Thực trạng các nguồn thông tin về pháp luật mà LĐN tiếp nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao nhận thức về pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi của lao động nữ tại khu công nghiệp quế võ bắc ninh nghiên cứu trường hợp công ty canon 01 (Trang 87 - 93)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2. Thực trạng các nguồn thông tin về pháp luật mà LĐN tiếp nhận

Các thông tin về chính sách pháp luật lĩnh vực lao động là những thông tin rộng lớn, nhiều vấn đề nổi cộm nên được nhiều kênh thông tin ưu tiên đăng tải thường xuyên từ trung ương đến địa phương, khắp các lĩnh vực lao đông – sản xuất, thậm chí ngay cả chế độ, chính sách pháp luật cho lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài cũng thường xuyên được cập nhật, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, đây là một ưu điểm, một thuận lợi lớn để NLĐ có thể dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu về chế độ, chính sách pháp luật cho NLĐ nói chung và đối với LĐN nói riêng. Đặc biệt, là đối tượng LĐN làm việc ở các KCN hiện nay, những vấn đề nóng như: đời sống sinh hoạt, mức lương, bảo hiểm, nhà ở, đi lại, vấn đề kết hôn… ở nhóm nữ giới ở các KCN trên cả nước nói chung và tại các KCN tại Bắc Ninh nói riêng. Chính vì vậy, việc tìm kiếm các thông tin về chế độ, chính sách pháp luật lao động đối với NLĐ là không quá khó khăn do các phương tiện thông tiên đại chúng đăng tải vấn đề này khá đa dạng và phổ biến.

91 93.5 86.5 44.5 56 0 20 40 60 80 100 Từ những NLĐ khác Tổ chức Công đoàn tại nơi làm việc Bạn bè, người quen chia sẻ Internet, sách, báo, tạp chí Phương tiện truyền thông tại địa phương

Biểu 3.2. Kênh cập nhật các thông tin về chính sách pháp luật lao động của LĐN

(Đơn vị: %; N=200)

(Nguồn: Kết quả khảo sát 200 LĐN Công ty Canon)

Trong tổng số 200 LĐN tham gia khảo sát, số LĐN cho biết bản thân cập nhật các thông tin về chế độ, chính sách pháp luật lao động thông qua “Tổ chức Công đoàn nơi làm việc” chiếm tỷ lệ cao nhất bới 93,5% số LĐN tham gia trả lời, điều này cho thấy Công đoàn là tổ chức đóng vai trò nền tảng giúp LĐN tiếp cận thông tin về chế độ, chính sách pháp luật lao động. Tổ chức Công đoàn tại công ty Canon được xem như chỗ dựa về mọi mặt cho LĐN, quan tâm đến đời sống của lao động, giải đáp thắc mắc trong quá trình LĐN tiếp cận các chính sách, nhiều đề xuất của NLĐ được tổ chức công đoàn tập hợp, lấy ý kiến và chuyển lên ban lãnh đạo nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích của NLĐ.

Chiếm tỷ lệ cao thứ hai là số LĐN cho biết bản thân cập nhật thông tin về chế độ, chính sách pháp luật lao động “Từ những NLĐ khác” chiếm 91%, đây là kênh thông tin truyền thống của LĐN tại công ty Canon “để khỏi mất thời gian tôi thường hay hỏi các chị em làm cùng ai đã từng làm thủ tục này rồi họ sẽ rất rành và chia sẻ cho mình biết cụ thể hơn, đi hỏi nhiều nơi khác

vừa mất thời gian họ lại nói loằng ngoằng khó hiểu lắm” (Chị Hà Thị Mến,

24 tuổi, Nghệ An). Nhiều LĐN xem việc cập nhật thông tin khi cần từ những

NLĐ khác thì thông tin dễ hiểu hơn, cụ thể và chi tiết hơn do cùng nhận thức và hiểu biết, thậm chí có lao động chia sẻ bản thân chưa biết mà bạn bè đã thực hiện thủ tục đó rồi họ sẵn sàng nhiệt tình bớt thời gian của bản thân để đi cùng để chỉ cách làm. Mối quan hệ giữa những NLĐ được phát huy họ cùng chung mục đích, cùng chung môi trường làm việc và cùng có chế độ, quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, lại sống xa nhà nên họ rất quan tâm chia sẻ, giúp đỡ nhau, đây là một đặc điểm nổi bật ở nhóm LĐN tại Công ty Canon nói riêng và tại các KCN nói chung.

