Bộ máy tổ chức của Học viện Khổng Tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) học viện khổng tử trong chính sách ngoại giao văn hóa của trung quốc (Trang 53 - 58)

2.1. Cơ cấu, tổ chức của Học viện Khổng Tử

2.1.2. Bộ máy tổ chức của Học viện Khổng Tử

Học viện Khổng Tử tại các quốc gia được điều hành bởi một hội đồng gọi là Hội đồng HVKT. Hội đồng này chịu sự chỉ đạo của Hội đồng tổng bộ. Tại các quốc gia hợp tác, HVKT thực hiện chế độ viện trưởng phụ trách dưới sự chỉ đạo của Hội đồng. Dưới viện trưởng là các bộ phận hoặc cá nhân phụ trách chuyên môn.

Một điểm đáng chú ý là, HVKT được thành lập trên cơ sở hợp tác giữa Trung Quốc với một cơ sở giáo dục nước sở tại. Vì vậy, bên cạnh sự quản lý chung của Tổng bộ HVKT, việc điều hành mỗi HVKT sẽ do cả đại diện cơ sở hợp tác phía Trung Quốc và phía nước ngoài cùng đảm trách. Ở từng quốc gia khác nhau, do những khác biệt về thể chế, tập quán hoặc do quá trình đàm phán mà các HVKT ở mỗi nước có bộ máy tổ chức cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, mỗi HVKT đều có cấp giám sát, lãnh đạo và cấp chỉ đạo vận hành.

Hình 2.4: Sơ đồ bộ máy tổ chức HVKT [60]

Giám sát - lãnh đạo

Điều hành Điều hành

* Cấp giám sát - lãnh đạo

Cấp giám sát, lãnh đạo cao nhất trong mỗi HVKT có thể là hội đồng, ủy ban

quản lý, ủy ban chỉ đạo hoặc ủy ban tư vấn. Trên thực tế, đại đa số các HVKT do

Hội đồng HVKT giám sát, lãnh đạo. Chương 6 Điều lệ HVKT quy định: Hội đồng HVKT chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng Tổng bộ. Thành viên của Hội đồng do phía Trung Quốc và phía đối tác nước ngoài cùng tham gia, số lượng thành viên và tỷ lệ tham gia do hai bên thỏa thuận quyết định [74].

Chẳng hạn, Hội đồng HVKT tại Đại học Berlin, CHLB Đức gồm 10 thành viên, trong đó, phía CHLB Đức là 5 thành viên và phía Trung Quốc là 5 thành viên. HVKT tại Nuremberg, CHLB Đức cũng thực hiện chế độ giám sát hội đồng. Hội

HVKT

HỘI ĐỒNG HVKT

VIỆN TRƯỞNG PHÍA TRUNG QUỐC VIỆN TRƯỞNG PHÍA ĐỐI TÁC

Cán bộ phụ trách đàm phán Trợ lý hành chính Giáo viên nước ngoài Tình nguyện viên Trung Quốc Giáo viên Trung Quốc

đồng HVKT tại đây gồm 06 thành viên, mỗi bên tham gia 03 thành viên. Chủ tịch Hội đồng do phía CHLB Đức đảm nhiệm, Phó chủ tịch do phía Trung Quốc đảm nhiệm [60, tr. 22-23]. Tại Việt Nam, cấp giám sát, lãnh đạo của HVKT là hội đồng nhưng với tên gọi Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị của HVKT tại Đại học Hà Nội gồm 07 thành viên, trong đó có 03 thành viên của phía Trung Quốc và 04 thành viên của phía Việt Nam. Chủ tịch Hội đồng quản trị là Phó hiệu trưởng trường Đại học Hà Nội.

Với chế độ giám sát hội đồng, thông thường, nhân sự phía đối tác hợp tác sẽ đảm trách vai trò chủ tịch hội đồng còn phía Trung Quốc đảm trách vai trò phó chủ tịch. Nhưng cũng có trường hợp các HVKT áp dụng chế độ đồng chủ tịch, mỗi bên cử ra một đại diện giữ chức vụ chủ tịch với quyền hạn như nhau, như trường hợp HVKT tại Đại học Nam Carolina và HVKT tại Islamabad [60, tr. 23].

