Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm công cụ
1.1.2. Quyền lợi của lao động nữ
Dưới góc độ ngôn ngữ học: “Quyền là điều mà pháp luật hoặc xã hội
công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi” [20].
Lao động nữ có thể coi là lực lượng lao động đặc biệt vì ngoài việc tham gia lao động, lao động nữ còn phải chăm sóc gia đình, sinh con. Chính từ những đặc điểm riêng của lao động nữ như vậy, nên pháp luật lao động Việt Nam cũng có những quy định riêng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cũng như tạo điều kiện tốt nhất để lao động nữ có thể vừa hoàn thành công việc vừa hoàn thành trách nhiệm với gia đình.NLĐ dù là nam hay nữ đều được pháp luật ở mỗi quốc gia bảo vệ dưới góc độ quyền công dân và được pháp luật quốc tế công nhận và đảm bảo. Ủy ban Quyền con người của Liên Hợp quốc đã có sự phân chia nhóm quyền con người trong lĩnh vực lao động thuộc nhóm quyền dân sự và dưới góc độ pháp luật lao động “Quyền của người lao động phải được bảo đảm như quyền con người” [18].
NLĐ dù là nam hay nữ đều được pháp luật ở mỗi quốc gia bảo vệ dưới góc độ quyền công dân và được pháp luật quốc tế công nhận và đảm bảo. Để bảo vệ quyền của lao động nữ, đã có nhiều văn kiện, công ước quốc tế ra đời. Bên cạnh những quy định chung của quốc tế, pháp luật ở mỗi quốc gia cũng có những chính sách bảo vệ quyền NLĐ như: đặt ra các giới hạn; mức lương tối thiểu, thời gian nghỉ ngơi tối thiểu, thời giờ làm việc tối đa, điều kiện vệ sinh tối thiểu…
Theo Hãng luật Vietcess [13] phân tích và dẫn theo quy định của Bộ luật Lao động (2012), thì lao động nữ còn có những quyền sau:
Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động: Lao động nữ cũng
là lao động nói chung nên lao động nữ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chủ sử dụng lao động trong những trường hợp được quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động năm 2012. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động lao động nữ sẽ phải thực hiện thủ tục thông báo trước với bên chủ sử dụng lao động, báo trước 45 ngày đối với trường hợp lao động đã ký là hợp đồng lao động không xác định thời hạn, báo trước 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến dưới 36 tháng, báo trước 03 ngày đối với những trường hợp khác.
Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
trong thời kỳ mang thai: Căn cứ theo Điều 156, Bộ luật lao động năm
2012, Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.
Nghỉ thai sản: Nghỉ thai sản cũng là một trong những quyền lợi mà
người lao động nữ được hưởng theo quy định tại Điều 157 Bộ luật lao động năm 2012. Theo đó lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Tại chương X của Bộ luật Lao động (2012), có đầy đủ những quy định riêng về quyền lợi được hưởng của lao động nữ, như sau: Điều 153 chính sách của nhà nước đối với lao động nữ: (1) Bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ; (2) Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà; (3) Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình; (4) Có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của pháp luật về thuế; (5) Mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ; (6) Nhà nước có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động nữ.
[20].
Căn cứ theo các quy định của pháp luật, trong nghiên cứu này, quyền của LĐN được hiểu: “là các quyền được tiếp cận chế độ về tiền lương, bảo hiểm và các chế độ khác tại nơi làm việc, các quyền này được người sử dụng lao
động thừa nhận và tôn trọng”.