Có 86,5% số LĐN tham gia khảo sát cho biết kênh thông tin cập nhật chế độ, chính sách pháp luật lao động từ “Bạn bè, người quen chia sẻ”, đây cũng là một kênh phổ biến đối với NLĐ, tuy nhiên thông tin không mang tính chính thống, dễ bị sai lệch; bởi trong số “Bạn bè, người quen” cũng có người thực hiện thủ tục để được hưởng hay tiếp cận chế độ, chính sách pháp luật lao động từ rất lâu rồi, trong khi những chế độ, chính sách pháp luật lao động mới được cập nhật liên tục, hoặc một số người chia sẻ theo hiểu biết riêng và kinh nghiệm của bản thân chứ không hiểu biết gì về các văn bản quy phạm pháp luật để chia sẻ cụ thể, chính xác được. Song đây vẫn là kênh thông tin được LĐN tại công ty Canon đánh giá cao, ưu điểm là nó mang tính chất gần gũi, thân tình, có thể tư vấn bất cứ lúc nào… nên được LĐN lựa chọn.

Có 56% số LĐN cho biết thông qua các kênh “Phương tiện truyền thông tại địa phương” (địa phương nơi họ làm việc) họ cũng nắm bắt và cập nhật được những chế độ, chính sách pháp luật lao động. Song hạn chế của kênh thông tin này đó là những chế độ, chính sách pháp luật lao động được truyền tải qua kênh này chỉ mang tính chất khái quát, không chi tiết, không đầy đủ, nên sẽ khó cho NLĐ khi thực hiện các thủ tục. Bên cạnh đó, có 44,5% số LĐN tham gia trả lời cho biết ngoài việc cập nhật chế độ, chính sách pháp

luật lao động từ các kênh thông tin trên, họ còn cập nhật chế độ, chính sách pháp luật lao động từ “Internet, sách, báo, tạp chí”, những LĐN tìm hiểu thông tin chế độ, chính sách pháp luật lao động có ưu điểm đó là họ có thể cập nhật từ nhiều nguồn khác nhau trên mạng Internet, từ các báo chí khác nhau, thông tin mang tính đa chiều, phong phú và đa dạng; song nhược điểm của kênh thông tin này rộng, đa chiều nếu không biết đánh giá tổng hợp sẽ rất khó đưa ra các quyết định và phương án hiệu quả, thậm chí có LĐN chia sẻ:

“thú thật tôi lên mạng internet, rồi đọc báo chí họ nói nhiều về chế độ, chính sách pháp luật lao động và hướng dẫn nhiều thủ tục giải quyết nhưng tôi như rơi vào 1 rừng ma trận các văn bản pháp luật, vì ít am hiểu nên bản thân vận không hiểu họ giải thích gì” (Chị Trần Thị Hường, 22 tuổi, Thanh Hóa).

Như vậy, có thể thấy rằng kênh cập nhật thông tin về chế độ, chính sách pháp luật lao động của LĐN rất quan trọng, nó giúp định hướng nhận thức và cách hiểu của họ về những chế độ, chính sách mà họ được hưởng, những quyền và lợi ích họ được hưởng. Một hiệu ứng khá tốt đó là Công đoàn Công ty Canon đã thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách pháp luật lao động khá tốt, tạo được niềm tin cho LĐN, vì vậy LĐN đã có những đánh giá và nhìn nhận về Tổ chức Công đoàn khá tích cực, sau đây là một vài chia sẻ của cán bộ làm công tác Công đoàn tại Công ty Canon về vấn đề nâng cao nhận thức, hiểu biết chế độ, chính sách pháp luật lao động cho LĐN nói riêng và NLĐ nói chung: “Làm việc tại Công ty Canon phần lớn là LĐN, LĐN có những đặc thù về giới tính nên chúng tôi phải thực hiện những chế độ, chính sách pháp luật lao động khắt khe hơn. Tổ chức Công đoàn thường xuyên có những buổi chia sẻ, đối thoại về chế độ, chính sách để LĐN nói riêng và NLĐ nói chung hiểu được chính sách của Công ty. Nên phương châm của cán bộ Công đoàn chúng tôi là “Gần lao động và hiểu lao động”. Hoạt động tuyên truyền phổ biến chế độ, chính sách pháp luật lao động có

hiệu quả là do NLĐ tin tưởng vào chúng tôi” (Phỏng vấn cán bộ Công đoàn Công ty Canon).