Ngoài ra, ở một số HVKT, cấp giám sát - lãnh đạo lại là ủy ban chỉ đạo, ủy

ban tư vấn, hội đồng thành viên, ủy ban chấp hành... Về bản chất, các ủy ban hay

hội đồng thành viên cũng tương tự như Hội đồng HVKT, chỉ khác về cơ cấu thành phần tham gia. Chẳng hạn, HVKT tại Đại học San Francisco chịu sự giám sát, lãnh đạo của một ủy ban chỉ đạo. Ủy ban chỉ đạo này gồm: phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo quốc tế, phó hiệu trưởng phụ trách giáo vụ, viện trưởng học viện giáo dục, học viện nhân văn và học viện giáo dục thường xuyên, phó viện trưởng học viện giáo dục và 01 giáo sư thuộc Học viện Nhân văn. HVKT tại Đại học Iowa ban đầu áp dụng chế độ hội đồng quản trị, sau chuyển thành ủy ban tư vấn. Ủy ban tư vấn có chức năng tư vấn cho viện trưởng đồng thời giám sát công việc của viện trưởng. HVKT tại Brittany - Pháp, cấp lãnh đạo là hội đồng thành viên gồm 17 người. Hội đồng thành viên lựa chọn hội đồng quản trị và thành lập các cấp quản lý điều hành. HVKT Sofia, cấp quản lý cao nhất là ủy ban chấp hành. Trong ủy ban chấp hành có 02 thành viên phía Trung Quốc và 03 thành viên phía đối tác. Chủ tịch do phía Trung Quốc đảm nhiệm, phó chủ tịch do phía đối tác đảm nhiệm [60, tr. 25].

Như vậy có thể thấy rằng, mặc dù cấp giám sát – lãnh đạo trong mỗi HVKT đã được quy định trong Điều lệ là Hội đồng HVKT song đó chỉ là quy định chung,

mang tính nguyên tắc. Khi đàm phán hợp tác với các cơ sở giáo dục tại các quốc gia khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm về thể chế cũng như điều kiện thực tế tại nước sở tại mà cấp giám sát – lãnh đạo trong từng HVKT lại có sự điều chỉnh tương ứng. Tuy nhiên, sự khác biệt này cũng không quá lớn, về bản chất các đơn vị này cũng đều hoạt động với chức năng và nhiệm vụ như nhau, được quy định tại chương 6 Điều lệ HVKT. Theo đó, Hội đồng HVKT ngoài chức năng giám sát, lãnh đạo các hoạt động của HVKT còn có trách nhiệm thẩm định các kế hoạch phát triển, kế hoạch công tác năm, báo cáo tổng kết năm, phương án thực hiện các chương trình công tác, dự toán, quyết toán của HVKT [74].

* Cấp chỉ đạo điều hành

Chương 6 Điều lệ HVKT quy định: HVKT thực hiện chế độ viện trưởng phụ trách dưới sự lãnh đạo, giám sát của Hội đồng. Việc bổ nhiệm viện trưởng, phó viện trưởng các HVKT do hai bên thỏa thuận và báo cáo Tổng bộ quyết định [74]. Trên thực tế, cũng có một bộ phận các HVKT áp dụng chế hộ ủy ban vận hành hay công tác liên tịch.

Viện trưởng cùng với đội ngũ cán bộ hành chính phụ trách những công việc sự vụ mà Hội đồng quy định như xây dựng phương án kế hoạch hoạt động năm, báo cáo kết quả hoạt động, xây dựng dự toán, quyết toán; quản lý cán bộ, giáo viên, học viên; xây dựng đề cương giảng dạy, kế hoạch giảng dạy, tổng kết công tác giảng dạy; quản lý công tác văn phòng… Vị trí viện trưởng do hai bên cùng đảm nhiệm, viện trưởng phía đối tác là người phụ trách toàn diện việc tổ chức dạy học và quản lý học viện, viện trưởng phía Trung Quốc chủ yếu phụ trách giảng dạy, giáo trình, tọa đàm, giao lưu học thuật, chương trình nghiên cứu và công tác giao dịch với trường đại học hợp tác tại Trung Quốc.

