3.2. Một số gợi mở về đối sách của Việt Nam đối với hoạt động của Học viện
3.2.1. Những cơ sở và thực tế cho việc thành lập Học viện Khổng Tử tại Việt Nam
tại Việt Nam
Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của HVKT, việc thiết lập một HVKT ở Việt Nam hướng tới ba mục tiêu chính: truyền bá ngôn ngữ Trung Quốc, phổ biến văn hóa truyền thống Trung Quốc trong đó cốt lõi là văn hóa Khổng
Nho, xúc tiến các chương trình hợp tác trao đổi văn hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam. Ba mục tiêu này về cơ bản không nằm ngoài khuôn khổ các quy định chung tại Chương 1 Nghị định số 18/2001/CĐ-CP ngày 04/5/2011 của Chính phủ Quy định về lập và hoạt động của các cơ sở văn hóa, giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.
Ngoài ra, xét trên hai khía cạnh liên quan đến chức năng của HVKT là quảng bá, giao lưu văn hóa và giáo dục, HVKT cũng có những căn cứ thực tế để hợp tác với Việt Nam trong việc thiết lập cơ sở tại đây.
Góc độ quảng bá và giao lưu văn hóa
Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có lịch sử giao lưu và tiếp biến văn hóa lâu dài. Vì thế, không thể phủ nhận những yếu tố văn hóa Trung Hoa đã và đang tồn tại trong văn hóa truyền thống Việt Nam, thậm chí các yếu tố đó đã được thừa nhận và có vị trí như những yếu tổ bản địa. Với nền tảng đó, việc truyền bá văn hóa Trung Hoa truyền thống của các HVKT tại Việt Nam là khá thuận lợi. Trung Quốc luôn nhận thức được sức hấp dẫn của các giá trị văn hóa Trung Hoa cũng như nắm bắt được nhu cầu khám phá, tìm hiểu của người dân các nước đối với các giá trị đó. Cùng với nguồn tài nguyên văn hóa phong phú, Trung Quốc cũng luôn biết cách giới thiệu, quảng bá hình ảnh của mình ra thế giới. Bằng chứng là những cuộc hội thảo, toạ đàm khoa học về lĩnh vực văn hóa, các hoạt động triển lãm, giao lưu của Trung Quốc luôn được tổ chức một cách bài bản, hoành tráng và thu hút đông đảo người tham gia. Tại Việt Nam, việc quảng bá văn hóa Trung Quốc được đánh giá là sẽ càng thuận lợi hơn bởi những nét tương đồng về văn hóa giữa hai nước sẽ tạo nên sự gần gũi, quen thuộc, giúp người dân dễ dàng hiểu và tiếp nhận một cách tự nhiên. Ngoài ra, các hoạt động giao lưu, hợp tác văn hóa, giáo dục vẫn diễn ra giữa hai nước từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay cũng chính là một điều kiện thuận lợi để thiết lập một HVKT tại Việt Nam với tư cách là một tổ chức thúc đẩy hơn nữa các hoạt động giao lưu này.
Như vậy, việc thành lập HVKT tại Việt Nam không phải là một việc bất thường trong khuôn khổ các hoạt động giao lưu hợp tác giữa hai nước. ―Mặt khác, nếu coi HVKT như là một công cụ tăng cường sức mạnh mềm của Trung Quốc thì
rõ ràng, đây là một hiện tượng không đáng quan ngại bằng thực tế quốc gia này đang gia tăng những động thái áp đặt sức mạnh cứng ngày càng mạnh mẽ và phức tạp đối với Việt Nam‖ [25].
