Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.6 Ví dụ cụ thể về trợ giúp cá nhân cho lao động nữ tại công ty Canon
Để nâng cao hiểu biết pháp luật cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ, thì chỉ dừng lại ở tuyên truyền, giáo dục là chưa đủ. Muốn tăng hiệu quả của công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động, và nhất là với lao động nữ không có điều kiện tham gia nhiều các buổi tuyên truyền, hay các hội thi về hiểu biết pháp luật. Vì vậy việc tiến hành trợ giúp các nhân cho lao động nữ tại công ty Canon là cần thiết. Xây dựng trường hợp trợ giúp cá nhân cụ thể làm điển hình, từ đó nhân rộng mô hình và hình thành mạng lưới tự trợ giúp lẫn nhau giữa các LĐN trong công ty.
Đề xuất hoạt động trợ giúp.
Xây dựng trường hợp trợ giúp cá nhân cụ thể làm điển hình. Ở đây, tác giả chọn ngẫu nhiên một thân chủ là nữ công nhân làm việc tại công ty
Canon để tìm hiểu và phân tích. Tác giả chọn phương pháp công tác xã hội cá nhân để phân tích bởi vì công tác xã hội cá nhân là phương pháp trực tiếp tác động vào thân chủ, hơn nữa làm việc cụ thể với một cá nhân cụ thể sẽ đưa ra được những kết luận cụ thể và giải pháp chi tiết nhất cho trường hợp đó. Từ trường hợp cụ thể này sẽ để lại kinh nghiệm cho những trường hợp sau áp dụng và học tập. Đây sẽ là một trường hợp mẫu điển hình cho nhân viên công tác xã hội cũng như các lao động nữ khác học tập để góp phần nâng cao nhận thức của mình về pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của họ.
THÔNG TIN CHUNG VỀ THÂN CHỦ:
- Họ và tên: Nguyễn Thị T
- Ngày sinh: 15/08/ 1992
- Giới tính: Nữ
- Quê quán: xã Thị Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
- Tôn giáo: Không
- Dân tộc: Kinh
- Trình độ học vấn: Cao đẳng.
- Chỗ ở hiện nay: làng Giang Liễu, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Bƣớc 1: Tiếp cận và bƣớc đầu xác định vấn đề của thân chủ
Qua tìm hiểu và khảo sát địa bàn người nghiên cứu tiến hành lựa chọn thân chủ là chị Nguyễn Thị T. Nhận diện ban đầu: Thân chủ: Chị Nguyễn Thị T, sinh ngày 15/8/1992, giới tính: nữ, Quê quán: huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái; dân tộc: Kinh; Trình độ học vấn: Cao đẳng. Chị đang làm việc cùng với chồng tại công ty Canon, hiện nay hai vợ chồng chị đang thuê trọ tại làng Giang Liễu ( Quế Võ- Bắc Ninh ) cách công ty Canon 1km. Hiện tại, chị T
đang mang bầu ở tháng thứ 6, chị chuẩn bị nghỉ sinh em bé đầu lòng. Hiện nay, chị đang gặp phải vấn đề chính đó là cần tìm hiểu về chế độ nghỉ thai sản của công ty cũng như là các khoản lương phụ cấp cho chị T khi chị nghỉ sinh cháu, và vấn đề trông giữ cháu bé để chị đi làm lại sau thời gian nghỉ sinh thế nào.
+) Bƣớc 2: Tìm hiểu phân tích thông tin về thân chủ:
Từ các nguồn thông tin như hồ sơ của thân chủ cũng như các nguồn thông tin tác giả thu thập được từ cán bộ công đoàn tại công ty Canon cùng với thông tin thu thập được tại xóm trọ của vợ chồng chị T đang ở như sau:
• Gia đình: Chị T kết hôn từ năm 2014, chồng chị T hiện cũng là công nhân tại công ty Canon phân xưởng linh kiện điện tử. Hiện hai vợ chồng chị T đang thuê trọ tại làng Giang Liễu (gần kề khu công nghiệp Quế Võ để tiện cho việc đi lại, cách công ty 1km)
Như vậy vấn đề của chị T là chế độ thai sản chị sắp được hưởng khi sinh con, công việc sau khi hết nghỉ chế độ thai sản, hỗ trợ từ phía công ty hoặc tạo điều kiện để người lao động có thể tăng thêm thu nhập phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân và gia đình.
