Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Lý thuyết áp dụng
1.2.3. Lý thuyết nhu cầu
Để “Nâng cao nhận thức về pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi của lao
A.Maslow về nhu cầu của con người trong cuộc sống; nghiên cứu thấy rằng nhóm lao động nữ có nhu cầu được trợ giúp, nhu cầu được bảo vệ lợi ích của bản thân; nhận được sự quan tâm, chăm sóc, trợ giúp từ nơi làm việc, từ cộng đồng; được thể hiện và khẳng định bản thân khi tham gia các hoạt động tại nơi mình làm việc; được giao lưu và chia sẻ về đời sống vật chất, tinh thần với người lao động khác tại nơi mìnhlàm việc, nhu cầu được thuộc về một nơi nào đó, được an toàn; nhu cầu được bảo vệ và được chăm sóc, trợ giúp về mọi mặt. [28]
Tiếp cận thuyết nhu cầu là một hướng tiếp cận theo quan điểm nhân văn hiện sinh, đánh giá cao khả năng của con người và bản thân họ tự quyết định lấy cuộc sống của mình. Tiếp cận thuyết nhu cầu cho thấy con người cần phải đảm bảo được những nhu cầu cơ bản. Mọi vấn đề sai lệch xã hội đều do nhu cầu không được giải quyết. Trị liệu không phải là để giải quyết nhu cầu mà giúp thân chủ phân tích nguyên nhân vì sao nhu cầu không được đáp ứng và để đáp ứng nhu cần này thân chủ cần có những điều kiện gì. Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý cũng như hành vi của con người. Nhu cầu là yếu tố tất yếu, cần thiết để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân. Nếu như nhu cầu được thỏa mãn thì sẽ tạo nên cảm giác thoải mái và an toàn cho sự phát triển và ngược lại, nếu không được đáp ứng thì sẽ gây nên sự căng thẳng và có thể dẫn tới những hậu quả nhất định gây mất “thăng bằng” trong đời sống xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng cao. Vì thế nhu cầu là động lực bên trong kích thích cá nhân hành động, quyết định mọi hành động của con người. [28]
Theo A.Maslow thì nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs) con người luôn có những nhu cầu nhất định từ nhu cầu sơ cấp đến các nhu cầu cao cấp. Chính vì vậy, mà theo A.Maslow thì con người dù có khác nhau về nhiều
khía cạnh, nhiều đặc điểm riêng nhưng đều có các nhu cầu trên, các nhu cầu đó được sắp xếp từ thấp đến cao, khi một nhu cầu được thỏa mãn thì các nhu cầu khác tạm thời lắng xuống và khi nhu cầu này được thỏa mãn thì nhu cầu khác lại xuất hiện. [28]
Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con
người như nhu cầu ăn uống, ngủ nghỉ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục. Là nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con người. Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được. Đặc biệt là đối với những nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội như nhóm lao động nữ mang thai, nuôi con nhỏ, bởi họ bị hạn chế nhiều hoạt động do phải thực hiện chức năng sinh đẻ và nuôi con nhỏ. Maslow quan niệm rằng, khi những nhu cầu này chưa được thoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác của con người sẽ không thể tiến thêm nữa. [28]
Nhu cầu về an toàn: An ninh và an toàn có nghĩa là một môi trường
không nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh của con người. Bởi thế an toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền đề cho các nội dung khác như an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn nghề nghiệp, an toàn kinh tế, an toàn ở và đi lại, an toàn tâm lý, an toàn nhân sự… Đây là những nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con người, đối với nhóm lao động nữ nhu cầu đó đóng vai trò rất quan trọng, giúp giảm thiểu các rủi ro trong đời sống đối với họ, việc tham gia các hoạt động tại nơi làm việc sẽ giúp cho nhóm lao động nữ được sống trong môi trường được chia sẻ, họ cảm thấy được thoải mái, an toàn do nhận được sự quan tâm, động viên và trợ giúp của NVCTXH và những người lao động khác. [28]
Những nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận: Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần nằm trong xã hội và được người khác thừa nhận. Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự lo sợ bị cô độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được hòa nhập, lòng tin, lòng trung thành giữa con người với nhau. Nội dung của nhu cầu này bao gồm các vấn đề tâm lý như: Được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán thưởng, ủng hộ, mong muốn được hòa nhập, lòng thương, tình yêu, tình bạn, tình thân ái là nội dung cao nhất của nhu cầu này. Và đối với nhóm lao động nữ nhu cầu này càng trở nên cần thiết, rất cần tạo điều kiện để họ tham gia tích cực hơn các hoạt động tại nơi làm việc, đó như một môi trường mới để họ thể hiện bản thân và được cơ quan thừa nhận. [28]
Nhu cầu được tôn trọng: Nội dung của nhu cầu này gồm hai loại: lòng tự
trọng và được người khác tôn trọng: Lòng tự trọng bao gồm nguyện vọng muốn giành được lòng tin, có năng lực, có bản lĩnh, có thành tích, độc lập, tự tin, tự do, tự trưởng thành, tự biểu hiện và tự hoàn thiện bản thân. Nhu cầu
được người khác tôn trọng gồm khả năng giành được uy tín, được thừa nhận,
được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự tại nơi làm việc… Tôn trọng là được người khác coi trọng, ngưỡng mộ. Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽ tìm mọi cách để làm tốt công việc được giao. Do đó, nhu cầu được tôn trọng là điều không thể thiếu đối với mỗi con người, đối với nhóm lao động nữ họ với những vốn kinh nghiệm, quan hệ xã hội họ tạo dựng giai đoạn còn trẻ họ mong muốn bản thân được người khác tôn trọng, coi trọng và trợ giúp họ, đáp ứng nhu cầu này sẽ tăng cường được lòng tin và sự tham gia của lao động nữa. [28]
Nhu cầu tự thể hiện: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách
phân cấp về nhu cầu của ông. Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng của một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào
đó. Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết, nghiên cứu…) nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài…), nhu cầu thực hiện mục đích của mình bằng khả năng của cá nhân, những nhu cầu này được thể hiện rất mạnh mẽ trong tất cả hoạt động mà nhóm lao động nữ tham gia... [28] Vận dụng lý thuyết này trong nghiên cứu sẽ góp phần lý giải, phân tích những nhu cầu cơ bản của nhóm lao động nữ khi tham gia các hoạt động tại nơi làm việc, đánh giá được những nhu cầu từ thấp đến cao của nhóm lao động nữ, từ nhu cầu về vật chất: ăn, mặc, ở, đi lại, giao tiếp... đến những nhu cầu cơ bản ở bậc cao hơn như: nhu cầu được chăm sóc sức khỏe, được khám chữa bệnh, được tiếp cận các chính sách và chế độ dành cho người lao động, có được thỏa mãn những nhu cầu đó hay không? Khi người lao động tìm cách thỏa mãn những nhóm nhu cầu này cũng là khi họ gặp phải những thuận lợi, khó khăn có tác động trực tiếp tới bản thân họ như thế nào. Lý thuyết góp phần chỉ ra nhu cầu chung và những nhu cầu cốt lõi về hoạt động nâng cao nhận thức pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động; những ảnh hưởng của hoạt động này đến đời sống của người lao động; cơ quan làm việc đã có những hoạt động can thiệp, trợ giúp như thế nào để đáp ứng những nhu cầu của người lao động.