Góc độ giáo dục
Như đã giới thiệu, các HVKT cũng có thể được coi là một ―công cụ đáp ứng‖ bởi một trong những lý do dẫn đến sự ra đời của tổ chức này chính là để đáp ứng nhu cầu học tiếng Trung ngày càng gia tăng trên thế giới. Với vai trò là một tổ chức giáo dục của Trung Quốc tại nước ngoài, việc thiết lập một HVKT tại Việt Nam cũng có thể tạo thêm cơ hội cho những người có nhu cầu học tiếng Trung có thể tìm được cơ sở đào tạo ngoại ngữ chất lượng với mức học phí ưu đãi. Trên thực tế, từ những năm đầu thế kỷ XXI, hợp tác kinh tế Việt - Trung có những bước tiến mới. Các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều dẫn đến những đòi hỏi về nguồn nhân lực tăng lên. Tiếng Trung dần trở thành một trong những ngoại ngữ được ưa chuộng nhất tại Việt Nam chỉ sau tiếng Anh bởi đó là điều kiện cần để mở ra cơ hội việc làm cho rất nhiều người đặc biệt là thanh niên, sinh viên. Mặc dù vậy, ngoại trừ các trường đại học đào tạo ngoại ngữ chính quy, tại Việt Nam không có những cơ sở đào tạo tiếng Trung thật sự chất lượng. Do vậy, việc thiết lập một tổ chức giáo dục với chức năng chính là đào tạo ngoại ngữ sẽ ―có khả năng mang đến cho người học lợi ích về kinh phí, chất lượng giảng dạy và cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao hiểu biết đối với văn hóa Trung Quốc‖ [25].
Như vậy, xuất phát từ những cơ sở về pháp lý, truyền thống giao lưu văn hóa và nhu cầu học tiếng Trung tại Việt Nam, có thể nói, việc thành lập một HVKT ở Việt Nam với tư cách là tổ chức văn hóa, giáo dục nước ngoài là hoàn toàn khả thi. Trên thực tế, tại Việt Nam đã có nhiều tổ chức tương tự hoạt động như Hội đồng Anh (1993), Viện Goethe (1997), Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản (2008), Phân viện Puskin (1983)… Không bàn đến việc các tổ chức này thực chất đều là công cụ của NGVH của các nước thì những hoạt động được tổ chức tại đây đã mang lại nhiều cơ hội trải nghiệm văn hóa, ngôn ngữ nước ngoài cho công dân Việt Nam. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Trung Quốc xúc tiến hợp tác với Việt Nam trong việc thành lập một HVKT tại đây.
Tuy nhiên, việc thành lập HVKT tại Việt Nam lại không diễn ra thuận lợi như với các tổ chức kể trên. Nguyên nhân đầu tiên đến từ những quan ngại về an ninh văn hóa. Nền văn hóa Việt Nam đã trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài tiếp xúc, giao thoa với văn hóa Hán, hệ quả là rất nhiều yếu tố Hán vẫn còn tồn tại trong đời sống người Việt đến tận ngày nay, được người Việt qua nhiều đời tiếp nối, Việt hóa và trở thành một phần trong lối sống, tập quán văn hóa Việt. Sau thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời. Với vị thế một quốc gia độc lập, từ đó đến nay, bên cạnh công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước, Việt Nam đã và đang nỗ lực gìn giữ nền văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc. Sự tương đồng về văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc là một thuận lợi trong quan hệ giao lưu văn hóa nhưng cũng đồng thời gây ra những lo ngại về an ninh văn hóa, bởi sự tương đồng đó sẽ tạo thuận lợi cho những yếu tố Trung Quốc dễ dàng thâm nhập, bám rễ và chi phối tư tưởng, lối sống, tập quán của người Việt. Điều này sẽ tạo thành những nguy cơ đe dọa chủ quyền văn hóa quốc gia.
Bên cạnh đó, không thể phủ nhận rằng mặc dù quan hệ Việt Nam – Trung Quốc về cơ bản là mối quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng phát triển nhưng giữa hai nước vẫn luôn tồn tại một số vấn đề vướng mắc đặc biệt là vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Cùng với sự phát triển nhanh chóng về mặt kinh tế, từ đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc cũng vươn lên mạnh mẽ về quân sự. Thái độ cứng rắn của nước này trong những tranh chấp chủ quyền nhất là ở khu vực Biển Đông đã làm cho quan hệ giữa Trung Quốc với nhiều quốc gia liên quan trong đó có Việt Nam trở nên căng thẳng. Trên các diễn đàn quốc tế, Trung Quốc luôn thể hiện mong muốn tạo dựng một hình tượng nước lớn thân thiện, có trách nhiệm nhưng với việc áp đặt ―sức mạnh cứng‖ của mình lên các nước, hình tượng ấy khó thành hiện thực. Thay vào đó là một ―giấc mộng Trung Hoa‖ đầy tham vọng. Và lẽ đương nhiên, khi những tác động của ―sức mạnh cứng‖ vẫn còn đang hiện hữu thì việc tiếp nhận thêm một tổ chức là đại diện cho ―sức mạnh mềm‖ Trung Quốc sẽ không thể dễ dàng.
