Bên cạnh những thành công trên, công tác tuyên truyền về phòng, chống BBPNTE qua biên giới phía Bắc trên các chương trình truyền hình trong diện khảo sát còn những hạn chế:
Số lượng tác phẩm có nội dung tuyên truyền phòng, chống BBPNTE cịn ít. Nội dung thơng tin cịn mang tính chung chung, dập khuôn, chủ yếu là các thông tin về bắt, khởi tố đối tượng với tội danh mua bán người. Thông tin liên quan tới việc phổ biến văn bản pháp luật, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong phịng, chống BBPNTE chưa được thơng tin nhiều, khiến người dân chưa nắm được kiến thức pháp luật dẫn tới hạn chế về nhận thức, ảnh hưởng tới thái độ, hành vi. Ngoài ra, các tác phẩm chưa đi sâu phân tích, khai thác các thơng tin liên quan tới thủ đoạn của bọn tội phạm; công tác phá án của cơ quan chức năng; mơ hình phịng, chống BBPNTE hiệu quả; cuộc sống, hành trình nạn nhân trở về từ bên kia biên giới,…
Cùng có nội dung về phịng chống buôn bán phụ nữ trẻ em, trong tháng 6/2016 – Kênh CNN (Mỹ) đã thực hiện phóng sự về những thiếu nữ ở Lào Cai bị bán sang Trung Quốc khi tuổi đời cịn rất trẻ. Trong phóng sự này, CNN đã khai thác được nhiều thông tin hấp dẫn, quan trọng. CNN đã lựa chọn 3 nhân vật bị lừa bán sang Trung Quốc và trốn thốt trở về. 3 cơ gái là 3 câu chuyện khác nhau, thậm chí câu chuyện gây xúc động với người xem là 1 nạn nhân phải bỏ đứa con ruột của mình ở Trung Quốc để trốn về Việt Nam. Các phóng viên CNN đã ghi hình tại khu vực đường tắt mà bọn buôn người lợi dụng để đưa phụ nữ sang Trung Quốc bán. Điểm đặt biệt của phóng sự này là các phóng viên đã để chính nhân vật kể về câu chuyện bị lừa, nguyên nhân của tình trạng phụ nữ bị lừa bán sang Trung Quốc.
Nhận xét về nội dung thông tin về BBPNTE Trung tá Nguyễn Thị Thái – Phó Đội trưởng Đội Tuyên truyền - Phịng Chính trị - Cơng an tỉnh Lạng Sơn chia sẻ: “Nội dung và cách thể hiện của chuyên mục Vì an ninh xứ Lạng
chưa thực sự phong phú, hấp dẫn và sáng tạo. Khi đưa thơng tin về phịng, chống BBPNTE chuyên mục chủ yếu đưa thông tin về việc bắt giữ đối tượng BBPNTE, giải cứu nạn nhân… cịn thiếu các tác phẩm mang tính chiều sâu
phân tích để cảnh báo các thủ đoạn mới của bọn tội phạm tới nhân dân. Điều này dễ gây sự nhàm chán đối với khán giả”.
Ngoài ra, theo khảo sát trên 3 chương trình truyền hình thì khơng có tác phẩm nào sử dụng đồ họa. Trong khi, đồ họa giúp đạt hiệu quả cao trong việc truyền tải thông tin, mô tả được số liệu thống kê, đảm bảo tính thẩm mỹ, diễn đạt nhiều thông tin, khán giả đọc và hiểu số liệu một cách dễ dàng.
Trong tác phẩm phóng sự truyền hình, sự xuất hiện của phóng viên ngồi hiện trường giúp khán giả thấy thông tin chân thực, khách quan và tạo điểm nhất cho tác phẩm. Tuy nhiên, việc sử dụng phóng viên trước ống kính trong phóng sự chưa được các chương trình sử dụng nhiều.
Nhiều tác phẩm cịn chưa đảm bảo tính thời sự. Ví dụ: Trong Bản tin 113 ngày 3/4/2015 có tin: Bắt đối tượng mua bán trẻ em qua biên giới. Theo nội dung thông tin, vụ việc xảy ra từ ngày 12/3/2015. Tuy nhiên đến ngày 3/4/2015 thông tin trên mới được cung cấp tới khán giả. Vậy tức là sau 22 ngày xảy ra vụ việc khán giả mới được biết thông tin.
Các chương trình cịn đưa q cụ thể, tỉ mỉ tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp của người bị hại. Trong khoản 1, điều 31. Luật phòng, chống mua bán người, được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 3 năm 2011 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 có quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân
có trách nhiệm giữ bí mật các thơng tin về nạn nhân, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Tuy nhiên, các chương trình trong diện khảo sát cịn
đưa cụ thể về thơng tin cá nhân của người bị hại. Ví dụ: Bản tin 113 Online ngày 27/10/2014 có đưa tin: “Tình trạng lừa bán phụ nữ, trẻ em sang trung quốc làm gái mại dâm” có đưa thơng tin như sau: “Giải cứu thành công cháu
Đường Thị Chương 14 tuổi, trú tại Tuần giáo tỉnh Điện Biên và Lò Thị Lả 20 tuổi ở Bản Nà Ban, xã Thân Thuộc, huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu”. Việc
ảnh hưởng tới cuộc sống của các nạn nhân sau này. Nhất là khi phụ nữ và trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương và cần được bảo vệ.
Khơng chỉ vậy, các chương trình cịn sử dụng nhiều hình ảnh sử dụng góc máy trực diện và cỡ cảnh cận về người bị hại cịn, khơng áp dụng kỹ thuật để làm mờ nhận diện đối với hình ảnh của nhân vật bị hại. Ví dụ: Phóng sự “Báo động tình trạng lừa bán phụ nữ sang Trung Quốc” - Bản tin 113 Online ngày 2/1/2015. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu tới cuộc sống riêng tư, công việc và quan hệ xã hội sau này của các nạn nhân.
Cận cảnh khuôn mặt nạn nhân bị bán sang Trung Quốc [Bản tin 113 Online ngày 2/1/2015]