Học viện Khổng Tử tại Cộng hòa liên bang Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) học viện khổng tử trong chính sách ngoại giao văn hóa của trung quốc (Trang 75 - 81)

Hiện nay, ở Đức có 18 HVKT và 04 Lớp học Khổng Tử. Các HVKT tại Đức đều đặt tại các trường đại học của Đức (08 trong số đó nằm trong nhóm ―Excellence Initiative‖ của Đức).

Về cấu trúc và kinh phí, nói chung, cấu trúc tổng thể và quá trình cấp vốn cho các HVKT ở Đức cũng tương tự như ở Australia. Các Học viện được tổ chức theo hình thức liên kết giữa các đối tác Đức và Trung Quốc và cả hai bên đóng góp xây dựng HVKT theo một trong các cách giống như trường hợp của Australia. Về lý thuyết, tỷ lệ đóng góp sẽ là 1:1 nhưng trong thực tế có rất nhiều những mô hình khác nhau mà trong đó Trung Quốc, dù chỉ là một nước đang phát triển, lại phải đóng góp phần lớn kinh phí.

nhất 01 giáo viên được cử sang từ Trung Quốc và/hoặc có thêm ít nhất một giáo viên tình nguyện được Hán Biện gửi sang, một số các giáo viên ngôn ngữ thuê tại địa phương và các cán bộ nhân viên tại địa phương cho các công việc hành chính hàng ngày. Lấy ví dụ HVKT tại Dusseldorf. Năm 2011, viện có 01 giáo viên Trung Quốc được cử sang từ trường đại học đối tác, 05 giáo viên địa phương và 03 nhân viên khác thực hiện công việc văn phòng hàng ngày. Trong cùng năm đó, HVKT tại Hamburg đã có 13 người làm việc bán thời gian đối với các công việc hành chính và 12 giáo viên dạy trong các khóa học ngôn ngữ và văn hoá, 03 trong số đó được gửi từ Hán Biện và 09 được thuê tại địa phương.

Một vấn đề khác liên quan đến nhân sự chính là các viện trưởng được cử sang từ các trường đại học đối tác ở Trung Quốc.

Bảng 2.6: Danh sách Học viện Khổng Tử tại CHLB Đức

TT HVKT/Đối tác CHLB Đức Đối tác Trung Quốc Thời gian triển

khai hoạt động

1 HVKT tại Đại học Tự do Berlin Đại học Bắc Kinh 01/7/2005 2 HVKT tại Đại học Erlangen,

Nuremberg

Đại học Nghiên cứu Nước ngoài Bắc Kinh

31/8/2005

3 HVKT tại Đại học Heinrich-Heine, Dusseldorf

Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh

02/6/2006

4 HVKT tại Trung tâm Hán ngữ, Hanover

Đại học Đồng Tề, Thượng Hải

14/9/2006

5 HVKT tại Đại học Frankfurt Đại học Phúc Đán, Thượng Hải

25/4/2008

6 HVKT tại Đại học Hamburg Đại học Phúc Đán, Thượng Hải

07/6/2006

7 HVKT tại Đại học Leipzig Đại học Nhân dân Trung Quốc

14/6/2006

8 HVKT tại Đại học Trier Đại học Hạ Môn 7/2008 9 HVKT tại Munich Đại học Ngoại ngữ Bắc

Kinh

17/02/2009

10 HVKT tại Đại học Freiburg Đại học Nam Kinh 01/9/2008 11 HVKT tại Đại học Essen, Duisburg Đại học Vũ Hán 18/5/2007 12 HVKT tại Đại học Heidelberg Đại học Giao thông

Thượng Hải

16/6/2006

13 HVKT tại Đại học Khoa học ứng dụng Erfurt

Học viện Khoa học công nghệ Triết Giang, Hàng

14 HVKT tại Đại học Khoa học công nghệ Bremen

Đại học Sư phạm Thủ đô 23/10/2013

15 HVKT tại Đại học Georg-August Göttingen

Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh

22/9/2013

16 HVKT tại Đại học Paderborn Đại học Khoa học công nghệ điện tử Tây An

11/6/2014

17 Đại học Khoa học ứng dụng Stralsund Học viện Hợp Phì 11/11/2015 18 Đại học Kỹ thuật công nghiệp

Ingolstadt

Đại học Khoa học công nghệ Hoa Nam

6/10/2016

Về hoạt động, nhìn chung, các nội dung được các học viện cung cấp gần như tương tự nhau trên toàn nước Đức và có thể được chia thành hai nhóm: các khóa học ngôn ngữ cho các nhóm đối tượng, các trình độ khác nhau và các sự kiện văn hóa.