Đối với cấp dưới viện trưởng, tùy từng HVKT khác nhau lại có sự bố trí khác nhau. Một số học viện bổ nhiệm vị trí phó viện trưởng, giúp việc chung cho viện trưởng. Một số khác lại phân chia theo các lĩnh vực chuyên môn và bổ nhiệm vị trí phụ trách tương ứng như trưởng phòng tổng hợp, trưởng phòng tài vụ, người phụ trách hoạt động ngôn ngữ văn hóa, thư ký quản lý tài chính, thư ký hoạt động

Chẳng hạn, HVKT tại Đại học Quốc ngữ Kansai, Nhật Bản, dưới viện trưởng gồm 06 trung tâm: trung tâm dạy Hán ngữ, trung tâm bồi dưỡng giáo viên, trung tâm khảo thí Hán ngữ, trung tâm đào tạo dự bị du học, trung tâm nghiên cứu Trung Quốc đương đại và trung tâm hoạt động văn hóa Trung Quốc. Mỗi Trung tâm do 01 người phụ trách. HVKT tại Đại học Akron, Mỹ, dưới viện trưởng là 03 ủy ban, lần lượt phụ trách phát triển giảng dạy và chương trình học, hoạt động ngoại khóa và phát triển toàn diện học viện. HVKT tại Opole, Ba Lan thực hiện chế độ công tác liên tịch, chỉ đạo điều hành Học viện gồm 03 vị trí: Viện trưởng phía Ba Lan phụ trách và chủ trì công tác liên hệ đàm phán với trường sở tại và các cấp địa phương; Viện trưởng phía Trung Quốc chủ yếu phụ trách việc giao dịch với bên hợp tác Trung Quốc, công tác quản lý dạy học và triển lãm văn hóa; chuyên viên hợp tác quốc tế sẽ phụ trách việc đàm phán giữa hai bên, bổ sung những thiếu sót trong quá trình làm việc [60, tr. 25-26]. Trường hợp HVKT tại Đại học Hà Nội, tuy phân công trách nhiệm cũng tương tự như quy định chung nhưng tại đây chỉ áp dụng chế độ 01 viện trưởng là cán bộ thuộc Đại học Hà Nội, phía Trung Quốc đảm nhiệm vị trí phó viện trưởng.

Như vậy, cũng như cấp giám sát - lãnh đạo, cấp chỉ đạo điều hành trong các HVKT cũng không có sự thống nhất chung đối với toàn bộ các HVKT trên thế giới. Việc bố trí các chức danh điều hành cũng như phân chia phạm vi phụ trách chỉ tuân theo quy định trong Điều lệ HVKT về mặt nguyên tắc chung. Tại mỗi quốc gia khác nhau thậm chí cùng trong một quốc gia nhưng tại mỗi cơ sở hợp tác khác nhau lại có sự bố trí riêng tùy theo quy mô của HVKT cũng như những đặc thù về mặt thể chế hay do quá trình đàm phán giữa hai bên. Sự linh hoạt trong cơ cấu tổ chức của các HVKT trên thực tế cũng có thể là một trong những lý do giúp cho hệ thống HVKT dễ dàng và nhanh chóng được nhân rộng bởi lẽ mỗi địa phương, mỗi quốc gia đều có hệ thống quản lý hành chính, quản lý giáo dục riêng. Với việc quy định nguyên tắc chung về bộ máy tổ chức nhưng vẫn áp dụng linh hoạt tại các địa phương, một mặt giúp cho Tổng bộ vẫn quản lý được toàn bộ hệ thống HVKT, mặt khác giúp cho quá trình đàm phán hợp tác với các cơ sở giáo dục nước ngoài diễn ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) học viện khổng tử trong chính sách ngoại giao văn hóa của trung quốc (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)