Lịch sử hình thành Học viện Khổng Tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) học viện khổng tử trong chính sách ngoại giao văn hóa của trung quốc (Trang 39 - 42)

1.3. Lịch sử hình thành, vị trí, vai trò của Học viện Khổng Tử trong chính sách

1.3.1. Lịch sử hình thành Học viện Khổng Tử

Học viện Khổng Tử đầu tiên được thành lập vào năm 2004 tại Seoul, Hàn Quốc. Về nguồn gốc hay nói cách khác là ý tưởng sáng lập ra tổ chức này, đến nay vẫn còn nhiều ý kiến không thống nhất. Trong khi một số quốc gia nhận định đây là chủ trương của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 2003 thì nhiều học giả Trung Quốc lại cho rằng việc thành lập một cơ quan quảng bá ngôn ngữ và văn hóa ở nước ngoài là ý tưởng của Bộ Giáo dục Trung Quốc và Văn phòng Tiểu tổ lãnh đạo công tác dạy Hán ngữ đối ngoại nhà nước (Hanban) từ năm 2002. Cũng về vấn đề này,

nhà nghiên cứu người Đức Falk Hartig đã cung cấp một giả thiết cụ thể hơn, theo đó ý tưởng hình thành HVKT xuất phát từ cựu đại sứ Trung Quốc tại Đức – Lỗ Thu Điền. Lỗ Thu Điền trước khi làm Đại sứ Trung Quốc tại Đức (nhiệm kỳ 1997 – 2001) từng là Đại sứ tại Luxembourg và Romania. Trong suốt cuộc đời làm ngoại giao của mình, ông có sự am hiểu sâu sắc về sự khác biệt văn hóa giữa phương Đông và phương Tây. Ông nhận ra rằng thất bại trong việc tìm hiểu sự khác biệt luôn luôn dẫn đến những hiểu lầm không cần thiết. Từ đó, ông đi đến kết luận rằng Trung Quốc cũng nên thành lập các trung tâm văn hóa ở nước ngoài như Viện Goethe của Đức hoặc Hội đồng Anh. Ý tưởng này sau đó được Bộ Ngoại giao Trung Quốc chấp nhận và hiện thực hóa lần đầu tiên vào ngày 21/11/2004 bằng HVKT tại Seoul, Hàn Quốc [45].

Như vậy có thể thấy, dù có nhiều ý kiến không thống nhất về tác giả của ý tưởng thành lập HVKT song các mốc thời gian lại không có sự chênh lệch lớn và đều rất gần thời điểm thành lập HVKT đầu tiên. Điều này cho thấy HVKT thực sự là một biện pháp, một hướng đi được Chính phủ Trung Quốc kỳ vọng trong việc quảng bá ngôn ngữ, hình ảnh quốc gia ra thế giới.

Cách lựa chọn tên gọi cho tổ chức này cũng cho thấy sự khôn khéo của Chính phủ Trung Quốc trong việc hiện thực hóa tham vọng của mình. Khổng Tử – người khai sáng ra học thuyết Nho gia – chính là biểu trưng của nền văn hóa Trung Hoa, và dù tồn tại sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia thì Khổng Tử với những triết lý của ông vẫn luôn có sức ảnh hưởng rộng lớn trên phạm vi toàn thế giới. Việc chọn tên Khổng Tử để đặt cho tổ chức quảng bá văn hóa của Trung Quốc xuất phát từ việc tham khảo các mô hình tổ chức văn hóa trên thế giới như Viện Goethe – Đức, Viện Cervanter – Tây Ban Nha..., tức là dùng tên tuổi của danh nhân đặt cho các tổ chức văn hóa, song nó cũng cho thấy sự tính toán kỹ lưỡng bởi chưa cần bàn đến mục tiêu hay hoạt động của các HVKT thì bản thân cái tên Khổng Tử đã có sức hấp dẫn đặc biệt, thu hút sự chú ý và quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Bằng cách lựa chọn tên gọi như vậy, Trung Quốc đã giúp cho tổ chức văn hóa

của mình, tuy ―sinh sau đẻ muộn‖ hơn các tổ chức tương tự trên thế giới những vẫn có một sức hấp dẫn không nhỏ.

Có một điểm đặc biệt ở các HVKT của Trung Quốc, đó là, tuy là tổ chức văn hóa, giáo dục được Trung Quốc thành lập với mục tiêu quảng bá ngôn ngữ và thúc đẩy giao lưu văn hóa nhưng các HVKT cũng đồng thời được nhìn nhận với tư cách là những ―công cụ đáp ứng‖ [45] vì sự xuất hiện các tổ chức này đã thỏa mãn được nhu cầu học tập và tìm hiểu tiếng Trung ở khắp toàn cầu. Chính bởi lẽ đó, ngay sau khi HVKT đầu tiên được thiết lập và đón nhận tại Seoul, Hàn Quốc, Trung Quốc đã nhanh chóng nhân rộng số lượng các HVKT ra nhiều quốc gia khác. Tính đến tháng 12/2016 đã có 511 HVKT (thông thường đặt tại các trường đại học nước sở tại) và 1.074 Lớp học Khổng Tử (đặt tại các trường trung học và tiểu học) được lập ra tại 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên phạm vi toàn cầu. Số lượng HVKT và Lớp học Khổng Tử hiện có ở các châu lục cụ thể như sau:

Châu Âu có 169 HVKT, 292 Lớp học Khổng Tử; Châu Mỹ có 161 HVKT, 554 Lớp học Khổng Tử; Châu Á có 115 HVKT, 101 Lớp học Khổng Tử; Châu Phi có 48 HVKT, 28 Lớp học Khổng Tử;

Châu Đại Dương có 18 HVKT, 99 Lớp học Khổng Tử.

Trong đó, Mỹ là quốc gia có số lượng Học viện và Lớp học Khổng Tử nhiều nhất với 110 Học viện và 501 Lớp học [74]. Trong vòng 12 năm, số lượng HVKT trên thế giới đã tăng lên với tốc độ ―chóng mặt‖, cùng với đó là sự có mặt của hàng nghìn tình nguyện viên ở khắp các châu lục. Sự mở rộng nhanh chóng của hệ thống HVKT chỉ có thể dùng ―một thuật ngữ tạm coi là phù hợp để đặc chỉ, đó là tốc độ

Trung Quốc‖ [26, tr. 236]. Ngoài việc quảng bá hình ảnh đất nước và con người

Trung Hoa với bạn bè quốc tế, các HVKT còn là cánh tay đắc lực của Chính phủ Trung Quốc nhằm thúc đẩy nền văn hóa nhiều thế mạnh ra nước ngoài, qua đó gia tăng ảnh hưởng sức mạnh mềm của Trung Quốc trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) học viện khổng tử trong chính sách ngoại giao văn hóa của trung quốc (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)