Quan điểm của Đảng về phịng chống bn bán phụ nữ, trẻ em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới phía bắc trên sóng truyền hình (khảo sát trên kênh VTV1, ANTV và đài PT TH lạng sơn, từ tháng 5 2014 đến tháng 5 2015) (Trang 31 - 33)

Đảng ta luôn quan tâm quyền con người, với quan điểm: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” [Khoản 1, điều 20, Hiến pháp năm 2013].

Quan điểm nhất quán của Đảng trong đấu tranh, phòng chống tội phạm bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội là phải huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, sử dụng đồng bộ các biện pháp để phòng ngừa, chủ động tấn công ngăn chặn mọi hành động phạm tội. Mỗi cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân theo chức năng nhiệm vụ của mình đều có trách nhiệm tham gia vào cơng tác phịng chống tội phạm nói chung và tội phạm BBPNTE nói riêng.

Đấu tranh, phịng chống tội phạm BBPNTE đã được xác định là một trong những nội dung quan trọng Quyết định 138/1998/QĐ-TTg của Thủ

tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình quốc gia phịng, chống tội phạm được ngày 31/7/1998.

Để thực hiện có hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm BBPNTE cần phải quán triệt thực hiện các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo dưới đây của Đảng:

- Phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em là vấn đề mang tính tồn xã hội cao phải đặt trong mối quan hệ giữa phòng, chống tội phạm với giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý thống nhất của chính quyền, huy động sự tham gia của các ngành, đoàn thể xã hội.

- Lấy phịng ngừa là chính; kết hợp chặt chẽ giữa phịng ngừa với đấu tranh xử lý tội phạm bn bán phụ nữ, trẻ em và tái hịa nhập cộng đồng cho nạn nhân phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và pháp luật quốc tế.

- Mục tiêu là tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong các cấp các ngành, đoàn thể và tồn xã hội về cơng tác phịng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em. Đồng thời, góp phần phịng ngừa, ngăn chặn và giảm cơ bản tình trạng phụ nữ và trẻ em bị buôn bán.

Thực hiện quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về phòng chống BBPNTE, các bộ, ban, ngành từ TƯ tới địa phương đã có nhiều biện pháp, chính sách phù hợp để đảm bảo an ninh trật tự; phối hợp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách liên quan đến hoạt động BBN, trong đó có BBPNTE với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng. Ví như lồng ghép với các buổi họp của thơn bản, tổ dân phố, nhà trường, nói chuyện chuyên đề cho học sinh, sinh viên, đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ để tuyên truyền phương thức, thủ đoạn và hậu quả của tội phạm BBPNTE và cảnh báo nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm

BBPNTE; tổ chức phát động các phong trào quần chúng tích cực tham gia phòng, chống tội phạm BBPNTE, viết cam kết gia đình khơng có người tham gia hoạt động BBPNTE, động viên nạn nhân và gia đình họ tố giác tội phạm; công an các địa phương giáp biên giới đã phối hợp chặt chẽ với bộ đội biên phòng tổ chức tốt việc tiếp nhận nạn nhân, phân loại đối tượng phục vụ công tác giải cứu nạn nhân bị lừa bán và điều tra, bắt giữ, xử lý các đối tượng phạm tội, tổ chức tiếp nhận và tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân là phụ nữ bị mua bán trở về để nhanh chóng ngăn chặn và dẹp trừ tệ nạn nguy hiểm này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới phía bắc trên sóng truyền hình (khảo sát trên kênh VTV1, ANTV và đài PT TH lạng sơn, từ tháng 5 2014 đến tháng 5 2015) (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)