Nước ta có 4.510km đường biên giới đất liền với Trung Quốc, Lào và Campuchia, chạy dài qua 25 tỉnh biên giới của Việt Nam. Hiện nay, biên giới nước ta có 23 cửa khẩu quốc tế, 27 cửa khẩu chính, 65 cửa khẩu phụ và nhiều lối mở; 28 khu kinh tế cửa khẩu tại 21/25 tỉnh biên giới. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội giữa nước ta và các nước có chung đường biên giới. Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện để bọn tội phạm xuyên quốc gia lợi dụng để thực hiện các hoạt động phạm tội.
Trước sự gia tăng của loại tội phạm BBPNTE, các cơ quan chức năng như: lực lượng cơng an, biên phịng, cần tập trung đấu tranh quyết liệt, mở các đợt cao điểm tiến công trấn áp tội phạm trên tuyến biên giới; tập trung triển khai các biện pháp nghiệp vụ trên các địa bàn trọng điểm, khu vực biên giới, cửa khẩu, quản lý xuất nhập cảnh; tăng cường tuần tra, kiểm soát khu vực biên giới; kịp thời đấu tranh triệt phá các đường dây mua bán người và
truy tố trước pháp luật những đối tượng vi phạm, góp phần giữ vững an ninh trật tự trên tuyến biên giới; tăng cường công tác quản lý địa bàn, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu ở khu vực nông thôn, địa bàn giáp biên, vùng sâu, vùng xa.
Tăng cường cơng tác hợp tác quốc tế trong đấu tranh phịng, chống tội phạm BBPNTE. BBPNTE là vấn đề xã hội phức tạp giải quyết vấn đề này không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực của mỗi quốc gia mà cần sự phối hợp tốt giữa các quốc gia (nơi nạn nhân đi, nơi trung chuyển và nơi nạn nhân bị bóc lột). Để có thể kiểm sốt ngăn chặn việc BBPNTE qua biên giới phía Bắc, Việt Nam phải có sự phối hợp chặt chẽ với các quốc gia, nhất là nước láng giềng Trung Quốc trong việc trao đổi thông tin, phối hợp điều tra, truy bắt tội phạm, giải cứu, tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về; tổ chức các diễn đàn truyền thơng chung về phịng, chống mua bán người, hoàn chỉnh khung pháp lý phù hợp với đặc điểm tình hình của mỗi nước.