+) Bƣớc 3:Phân tích nguyên nhân, xác định vấn đề ƣu tiên
Từ những vấn đề nhận diện ở trên, tác giả có vẽ biểu đồ sinh thái của thân chủ T như sau:
Sơ đồ sinh thái của thân chủ (chị T):
Ký hiệu biểu đồ sinh thái:
Quan hệ 2 chiều
Quan hệ 1 chiều
Quan hệ mâu thuẫn
Quan hệ rất thân thiết
Không có mối quan hệ (quan hệ mờ nhạt)
Thân chủ Ban lãnh đạo công ty Canon Đồng nghiệp tại công ty Công đoàn cơ sở tại công ty Chính sách về luật liên quan quyền lợi người lao
động Người thân Nhân viên CTXH Nhóm trợ giúp pháp luật
o Chị T có mối quan hệ tương tác hai chiều với nhân viên CTXH và đồng nghiệp tại công ty Canon. Chị T đã có sự tương tác chia sẻ và nhận sự hỗ trợ từ phía nhân viên CTXH, chị T đã có sự tiếp nhận và tương tác nhiệt tình với NVCTXH trong quá trình tiến hành tìm hiểu và nâng cao hiểu biết về pháp luật cho lao động nữ tại công ty. NVCTXH đảm bảo việc tiếp cận thông tin, truyền tải các kiến thức kĩ năng về tìm hiểu và nâng cao ý thức pháp luật cho lao đông nữ. Giúp chị T tìm ra vấn đề mình đang gặp khó khăn và tự biết cách giải quyết vấn đề của mình. Có sự chia sẻ và giao lưu, hòa đồng với đồng nghiệp tại công ty.
o Chị T trong quá trình làm việc tại công ty đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ từ phía công đoàn cơ sở tại công ty Canon, được nhận sự hỗ trợ về các quyền lợi người lao động được hưởng theo quy định của hợp đồng lao động, được tham gia các hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật lao động do Công đoàn tổ chức.
o Tuy nhiên, do điều kiện tổ chức hoạt động của công ty còn ít kinh phí nên quy mô không lớn, và mức độ hiểu biết của đa số lao động nữ trong đó có chị T còn hạn chế dẫn đến tình trạng thiếu quyền lợi được hưởng theo quy định mà chính người lao động không dám thắc mắc và chưa biết phải thắc mắc ở đâu.
o Nhóm trợ giúp pháp luật mới hình thành, chưa phát huy được vai trò vốn có trong việc giải đáp thắc mắc về pháp luật lao động và tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật cho lao động nữ tại công ty.
o Hỗ trợ từ phía người thân với thân chủ T là chưa có sự qua lại, do gia đình chị ở xa, ít có thời gian và điều kiện để tâm sự, chồng chị hiện tại
vẫn là công nhân tại công ty, nhiều khi 2 vợ chồng trái ca kíp nhau nên việc chia sẻ còn gặp nhiều khó khăn
Vấn đề của chị T:
Chị đang mang thai tháng thứ 6, và chuẩn bị nghỉ chế độ thai sản.
Kinh tế: lương công nhân của 2 vộ chồng đủ trang trải cuộc sống, chưa có dư dả nhiều để chuẩn bị cho việc sinh em bé, nói chung kinh tế còn bấp bênh, do điều kiện lao động lương cơ bản không cao, lại bầu bí nên không tăng ca được nhiều, hỗ trợ từ gia đình là không có, chồng cùng làm tại công ty nên lương chỉ đủ chi tiêu sinh hoạt cho hai vợ chồng.
Vấn đề của thân chủ: Chị T còn nhiều băn khoăn về chế độ thai sản, công việc sau khi nghỉ thai sản, và mong muốn được hỗ trợ về phía chăm sóc cho con em công nhân lao động tại công ty.
Nguyên nhân dẫn tới vấn đề của chị T:
Khách quan: do sinh đẻ nên sau khi nghỉ chế độ thai sản mà không được nhận lại làm chị T sẽ rất khó kiếm công việc mới để trang trải cuộc sống. Việc sinh con phát sinh rất nhiều chi phí, mà công ty hiện chưa có hỗ trợ nhà trẻ cho con em công nhân.
Chủ quan: Do công việc bận rộn, lao động nữ lại không có nhiều điều kiện tìm hiểu về pháp luật lao động một cách kĩ càng, công ty hiện mới đang xây dựng và triển khai các
mô hình giúp nâng cao hiểu biết pháp luật cho người lao động nên chưa phát huy được nhiều hiệu quả.
