Lý thuyết vai trò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao nhận thức về pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi của lao động nữ tại khu công nghiệp quế võ bắc ninh nghiên cứu trường hợp công ty canon 01 (Trang 28 - 29)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Lý thuyết áp dụng

1.2.1. Lý thuyết vai trò

Thuyết vai trò cho rằng mỗi cá nhân đều chiếm giữ các vị trí nào đó trong xã hội và tương ứng với các vị trí đó là các vai trò. Vai trò bao gồm một chuỗi các luật lệ hoặc các chuẩn mực như là một bản kế hoạch, đề án chỉ đạo hành vi. Những vai trò chỉ ra cụ thể cách thức nhằm đạt được mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời chỉ ra những nội dung hoạt động cần thiết đòi hỏi phải có trong một bối cảnh hoặc tình huống cho sẵn. Thuyết cũng cho rằng, một phần các hành vi xã hội hàng ngày quan sát được chỉ đơn giản là những việc mà con người thực hiện trong vai trò của họ. [28]

Lý thuyết này còn khẳng định rằng, hành vi con người chịu sự chỉ đạo của những mong muốn của cá nhân họ hoặc từ mong muốn của người khác.

Những mong muốn cho mỗi vai trò thì khác nhau nhưng phù hợp với vai trò mà cá nhân thực hiện hoặc trình diễn trong cuộc sống hàng ngày của họ. Lý thuyết này đề cập rằng, với cùng một hành vi, có thể chấp nhận ở vai trò này nhưng lại không được chấp nhận ở vai trò kia. Khi vai trò phù hợp với khả năng của cá nhân thì người đó đảm trách tốt vai trò được phân công. Thuyết này cũng cho rằng muốn thay đổi hành vi của một cá nhân, cần tạo cơ hội cho họ thay đổi vai trò của mình. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng lý thuyết vai trò để phân tích, đánh giá vai trò của của cán bộ xã hội (NVCTXH bán chuyên nghiệp) trong việc biện hộ, kết nối, vận đồng nguồn lực trợ giúp lao động nữ tạ Công ty Canon. [28]

Như vậy, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng thuyết vai trò nhằm vận dụng phân tích vai trò hiện có của nhân viên xã hội (vai trò bán chuyên nghiệp) và trên cơ sở những tồn tại, khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện vai trò này, nghiên cứu đề xuất vai trò chuyên nghiệp của NVCTXH trong hoạt động trợ giúp nhằm nâng cao nhận thức pháp luật động nhằm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ đang làm việc tại Công ty Canon. Vì vậy, vai trò của NVCTXH trong nghiên cứu này giữ vai trò chủ đạo, là vai trò hạt nhân để phát triển các hoạt động trợ giúp cho lao động nữ. [28]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao nhận thức về pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi của lao động nữ tại khu công nghiệp quế võ bắc ninh nghiên cứu trường hợp công ty canon 01 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)