Mục tiêu của chính sách ngoại giao văn hóa Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) học viện khổng tử trong chính sách ngoại giao văn hóa của trung quốc (Trang 33 - 35)

1.2. Khái quát chính sách ngoại giao văn hóa Trung Quốc từ năm 2004 đến nay

1.2.1. Mục tiêu của chính sách ngoại giao văn hóa Trung Quốc

Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVII (Hội nghị Trung ương 6 khóa XVII) đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề cải cách thể chế văn hóa, kiến tạo nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng xã hội khá giả toàn diện và sự nghiệp phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa. Hội nghị này đã chỉ ra rằng, trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động, ―vị trí và vai trò của văn hóa trong sức mạnh tổng hợp quốc gia ngày càng nổi bật, nhiệm vụ giữ gìn an ninh văn hóa quốc gia ngày càng khó khăn, vì thế, yêu cầu về việc tăng cường sức mạnh mềm văn hóa quốc gia và mở rộng tầm ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa cũng được đặt ra vô cùng cấp bách‖ [70]. Nội dung này tiếp tục được Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII (Đại hội XVIII) nhấn mạnh, ―phải kiên trì theo phương hướng văn hóa tiên tiến xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy văn hóa xã hội chủ nghĩa phát triển phồn vinh, khơi dậy phong trào xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, nâng cao sức mạnh mềm văn hóa quốc gia, phát huy vai trò dẫn đầu, giáo dục nhân dân, phục vụ xã hội và thúc đẩy phát triển của văn hóa‖ [69].

Trên cơ sở tinh thần chỉ đạo của Hội nghị Trung ương 6 khóa XVII và Đại hội XVIII, chính sách NGVH Trung Quốc được đề ra và thực hiện nhằm hướng tới các mục tiêu chiến lược sau:

Một là, thúc đẩy kinh tế - xã hội đất nước phát triển, hóa giải những ảnh

hưởng tiêu cực của các luận điệu mà nước ngoài áp đặt cho Trung Quốc bằng việc tuyên truyền tư tưởng văn hóa ―hòa vi quý‖ (和为贵) và ―hòa nhi bất đồng‖ (和而 不同) (hòa nhập nhưng không hòa tan) cũng như quan điểm và nội hàm văn hóa phát triển hòa bình, thế giới hài hòa, đạt được những hiệu quả ngoại giao mà ―sức mạnh cứng‖ không thể đạt được, tạo dựng môi trường dư luận quốc tế thân thiện khách quan cho sự phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc.

Hai là, tạo dựng hình tượng quốc gia văn minh, tiến bộ, hòa bình, hợp tác và

có trách nhiệm, nâng cao vị thế quốc tế của Trung Quốc.

Ba là, tăng cường sức mạnh mềm quốc gia, bao gồm nâng cao sức mạnh

mềm văn hóa và sức hội tụ tinh thần dân tộc, phát huy văn hóa có vai trò quan trọng trong việc cải cách hệ thống quốc tế, nâng cao quyền phát ngôn quốc tế.

Bốn là, bảo vệ an ninh văn hóa và chủ quyền quốc gia [62].

Có thể thấy rằng, Trung Quốc đã nhận thức rất rõ ràng về những thế mạnh và hạn chế của mình trên con đường vươn lên trở thành một nước lớn. Thế mạnh của Trung Quốc chính là nền văn minh Trung Hoa xán lạn với các giá trị văn hóa truyền thống đắc sặc. Song bên cạnh đó, với sự phát triển kinh tế quá nóng trong nhiều năm cùng thái độ cứng rắn của nước này trong các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, Trung Quốc cũng đang tự làm xấu đi hình ảnh của mình trong mắt bạn bè quốc tế. Chính bởi lẽ đó, Trung Quốc kỳ vọng bằng việc đẩy mạnh thực hiện chính sách NGVH sẽ giúp họ hóa giải những ảnh hưởng tiêu cực, xây dựng hình tượng một Trung Quốc vừa truyền thống vừa hiện đại, một nước lớn thân thiện và có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, qua đó tăng cường sức mạnh mềm, đóng góp tích cực vào sức mạnh tổng hợp quốc gia trên con đường chinh phục những mục tiêu chiến lược của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) học viện khổng tử trong chính sách ngoại giao văn hóa của trung quốc (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)