Tăng cƣờng số lƣợng, nâng cao chất lƣợng các tác phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới phía bắc trên sóng truyền hình (khảo sát trên kênh VTV1, ANTV và đài PT TH lạng sơn, từ tháng 5 2014 đến tháng 5 2015) (Trang 99 - 103)

Bên cạnh sự đầu tư về đội ngũ nhân lực, thì định hướng về nội dung cho các chương trình cũng cần được quan tâm một cách thường xuyên. Từ việc khảo sát nội dung của 3 kênh truyền hình, có thể thấy các chương trình cần nâng cao chất lượng bằng cách:

+ Bám sát tính thời sự

Bám sát tính thời sự là yêu cầu cơ bản đối với tác phẩm báo chí, loại hình báo chí. Nếu báo chí khơng đáp ứng được tính thời sự thì khó có thể tồn tại. Tính thời sự sẽ thu hút khán giả người xem một cách hiệu quả hơn. Càng bám sát tính thời sự thì đối tượng theo dõi chương trình cũng được mở rộng

một cách đáng kể. Việc cập nhật các vụ việc về BBPNTE một cách kịp thời giúp khán giả nắm bắt được tình hình nghiêm trọng, các thủ đoạn mới của bọn tội phạm BBPNTE để có thể phịng, tránh một cách kịp thời. Ngoài ra, việc cập nhật những thông tin một cách nhanh chóng cịn giúp các nhà quản lý sớm có giải pháp phù hợp để hạn chế tình trạng trên.

Qua phân tích những hạn chế cịn tồn tại của các chương trình có thể thấy, cịn một số tác phẩm chưa đáp ứng được tính thời sự. Do vậy, các chương trình cần đưa ra giải pháp hồn chỉnh quy trình sản xuất: Phóng viên cần lên kế hoạch sản xuất tác phẩm một cách cụ thể, chi tiết (lên kịch bản dự kiến, liên hệ với nhân vật, đăng ký sản xuất, dựng tác phẩm….), để tránh những sự cố xảy ra như: tác phẩm nộp phát sóng bị muộn so với thời gian đăng ký phát sóng ban đầu hoặc khơng có tác phẩm để phát sóng. Bên cạnh đó, thư ký biên tập, tổ chức sản xuất cần thường xuyên liên hệ, trao đổi với phóng viên, cộng tác viên để nắm được thơng tin về thời gian hồn thành tác phẩm và yêu cầu gửi tác phẩm đúng thời hạn. Trong một số trường hợp, thư ký biên tập, tổ chức sản xuất cần đề xuất với lãnh đạo để ưu tiên phát sóng những tác phẩm có tính thời sự đang được công chúng quan tâm.

Ngồi ra, việc đầu tư máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện đại cũng giúp đảm bảo tính thời sự.

+ Đảm bảo về chiều sâu nội dung

Ngồi việc bám sát tính thời sự thì cũng cần chú trọng tới chiều sâu của nội dung. Nếu tác phẩm chỉ phản ánh chung chung sẽ khó thuyết phục được cơng chúng và khơng đạt được hiệu quả cao. Cần có các tác phẩm tính phát hiện, hấp dẫn, có nhân chứng, dẫn chứng cụ thể chứng minh cho vấn đề, số liệu thống kê để đảm bảo tính thuyết phục, mang tính định hướng và cảnh báo. Thực tế khảo sát tác phẩm có nội dung về phịng, chống BBPNTE trên các chương trình truyền hình có thể thấy, các tác phẩm có nội dung về hậu

quả mà các nạn nhân của các vụ BBPNTE gặp phải; biện pháp, kinh nghiệm, mơ hình phịng, chống BBPNTE; câu chuyện về các nạn nhân sau khi bị bán trở về ít xuất hiện ở cả 3 kênh truyền hình. Do vậy, các chương trình nên đưa thêm các thông tin về các nhân chứng đã trở về từ bên kia biên giới để họ chia sẻ về cuộc sống vất vả, tủi nhục khi bị lừa bán. Qua những câu chuyện có thật, sẽ giúp người xem truyền hình hiểu rõ hơn cuộc sống đau khổ về thể xác và tinh thần khi bị lừa bán, từ đó có sự đồng cảm, khơng kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân. Ngoài ra, qua những câu chuyện cụ thể giúp người xem cảnh giác hơn với những thủ đoạn ngày càng tinh vi của bọn bn người.

Các chương trình truyền hình cần thực hiện thơng tin đa dạng, đa chiều. Ngoài việc khai thác, sử dụng nguồn thơng tin từ phía cơ quan chức năng, các chương trình truyền hình cần khai thác các nguồn tin từ các nhà nghiên cứu, người bị hại, người dân; phản ánh những vấn đề còn tồn tại, những mặt trái, hạn chế trong cơng tác phịng, chống BBPNTE, giải quyết, hỗ trợ các nạn nhân sau khi trở về. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm để hồn thành tốt hơn nhiệm vụ tuyên truyền phòng, chống BBPNTE.