Từ nguồn tiếp cận thông tin thông qua các kênh như đã phân tích bên trên, nó sẽ tác động tới thói quen sử dụng thông tin của NLĐ nói chung và LĐN nói riêng tại Công ty Canon, từ việc quan tâm tới hoạt động tuyên truyền phổ biến chế độ, chính sách pháp luật lao động đến việc hình thành thói quen sử dụng thông tin là cả một quá trình vừa là sự chủ động của NLĐ, vừa là sự chủ động tuyên truyền của cơ quan, đơn vị mà NLĐ đang làm việc. Những đơn vị này, cụ thể là Công ty Canon cũng cần có chương trình tuyên truyền mang tính hiệu quả, phù hợp, đúng đối tượng, đúng thời điểm để tạo thành hiệu ứng sâu rộng, lâu dài và mang tính bền vững.

Biểu 3.3 thể hiện thông tin về thời điểm mà Công ty Canon thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về các chế độ, chính sách pháp luật lao

động cho NLĐ được liệt kê ra, bao gồm: Khi mới vào làm việc, hàng tháng,

hàng quý, khi có văn bản pháp luật mới do Nhà nước ban hành.

84 47.5 88.5 93.5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Khi mới vào làm việc Hàng tháng Hàng quý Khi có VBPL mới do

Nhà nước ban hành

Biểu 3.3. Thời điểm tuyên truyền phổ biến các chế độ, chính sách pháp luật lao động của Công ty Canon

(Đơn vị: %; N=200)

Trong tổng số 200 LĐN tham gia khảo sát, số LĐN cho biết thời điểm tuyên truyền phổ biến các chế độ, chính sách pháp luật lao động của Công ty Canon là “Khi có văn bản pháp luật mới do nhà nước ban hành” chiếm tỷ lệ cao nhất với 93,5% số LĐN tham gia trả lời. Những chính sách mới, văn bản pháp luật về lĩnh vực lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm được Nhà nước ban hành đều được Công ty Canon cập nhật và tuyên truyền phổ biến tới NLĐ, những chế độ chính sách dành riêng cho LĐN cũng được Công ty Canon tuyên truyền riêng, lồng ghép vào các hoạt động chương trình thường niên của công ty.

Có 88,5% số LĐN tham gia khảo sát cho biết thời điểm tuyên truyền phổ biến các chế độ, chính sách pháp luật lao động của Công ty Canon là “Hàng quý” các quý cơ quan đều có họp tổng kết quý giữa các phòng ban chuyên môn, các bộ phận để tổ chức buổi tuyên truyền đối thoại chính sách nhằm giải đáp các vấn đề về chế độ, tiền lương, thời gian làm việc, chính sách pháp luật mới… đối với NLĐ, đây là hoạt động thường niên, được thực hiện vào thời điểm cuối các quý 1, 2, 3, 4 hàng năm và đề ra phương hướng nhiệm vụ cho quý tiếp theo, các hoạt động này lao động thường bắt buộc phải tham gia nhằm bảo đảm quyền và lợi ích và nâng cao hiểu biết về chế độ, chính sách phát luật hiện hành đang áp dụng tại tại công ty Canon.

Có 84% số LĐN tham gia khảo sát cho biết thời điểm tuyên truyền phổ biến các chế độ, chính sách pháp luật lao động của Công ty Canon là “Khi mới vào làm việc”, đây là yêu cầu bắt buộc của Công ty Canon đối với NLĐ khi được tuyển dụng chính thức vào làm việc, NLĐ có từ 3-5 ngày để tham gia học tập nội quy, tham gia các buổi tuyên tuyền phổ biến về chế độ, chính sách pháp luật lao động. Hầu hết các đợt tuyển dụng của Canon đều áp dụng nguyên tắc và nội quy đề ra đối với lao động mới, nhằm tạo cơ hội để NLĐ nâng cao hiểu biết và nhận thức về chế độ, chính sách pháp luật lao động; làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao nhận thức về pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi của lao động nữ tại khu công nghiệp quế võ bắc ninh nghiên cứu trường hợp công ty canon 01 (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)