Trên thực tế, từ năm 2009, Chính phủ Việt Nam đã cho phép ―thí điểm‖ thành lập HVKT nhưng việc đó vẫn chỉ nằm trên giấy tờ. Đến năm 2011, trong cuộc
hội đàm ngày 21/12 giữa lãnh đạo hai nước Việt – Trung, Phó Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (nay là Tổng Bí thư BCH TW Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa) cho biết mong muốn ―thúc đẩy quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện tiến lên 5 phương diện‖. Một trong những phương diện ấy là lĩnh vực khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn hóa, y tế, đào tạo nguồn nhân lực, cụ thể là ―nhanh chóng xây dựng HVKT tại Việt Nam‖. Tiếp theo, trong hai ngày 7- 8/12/2012, trong khuôn khổ Đại hội HVKT toàn cầu lần thứ VIII diễn ra tại Bắc Kinh, Trường Đại học Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây đã ký thỏa thuận thực hiện triển khai xây dựng HVKT dưới sự chứng kiến của đại diện lãnh đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc và lãnh đạo Tổng bộ HVKT. Ngày 13/10/2013, tại trụ sở Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đi đến thỏa thuận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc thành lập HVKT tại Trường Đại học Hà Nội. Cuộc hội đàm chính thức trên đã phản ánh phần nào những động thái nỗ lực của Trung Quốc trong vấn đề thành lập HVKT tại Việt Nam. Cùng ngày, ông Nguyễn Đình Luận, Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội và bà Hứa Lâm, Chủ nhiệm Tổng bộ HVKT đã ký thỏa thuận về việc thành lập HVKT tại Trường Đại học Hà Nội. Ngày 27/12/2014, HVKT chính thức được gắn biển thành lập tại Đại học Hà Nội trên cơ sở hợp tác giữa Đại học Hà Nội của Việt Nam và Đại học Sư phạm Quảng Tây, Trung Quốc.
Theo thỏa thuận giữa hai bên, tên chính thức của tổ chức này tại Việt Nam là
Viện Khổng Tử tại Đại học Hà Nội, trụ sở đặt tại Phòng 114 nhà D3, Đại học Hà
Nội. Viện Khổng Tử cũng được coi là một đơn vị trực thuộc Đại học Hà Nội. Trường Đại học Hà Nội và Đại học Sư phạm Quảng Tây thống nhất thành lập một Hội đồng quản trị bao gồm 03 người Trung Quốc và 04 người Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị là Bà Nguyễn Thị Cúc Phương, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Hà Nội. Chịu trách nhiệm điều hành là 01 Viện trưởng người Việt Nam (Đỗ Thanh Vân) và 01 Phó Viện trưởng người Trung Quốc (Tần Hiểu Khiết). Như vậy, về mặt quản lý và bộ máy tổ chức, HVKT tại Đại học Hà Nội đã có những điểm khác biệt so với HVKT tại các quốc gia khác. Chẳng hạn, Hội đồng HVKT tại Đại học Nam
Carolina, Mỹ gồm 07 thành viên trong đó vị trí chủ tịch, phó chủ tịch, viện trưởng (đồng thời là ủy viên hội đồng) đều do hai bên cùng đảm nhiệm (mô hình đồng chủ tịch và đồng viện trưởng); HVKT tại Đại học Adelaide, Australia: Hội đồng gồm 05 thành viên, trong đó có 01 chủ tịch (phía Australia) và 01 phó chủ tịch (phía Trung Quốc) song lại có 02 vị trí viện trưởng do hai bên cùng đảm nhiệm… Điều này một lần nữa minh chứng cho sự linh hoạt trong việc tổ chức bộ máy của các HVKT trên thế giới.