Các HVKT thường tổ chức rất nhiều khóa học ngôn ngữ cho nhiều nhóm đối tượng đa dạng, bao gồm đủ mọi ngành nghề xã hội, đủ mọi độ tuổi từ già đến trẻ. Tuy vậy, nhóm đối tượng chính trong đó chính là sinh viên đại học, nên gần như tất cả các HVKT ở Đức đều có các khóa học cho các đối tượng này. Ví dụ HVKT tại Berlin có các khóa học tín chỉ về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc cho sinh viên của trường Freie Universität Berlin dưới dạng một bằng cấp bổ sung đối với nghề nghiệp tương lai của sinh viên; khóa học ngôn ngữ có thể được chuyển thành điểm tín chỉ tại HVKT ở Hamburg; HVKT tại Đại học Trier trong năm 2011 cũng có các khóa học tín chỉ bằng tiếng Trung Quốc dành cho các sinh viên luật và các lớp vấn đáp giao tiếp dành cho sinh viên ngành Trung Quốc học; HVKT tại Đại học Leipzig có các lớp học được thiết kế riêng cho sinh viên Trung Quốc học bao gồm các nội dung như kiến thức văn hóa và giao tiếp cơ bản, bổ túc trình độ Hán ngữ…

Các hoạt động văn hóa: các HVKT ở Đức tổ chức rất nhiều những hoạt động hoặc các sự kiện văn hóa để có một bức tranh đầy màu sắc về văn hóa truyền thống và đương đại của Trung Quốc, bao gồm triển lãm, các bài đọc, hòa nhạc, các lễ hội truyền thống của Trung Quốc như Tết Nguyên đán hay Tết Trung Thu, chiếu phim, các khóa học hoặc hội thảo về thư pháp, hội họa, Thái cực quyền, khí công và ẩm thực Trung Quốc. Trong năm 2008, HVKT tại Berlin đã tổ chức một buổi thuyết trình về chủ đề Trung Quốc và Thế vận hội Olympic cùng một bài giảng về Trung

Quốc đương đại và các hồi ức văn hóa của quốc gia này. Trong năm 2009, HVKT Berlin đã tổ chức các cuộc tọa đàm về ―Tham gia chính trị ở Trung Quốc‖, ―Y học cổ truyền Trung Quốc‖, ―Hệ thống giáo dục Trung Quốc‖… Cùng năm này, HVKT Leipzig tổ chức các bài giảng về ―Văn hóa và động lực kinh tế ở Trung Quốc‖ và về ―Vai trò của Trung Quốc trong các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới‖; HVKT Trier cũng tọa đàm về ―Giá trị của văn học Trung Quốc đương đại‖… Mặc dù có sự chồng chéo về các chủ đề và các giảng viên nhưng các học viện này đều chuẩn bị các nội dung một cách độc lập.

Qua khảo sát các trường hợp HVKT tại Australia và Đức, có thể rút ra một số điểm sau: (1) Về nội dung hoạt động, các HVKT về cơ bản có sự thống nhất. Tuy nội dung và cách thức triển khai khá phong phú, phụ thuộc nhu cầu và đặc điểm tại địa phương nhưng tựu chung lại đều thuộc phạm vi 02 nhóm hoạt động chính là phổ biến ngôn ngữ và quảng bá, giao lưu văn hóa. (2) Về mô hình hợp tác, hầu hết các HVKT tại Australia và Đức đều được thành lập trên cơ sở hợp tác giữa 1 trường đại học của Trung Quốc và 1 trường đại học nước sở tại với cơ chế đóng góp tài chính 1:1 theo quy định tại Điều lệ. (3) Về cơ chế quản lý – giám sát, các HVKT tại hai quốc gia này đều có cấp giám sát là hội đồng, trong đó, chủ tịch hội đồng là nhân sự thuộc bên hợp tác nước sở tại. (4) Bộ máy tổ chức là điểm khác nhau lớn nhất giữa các HVKT thuộc hai quốc gia. Trong khi các HVKT tại Australia chỉ có 01 viện trưởng là nhân sự thuộc bên đại học hợp tác, nhân sự quản lý phía Trung Quốc đảm nhiệm cương vị phó viện trưởng thì các HVKT tại Đức lại được điều hành bởi 02 đồng viện trưởng.