Chị T gặp những vướng mắc về tìm hiểu và áp dụng các chế độ liên quan đến thai sản, và mong muốn nhận được hỗ trợ từ phía công ty dành cho con em cán bộ công nhân.
+) Bƣớc 4: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề cho những vấn đề theo thứ tự ƣu tiên.
Chị T chưa có nhiều sự tương tác với cán bộ tuyên truyền phổ biến pháp luật của công ty, vì vậy cần có sự trao đổi và giao lưu nhiều hơn giữa cán bộ tuyên truyền, nhóm trợ giúp pháp luật với lao động nữ.
Khuyến khích lao động nữ như chị T có sự tham gia nhiều hơn các hoạt động tuyên truyền của công ty về pháp luật lao động, và khuyến khích chủ động tương tác, đưa ra thắc mắc và yêu cầu được giải đáp về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động (đặc biệt là lao động nữ) với phía lãnh đạo công ty, công đoàn cơ sở, nhân viên CTXH,…
Mong muốn của chị T:
o Được quan tâm nhiều hơn và tạo điều kiện để lao động nữ tiếp cận và nâng cao hiểu biết pháp luật.
o Được hưởng đầy đủ các chế độ liên quan đến thai sản theo quy định của pháp luật.
o Đảm bảo công việc được sắp xếp sau khi kết thúc nghỉ chế độ thai sản.
o Nhận được sự hỗ trợ từ phía công ty cho con em công nhân sau sinh để lao động nữ yên tâm làm việc.
Vấn đề của thân chủ:
1. Chị đang mang thai tháng thứ 6, và chuẩn bị nghỉ chế độ thai sản.
2. Các chế độ về lương, thời gian nghỉ dành cho lao động nữ theo quy định của luật Lao động.
3. Việc sắp xếp công việc cho chị T sau khi kết thúc nghỉ chế độ thai sản để đảm bảo thu nhập phục vụ sinh hoạt cho gia đình chị.
4. Sau khi sinh và quay lại làm việc, gửi con đến nhà trẻ rất tốn kém mà hiện công ty chưa có hỗ trợ nhà trẻ cho con em cán bộ trong công ty.
Mục tiêu Hoạt động Nguồn lực/ Kinh phí
Thời gian Kết quả
Mục tiêu 1 Cán bộ tuyên truyền, nhóm trợ giúp pháp luật hỗ trợ giúp chị T hiểu và nắm rõ quyền lợi của mình về nâng cao hiểu biết pháp luật. Miễn phí, hoạt động của công ty chi trả. Định kì theo tháng. Chị T có điều kiện nâng cao hiểu biết về pháp luật, nắm rõ quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia giao kết hợp đồng lao động. Mục tiêu 2 Giúp chị T liên hệ với các bộ phận liên quan trong công ty khi có quyền lợi Không mất phí Thường xuyên Trước mắt, giúp chị T được hưởng đầy đủ quyền lợi về chế đọ thai sản. Về lâu
được hưởng theo quy định của luật lao động dài là hưởng các quyền lợi khác liên quan đến luật lao động
Mục tiêu 3 Kết nối với ban lãnh đạo công ty và bộ phận nhân sự để sắp xếp công việc cho chị T sau sinh. Không mất phí Hàng ngày Đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty và giúp chị T duy trì được công việc sau khi nghỉ thai sản Mục tiêu 4 Kết hợp các lao động nữ với nhau để cùng hỗ trợ trông trẻ ngoài giờ làm, vừa tiết kiệm chi phí, vừa giúp lao động nữ yên tâm lao động Công đoàn cơ sở vận động, lao động nữ tham gia đóng góp
Lâu dài Giúp chị T và nhiều lao động nữ khác tiết kiệm được chi phí sinh hoạt và yên tâm lao động
Mẫu biểu 2: BẢNG PHÂN TÍCH MẶT MẠNH, MẶT YẾU CỦA HỆ THỐNG THÂN CHỦ
Hệ thống thân chủ Mặt mạnh Mặt yếu
1. Thân chủ Làm việc lâu năm và có sự tương tác nhiều với lao động nữ cùng công ty và cán bộ công đoàn cơ sở.
Có trình độ học vấn nên việc tiếp thu và áp dụng pháp luật không gặp nhiều khó khăn.
Điều kiện kinh tế khó khăn, không có điều kiện tăng ca nhiều để cải thiện mức lương. Thiếu nhận thức về pháp luật, thiếu quan tâm tới các hoạt động tuyên truyền về pháp luật do Công đoàn tổ chức.