3.2.2. Một số gợi mở về đối sách của Việt Nam đối với hoạt động của Học viện Khổng Tử viện Khổng Tử
Với tư cách là một tổ chức văn hóa, giáo dục, sau khi chính thức đi vào hoạt động tại trường Đại học Hà Nội, HVKT đã bước đầu có một số hoạt động như tổ chức các chương trình triển lãm du học, phối hợp với Đại học Hà Nội tổ chức cuộc thi hát bài hát tiếng Trung… Các hoạt động này diễn ra với quy mô nhỏ, đối tượng tham gia chủ yếu chỉ là sinh viên Khoa Tiếng Trung Quốc của Đại học Hà Nội và đều được tổ chức trên cơ sở kết hợp với Đại học Hà Nội, chưa có hoạt động độc lập riêng. Học viện Khổng Tử tại Đại học Hà Nội là một thành viên trong hệ thống HVKT được điều hành bởi Tổng bộ HVKT và chịu sự quản lý chung của Hán Biện. Với vai trò là một tổ chức có nhiệm vụ cụ thể hóa chính sách NGVH của Trung Quốc ở nước ngoài, chắc chắn HVKT tại Đại học Hà Nội sẽ phải triển khai những chương trình hoạt động mới dưới sự chỉ đạo của Tổng bộ HVKT. Để đảm bảo HVKT tại Đại học Hà Nội hoạt động đúng với chức năng, nhiệm vụ được quy định trong Điều lệ và tuân thủ luật pháp Việt Nam, luận văn đưa ra một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất, tăng cường công tác quản l nhà nước đối với mọi hoạt động của Học viện Khổng Tử. Học viện Khổng Tử tại Việt Nam là cơ sở văn hóa, giáo dục
nước ngoài (VHGDNN), được thành lập trên cơ sở liên kết giữa trường Đại học Hà Nội với trường Đại học Sư phạm Quảng Tây, Trung Quốc. Căn cứ theo quy định tại Chương IV Nghị định số 18/2001/CĐ-CP của Chính phủ ngày 04/5/2001 Quy định
về lập và hoạt động của các cơ sở văn hóa, giáo dục nước ngoài tại Việt Nam, cơ
HVKT nói riêng bao gồm: (1) Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là những cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với mọi hoạt động của cơ sở VHGDNN liên quan đến ngành mình phụ trách; (2) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp thực hiện trong phạm vi chức năng được giao; (3) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của cơ sở VHGDNN trực tiếp quản lý cơ sở VHGDNN tại địa phương. Ở cấp thấp hơn, Đại học Hà Nội với tư cách là đơn vị hợp tác cũng cần tham gia sát sao vào việc giám sát các hoạt động của HVKT trong phạm vi của Trường. Trong quá trình triển khai các hoạt động giáo dục, văn hóa, nếu Học viện Khổng Tử có dấu hiệu vi phạm Điều 5 của ―Thỏa thuận mẫu‖ – không tuân thủ luật pháp, quy định cũng như các phong tục tập quán của Việt Nam thì Đại học Hà Nội phải kịp thời nắm bắt và có báo cáo lên các bộ, ngành liên quan để tiến hành thanh kiểm tra cũng như có các biện pháp xử lý phù hợp.
Bên cạnh đó, hiện nay, thông qua rất nhiều chương trình hợp tác giáo dục, trao đổi sinh viên, số lượng sinh viên Trung Quốc đến Việt Nam khá nhiều. Cùng với đó là lượng công nhân, người lao động Trung Quốc đang làm việc tại các khu công nghiệp cũng không ngừng tăng lên. Nếu như Đại sứ quán, Lãnh sự quán Trung Quốc tại Việt Nam là những cơ quan ngoại giao đại diện cho CHND Trung Hoa ở nước ngoài thì HVKT với vai trò là một tổ chức văn hóa, giáo dục hoàn toàn có thể trở thành một đầu mối để liên hệ, tập hợp người dân Trung Quốc phục vụ cho các hoạt động gây áp lực với Nhà nước Việt Nam. Vì vậy công tác giám sát HVKT không chỉ dừng lại ở các hoạt động công khai mà còn phải tăng cường quản lý trên mọi phương diện, ngăn chặn kịp thời những tình huống xấu, ảnh hưởng đến trật tự xã hội cũng như an ninh quốc gia.
Thứ hai, có các biện pháp xử l kịp thời theo quy định của pháp luật Việt Nam ngay khi phát hiện các vi phạm của Học viện Khổng Tử. Trong quá trình hợp
tác và triển khai hoạt động tại Việt Nam, nếu tổ chức nhân sự, chế độ tài chính, chương trình giảng dạy, giáo trình tài liệu, hoạt động ngoại khóa của HVKT có nội dung vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam thì sẽ áp dụng các hình thức xử lý
theo chương V của Nghị định số 18/2001/CĐ-CP, trong đó mức phạt thấp nhất là cảnh cáo và cao nhất là đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép. Ví dụ, xuất phát từ thực tế tình hình căng thẳng ở Biển Đông, không loại trừ khả năng trong quá trình