Tình trạng bn bán phụ nữ, trẻ e mở biên giới phía Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới phía bắc trên sóng truyền hình (khảo sát trên kênh VTV1, ANTV và đài PT TH lạng sơn, từ tháng 5 2014 đến tháng 5 2015) (Trang 29 - 31)

Biên giới phía Bắc nước ta giáp Trung Quốc với chiều dài hơn 1.460 km, kéo dài từ Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Tiếp giáp với 7 tỉnh biên giới Việt Nam là hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc. Khu vực này có cấu trúc địa hình tương đối phức tạp, gồm nhiều dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, khối núi, cao nguyên. Nhiều ngọn núi có độ cao trên 2.000 mét, trong đó Phan Xi Păng là cao nhất, lên tới 3.143 mét.

Khu vực này cũng có một số tài ngun khống sản phong phú, với trữ lượng lớn than ở Quảng Ninh, Apatit ở Lào Cai. Ngồi ra, khu vực này cịn có các loại khống sản như: pirit, vàng, đá quý, đất hiếm, đá vôi xi măng,.. Đây cũng là những loại khống sản có tiềm năng, là thế mạnh để phát triển cơng nghiệp khai khống và chế biến khoáng sản của vùng và cả nước.

Tuy khu vực này có triển vọng về tài nguyên rừng, nhưng do sự khai thác khơng có kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng bền vững, tình trạng đốt rừng làm nương làm rẫy còn thường xuyên diễn ra. Điều này khiến cho diện tích che phủ của rừng bị giảm sút nghiêm trọng, nhiều vùng rừng bị biến thành đất hoang cằn cỗi. Kéo theo đó là dịng chảy của các con sơng bị biến đổi, hiện tượng xói lở, lũ ống, lũ quét trở nên thường xuyên hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến vùng dân cư cả khu vực miền núi và đồng bằng.

Các tỉnh biên giới phía Bắc là nơi tập trung của nhiều dân tộc ít người, như: Thái, Tày, Nùng, Dao, HMông,… Đồng bào các dân tộc nơi đây, còn lưu giữ được nhiều bản sắc văn hóa truyền thống.

Theo Hiệp định về Cửa khẩu và Quy chế quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt - Trung, ký ngày 18/11/2009, chính thức có hiệu lực từ ngày 14/7/2010, số lượng cửa khẩu được 2 bên chính thức cơng nhận là có 9 cặp cửa khẩu (5 cửa khẩu quốc tế và 4 cửa khẩu song phương) và 13 cặp cửa khẩu sẽ được mở thêm khi có đủ điều kiện, ngồi ra cịn có rất nhiều đường mịn tự phát. Nhân dân hai bên biên giới thường trao đổi, giao thương với nhau. Địa hình đường biên khá hiểm trở, phức tạp, nhiều đường mòn, đường tắt nối hai bên biên giới. Trong khi đó, chúng ta chưa có đủ điều kiện xây dựng, bố trí các cơng trình kỹ thuật để quản lý biên giới một cách chặt chẽ, cơng tác quản lý cịn nhiều sở hở nên bọn tội phạm thường lợi dụng để thực hiện các hành vi phạm tội trong đó có đưa người, đặc biệt là PNTE xuất cảnh trái phép qua biên giới bán hoặc qua các đường mòn tự phát ở biên giới phía Bắc là nơi trung chuyển buôn bán người sang Trung Quốc. Mặt khác, trình độ dân trí chưa cao, điều kiện kinh tế chưa phát triển, thiếu việc làm,... cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng PNTE bị bn bán.

Thời gian qua, các ngành, các cấp, các địa phương đã áp dụng các biện pháp quyết liệt, nhưng tình trạng BBPNTE qua biên giới phía Bắc vẫn khơng

có dấu hiệu giảm. Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, chỉ tính riêng trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, từ năm 2013 đến hết quý III năm 2015 đã xảy ra 705 vụ với 1.015 đối tượng, lừa bán trên 1.000 nạn nhân, chủ yếu xảy ra ở các tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2015, đã có 28 vụ việc được phát hiện. Những con số trên chưa đầy đủ, bởi còn rất nhiều vụ việc chưa được phát hiện, nhiều nạn nhân sau khi trốn thoát trở về do sợ trả thù, ảnh hưởng tới cuộc sống sau này nên đã không khai báo, tố giác tội phạm.

Theo PGS.TS Lê Thị Quý - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển: “Phần lớn nạn nhân bị bán qua biên giới phía Bắc để làm vợ hoặc phục

vụ trong các động mại dâm. Nạn nhân không những bị mất đi quyền tự do mà cịn bị coi như là những món hàng, những vật sở hữu của bọn bn người”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới phía bắc trên sóng truyền hình (khảo sát trên kênh VTV1, ANTV và đài PT TH lạng sơn, từ tháng 5 2014 đến tháng 5 2015) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)