2. Gia đình Chị T có chồng làm cùng công ty nên có sự thấu hiểu và quan tâm
Gia đình lại ở xa nên không nhận được nhiều hỗ trợ.
Mức lương của hai vợ chồng chị T chỉ đủ để duy trì sinh hoạt hàng ngày khi chưa có con. 3. Cộng đồng Tập thể lao động nữ
đoàn kết, biết giúp đỡ nhau.
Cán bộ công đoàn nhiệt tình, có sự quan tâm và luôn hỗ trợ lao động nữ khi cần.
Chưa có kế hoạch giúp đỡ hỗ trợ cụ thể trong tập thể lao động nữ nên hiệu quả chưa cao.
+) Bƣớc 5: Triển khai các hoạt động trợ giúp thân chủ giải quyết vấn đề
Các hoạt động trợ giúp:
- Tiến hành tham vấn, giải đáp thắc mắc và lắng nghe nguyện vọng của chị T về các chế độ liên quan đến luật lao động.
- Cung cấp thông tin và kiến thức cơ bản về pháp luật để chị T tìm hiểu và biết về những quyền lợi mà mình được hưởng theo quy định của pháp luật.
- Có sự kết nối xây dựng hệ thống tự hỗ trợ nhau trong cộng đồng lao động nữ về việc thay nhau trông con nhỏ theo ca giúp chị em hạn chế kinh phí.
+) Bƣớc 6: Lƣợng giá ( đầu kỳ,giữa kỳ, cuối kỳ) về các hoạt động và kết quả đạt đƣợc
Các mục tiêu đã đạt được:
Chị T đã có sự hiểu biết hơn về pháp luật, cụ thể là chế độ thai sản mà chị sắp được hưởng.
Được bố trí công việc khác sau khi hết chế độ thai sản.
Bước đầu hình thành mạng lưới tự giúp nhau giữa các lao động nữ làm khác ca trong công ty.
Hạn chế: Do kinh phí hoạt động còn ít,cơ sở vật chất còn thiếu thốn, còn gặp nhiều khó khăn từ phía công ty, chính sách hạn chế tăng ca làm của người lao động không thay đổi nên việc tăng thêm thu nhập cho lao động là khó thực hiện. Do hoạt động của công ty theo hệ thống nên khi
có lao động nghỉ sẽ lập tức sắp xếp người thay thế, vì vậy với lao động nữ khi hết nghỉ thai sản đa số không được quay lại làm việc vì không còn vị trí phù hợp.
+) Bƣớc 7: Kết thúc
Chị T đã bước đầu xác định được vấn đề của mình đang gặp phải. Có điều kiện nâng cao hiểu biết về mặt pháp luật để nắm rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi giao kết hợp đồng lao động, tránh nhận thức sai lầm và ngại tìm lời giải đáp khi có thắc mắc về mặt pháp luật lao động.
Đây là một trường hợp được lấy làm ví dụ điển hình về hoạt động của nhân viên công tác xã hội áp dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân để giải quyết vấn đề cho thân chủ. Ví dụ cụ thể này giống như một hình mẫu để tất cả LĐN lấy đó là kinh nghiệm đẻ giải quyết các vấn đề của chính họ cho những lần gặp rắc rối về sau, mỗi lần tự giải quyết được vấn đề cho chính mình đồng nghĩa với việc lao động nữ đang tự nâng cao nhận thức pháp luật của họ.
Tiểu kết Chƣơng 3
Trong chương 3 của nghiên cứu này tác giả đã phân tích sâu về hoạt động nâng cao nhận thức pháp luật cho LĐN và đề xuất vai trò của NVCTXH tham gia tư vấn, can thiệp và trợ giúp cho NLĐ nói chung và LĐN nói riêng tại Công ty Canon, trong chương này nghiên cứu đã chỉ ra nhu cầu tìm hiểu nội dung pháp về về quyền của LĐN, nguồn tiếp cận các thông tin về quyền của LĐN, nhận diện các nguồn lực trợ giúp nâng cao nhận thức về pháp luật cho LĐN, ghi nhận những kỳ vọng – mong muốn và đề xuất của LĐN khi tiếp cận chê độ - chính sách pháp luật tại Công ty Canon, xuất phát từ các cơ sở này đề xuất vai trò chuyên nghiệp của NVCTXH trong trợ giúp LĐN cao