Như vậy, trong quá trình triển khai thành lập các HVKT tại nước ngoài, Trung Quốc đã không chỉ áp dụng một cách cứng nhắc các nguyên tắc, quy định tại Điều lệ HVKT mà còn căn cứ vào tình hình thực tế nơi hợp tác cũng như có những cân nhắc trong đàm phán với bên đối tác để áp dụng các mô hình, bộ máy tổ chức phù hợp. Sự linh hoạt này cũng là một trong những lý do khiến cho HVKT nhanh chóng được chấp nhận và nhân rộng. Bên cạnh đó, quá trình triển khai hoạt động

của các HVKT cũng thể hiện tính linh hoạt, đa dạng đồng thời vẫn đảm bảo sự thống nhất, hướng đến mục tiêu chung là cụ thể hóa chính sách NGVH của Trung Quốc ra thế giới.

TIỂU KẾT

Chương 2 của luận văn đã chỉ ra cơ cấu tổ chức của HVKT, trong đó tập trung vào 03 nội dung: Cơ chế quản lý và tổ chức bộ máy của HVKT; mô hình hợp tác giữa Trung Quốc với đối tác nước ngoài trong việc thành lập các HVKT và cơ chế tài chính của HVKT. Về cơ bản, những vấn đề này đều được quy định cụ thể trong Điều lệ HVKT. Theo đó, HVKT là một tổ chức giáo dục quốc tế do Chính phủ Trung Quốc quản lý thông qua Hán Biện và được chỉ đạo tập trung bởi Tổng bộ HVKT đặt tại Bắc Kinh. Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán hợp tác, tùy từng trường hợp cụ thể, các HVKT lại áp dụng những mô hình tổ chức linh hoạt, vừa đảm bảo tuân thủ nguyên tắc chung của Điều lệ, vừa phù hợp với tình hình thực tế. Tương tự như vậy, cơ chế đóng góp tài chính giữa các bên hợp tác được quy định theo tỷ lệ 1:1 nhưng thực tế phía Trung Quốc sẽ tham gia nhiều hơn trong các quan hệ hợp tác với các nước đang phát triển và ít hơn tại các quốc gia phát triển.

Nội dung của chương 2 cũng đề cập đến phương thức triển khai chính sách NGVH Trung Quốc của HVKT, giới thiệu và phân tích từng hoạt động cụ thể bao gồm dạy tiếng Trung và nâng cao vị thế quốc tế của tiếng Trung; cung ứng các chương trình hỗ trợ giáo dục, thúc đẩy nghiên cứu khoa học; tổ chức các hoạt động văn hóa, quảng bá hình ảnh Trung Quốc ra thế giới và tăng cường các hoạt động giao lưu tại nước sở tại cũng như trong khu vực. Các hoạt động này có mối quan hệ giao thoa, hỗ trợ lẫn nhau nhằm một mục tiêu chung là đưa văn hóa Trung Quốc ―hướng ra ngoài‖, tạo dựng hình tượng quốc gia tốt đẹp, nâng cao vị thế và tiếng nói của Trung Quốc trên trường quốc tế.

Để làm rõ hơn về cơ cấu tổ chức cũng như các hoạt động của HVKT, trong chương này, chúng tôi cũng đồng thời giới thiệu những đặc điểm và tình hình thực

tế của các HVKT tại 02 nước Australia và CHLB Đức. Trên cơ sở làm rõ mô hình và cách thức vận hành của các HVKT, chương cuối của luận văn sẽ nêu lên một số đánh giá về việc triển khai chính sách NGVH Trung Quốc của các HVKT, liên hệ với trường hợp HVKT tại Việt Nam và đưa ra một số vấn đề cần chú ý.

Chƣơng 3

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC VIỆN KHỔNG TỬ TRÊN THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) học viện khổng tử trong chính sách ngoại giao văn hóa của trung quốc (Trang 75 - 81)