiện trường. Bản tin 113 Online cũng có số lượng lớn tác phẩm sử dụng tiếng động hiện trường. Tuy nhiên, việc sử dụng tiếng hiện trường trong các tác phẩm của chuyên mục Vì an ninh xứ Lạng chưa được khai thác triệt để, vẫn cịn nhiều tác phẩm khơng có tiếng động hiện trường. Điều này làm giảm chất lượng thơng tin, tính chân thực cho tác phẩm.

Có thể nói, tiếng động hiện trường đang giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên tính chân thực, hấp dẫn, sống động cho tác phẩm truyền hình. Do vậy, các chương trình cần có giải pháp để đảm bảo tất cả các tác phẩm khi phát sóng đều có tiếng động hiện trường.

+ Âm nhạc:

Âm nhạc đóng vai trị quan trọng, làm rõ thêm nội dung thông tin. Việc sử dụng âm nhạc một cách phù hợp có thể có thể tạo nên sự thành công và sức lan tỏa cho tác phẩm. Tuy nhiên, không nên sử dụng âm nhạc một cách tùy tiện mà phải phụ thuộc vào nội dung, cách thể hiện của tác phẩm truyền hình,…

Qua khảo sát các tác phẩm có nội dung phịng, chống BBPNTE qua biên giới phía Bắc trên các chương trình truyền hình trong diện khảo sát chỉ có 1 tác phẩm của chuyên mục Vì an ninh xứ Lạng có sử dụng âm nhạc. Ngoài ra, khơng có tác phẩm nào sử dụng.

Như vậy, trong truyền hình hình ảnh và âm thanh đều đóng vai trị quan trọng. Hình ảnh và âm thanh cần được kết hợp một cách hài hòa để chuyển tải thơng tin một cách tốt nhất, tạo nên tính chân thực, hấp dẫn, thu hút sự quan tâm theo dõi của khán giả.

2.2.2.2. Thể loại

Có thể nói rằng, một tác phẩm truyền hình hay và hấp dẫn công không chỉ là thông tin, sự kiện được phản ánh trong nội dung mà cịn bằng hình thức thể hiện, ngôn ngữ, kết cấu, thể loại,… của tác phẩm đó.

Cũng giống như các loại hình báo chí khác, truyền hình cũng có một số thể loại cơ bản như: Tin, Phóng sự, Phỏng vấn, Ký sự,… Việc phân chia các thể loại có thể đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thơng tin của khán giả một cách tốt nhất. Việc sử dụng thể loại trên 3 chương trình truyền hình được thể hiện qua bảng thống kê sau:

TT Thể loại Cuộc sống thƣờng ngày Vì an ninh xứ Lạng 113 Online 1 Tin 1 33,3% 8 50% 35 77.8% 2 Phóng sự 2 66,7% 8 50% 10 22.2% 3 Thể loại khác 0 0% 0 0% 0 0% 4 Tổng 3 100% 16 100% 45 100%

Cuộc sống thường ngày

(VTV1) Vì an ninh xứ Lạng (LSTV) 113 Online (ANTV)

Thể loại khác 0 0 0 Thể loại Phóng sự 2 8 10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới phía bắc trên sóng truyền hình (khảo sát trên kênh VTV1, ANTV và đài PT TH lạng sơn, từ tháng 5 2014 đến tháng 5 2015) (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)