Trong quá trình tác nghiệp, phóng viên cần nghiêm túc thực hiện đề cương kịch bản trước khi ghi hình. Hiện chương trình Cuộc sống thường ngày, bản tin 113 Online và chuyên mục Vì an ninh xứ Lạng đều bắt buộc làm đề cương kịch bản trước khi thực hiện tác phẩm. Tuy nhiên, vẫn cịn tình trạng phóng viên khơng làm đề cương kịch bản hoặc làm một cách đối phó, dẫn đến tình trạng khơng thu thập được thông tin hấp dẫn, có giá trị. Song song với việc yêu cầu phóng viên xây dựng đề cương kịch bản trước khi ghi hình, thì cần tăng tính chun nghiệp trong kiểm duyệt, góp ý kịch bản trước khi ghi hình. Cụ thể: Phóng viên sau khi có ý tưởng cần xây dựng kịch bản một cách chi tiết và được sự góp ý, định hướng của lãnh đạo phịng, lãnh đạo kênh. Ngồi ra, trong các buổi họp giao ban, sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ

của phịng, kênh, các phóng viên có thể trình bày đề tài, cách triển khai thực hiện để đồng nghiệp và lãnh đạo phịng, kênh góp ý, đưa ra giải pháp, ý tưởng cụ thể để có thể sản xuất ra sản phẩm truyền hình đảm bảo chất lượng.

Việc đổi mới nội dung phù hợp với nhu cầu của khán giả là một giải pháp quan trọng cần được quan tâm hơn nữa. Bởi, khán giả chính là mục tiêu của chương trình truyền hình, đáp ứng nhu cầu của họ một cách phù hợp, có định hướng sẽ là thành cơng của bất cứ cơ quan báo chí nào.

+ Đổi mới về hình thức thể hiện

Bên cạnh sự đầu tư chú trọng xây dựng nội dung thì hình thức cũng cần được các chương trình quan tâm nhiều hơn. Hình thức của một tác phẩm là một trong những yếu tố để thu hút khán giả theo dõi chương trình. Hình thức của một tác phẩm trực tiếp tác động vào thị giác của người xem, tạo nên ấn tượng ban đầu và khán giả có quyết định xem tiếp tác phẩm đó hay chuyển kênh.

Do vậy, để khắc phục những nhược điểm về hình thức thể hiện đầu tiên cần chú ý tới việc nâng cao chất lượng hình ảnh và âm thanh. Cụ thể: các chương trình cần tăng cường kiểm tra, giám sát, yêu cầu ê- kíp thực hiện tác phẩm cần nghiêm túc thực hiện quy định chất lượng hình ảnh và âm thanh đối với tác phẩm phát sóng. Ví dụ: Trong khâu tiền kỳ quay phim phải quay đủ hình, hình đảm bảo không bị rung, quá tối, quá sáng (trừ ý đồ nghệ thuật), hình khơng bị mất nét, cảnh quay khơng q ngắn, phải có tiếng động hiện trường cho tất cả các cảnh quay. Khâu hậu kỳ cần đảm bảo hình ảnh phải được sắp xếp logic; hình ảnh và âm thanh được lựa chọn phải có nội dung thông tin, mỗi tác phẩm đều có tín hiệu tiếng động hiện trường từ đầu đến cuối và được căn chỉnh hợp lý,…

Ngoài việc nâng cao chất lượng hình ảnh và âm thanh các chương trình nên quan tâm hơn nữa tới việc sử dụng đồ họa cho các tác phẩm. Bởi thông

tin đồ hình đồ họa giúp người xem tiếp nhận thơng tin nhanh, dễ hiểu, dễ nhớ, ấn tượng. Trong điều kiện chưa thể thực hiện thông tin đồ họa hiện đại để mơ phỏng sự việc thì các chương trình truyền hình có thể sử dụng các dạng biểu đồ để thông tin, nhấn mạnh tới con số các vụ BBPNTE.

Cần chú ý hơn nữa tới việc có sự xuất hiện của phóng viên trước ống kính. Bởi, có sự xuất hiện của phóng viên trước bối cảnh của sự kiện, vấn đề sẽ thể hiện tính thời sự, làm tăng tính thuyết phục, thu hút sự chú ý của khán giả…

Bên cạnh đó, mỗi thể loại báo chí đều có ưu điểm riêng trong việc truyền tải thông tin. Qua khảo sát, các chương trình chỉ sử dụng 2 thể loại là tin và phóng sự để tuyên truyền phịng, chống BBPNTE. Việc đa dạng hóa thể loại tác phẩm cũng cần được các chương trình quan tâm hơn nữa. Theo chia sẻ của Trung tá Nguyễn Thị Thái – Phó Đội trưởng Đội Tun truyền - Phịng Chính trị - Cơng an tỉnh Lạng Sơn: “cần đa dạng các thể loại tác phẩm trong

các chương trình truyền hình để thơng tin về phịng chống BBPNTE được sâu sắc và tồn diện hơn”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới phía bắc trên sóng truyền hình (khảo sát trên kênh VTV1, ANTV và đài PT TH lạng sơn, từ tháng 5 2014 đến tháng 5 2015) (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)