Cơ chế tài chính của Học viện Khổng Tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) học viện khổng tử trong chính sách ngoại giao văn hóa của trung quốc (Trang 60 - 63)

2.1. Cơ cấu, tổ chức của Học viện Khổng Tử

2.1.4. Cơ chế tài chính của Học viện Khổng Tử

Theo Điều lệ HVKT quy định, đối với mỗi HVKT mới được thiết lập, phía Trung Quốc sẽ đề ra biện pháp quản lý tài chính và đầu tư một khoản kinh phí ban đầu nhất định. Kinh phí hoạt động hàng năm do phía Trung Quốc và bên tổ chức hợp tác nước ngoài cùng thỏa thuận, hai bên đảm nhận theo tỷ lệ 1:1 [78]. Mặc dù

quy định như vậy nhưng trên thực tế tỷ lệ đóng góp cũng được xác định tùy theo mỗi trường hợp cụ thể. Tỷ lệ tài trợ của Hán Biện tại các quốc gia đang phát triển sẽ chiếm tỷ lệ cao hơn so với mức đóng góp kinh phí của nước sở tại còn tại các nước phát triển sẽ áp dụng tỷ lệ đóng góp 1:1 một cách phổ biến hơn [17, tr. 8]. Thậm chí, trong báo cáo công tác năm 2014 của Chủ nhiệm Hán Biện Hứa Lâm đã chỉ ra rằng lượng tiền từ các chi phí nhân sự, cơ sở giảng dạy và các dịch vụ tiện ích mà các đối tác nước ngoài bỏ ra tổng cộng là 443 triệu USD còn số tiền Trung Quốc bỏ ra là 295 triệu USD. Báo cáo này cũng nêu rằng tỷ lệ đóng góp chung giữa Trung Quốc và các đối tác nước ngoài là 1:1.5, qua đó khẳng định xu hướng tham gia ngày càng tăng của các đối tác nước ngoài vào các dự án HVKT [45, tr. 167].

Sự thỏa thuận về trách nhiệm trong việc đóng góp tài chính cũng có khả năng là một trong những yếu tố quyết định việc thiết lập một HVKT tại một quốc gia nào đó cũng như có thể là một cách giải thích cho sự phân bố không đồng đều của các HVKT trên thế giới. Như đã giới thiệu ở trên, Hán Biện sẽ xem xét và lựa chọn hình thức hợp tác cũng như các đối tượng tham gia hợp tác để đi đến quyết định thành lập một HVKT. ―Việc xây dựng một HVKT yêu cầu sự đóng góp tài chính và cơ sở hạ tầng đáng kể từ phía các đối tác quốc tế, điều mà dễ dàng thực hiện hơn ở các nước phát triển‖ [45, tr. 167]. Vì thế đây cũng có thể là lý do số lượng HVKT ở Mỹ và các nước châu Âu vượt trội hơn hẳn so với tại châu Á, châu Phi. Tuy cách xa Trung Quốc về mặt địa lý nhưng hiện nay ở Mỹ đã có đến 110 HVKT (chiếm 21,5% tổng số HVKT); Anh có 29 HVKT (chiếm 5,6% tổng số HVKT). Trong khí đó tại các nước đang phát triển ở châu Á rất gần Trung Quốc lại có số lượng HVKT khiêm tốn hơn rất nhiều: Thái Lan có 15 HVKT (chiếm 2,9% tổng số HVKT); Việt Nam, Lào, Campuchia mỗi nước có 01 HVKT (chiếm 0,2% tổng số HVKT).

Ngoài ra, việc Trung Quốc thành lập các HVKT tại nước ngoài nếu chỉ dựa vào sự nỗ lực của các trường học hoặc cơ sở giáo dục của hai bên không thôi thì chưa đủ vì đại đa số những HVKT xây dựng thành công đều còn phải dựa vào sự ủng hộ, giúp đỡ về nhân lực, vật chất và tài chính của chính phủ, chính quyền và nhân sĩ các giới của nước sở tại.

Học viện Khổng Tử được thành lập với tư cách là một tổ chức phi lợi nhuận. Kinh phí của các HVKT tùy theo quy mô khác nhau mà có sự khác nhau. Những HVKT do sự hợp tác giữa chính quyền các địa phương hoặc giữa các trường đại học lớn thì thường được bảo đảm về mặt kinh phí hơn do chính quyền và các trường đại học này với danh tiếng của mình sẽ thu hút được thêm các nguồn tài trợ trong xã hội. Đối với các trường hợp khác, kinh phí chủ yếu phụ thuộc nỗ lực đầu tư của hai bên hợp tác nên khá hạn hẹp. Thông thường, các nguồn thu chủ yếu của các HVKT gồm đầu tư của phía Trung Quốc, đầu tư của phía đối tác nước ngoài, học phí, trợ cấp của các cơ quan. Trong đó, đầu tư phía Trung Quốc khá đơn giản, toàn bộ là kinh phí thành lập được cấp bằng tiền mặt, số tiền khoảng 50-100 nghìn USD; đầu tư của phía đối tác nước ngoài đa dạng hơn, bao gồm tiền trả lương (giáo viên và nhân viên quản lý), cơ sở hạ tầng, tài sản cố định, các chi phí hậu cần và có thể cả vốn đầu tư bằng tiền mặt [60, tr. 27].

Với vai trò là một tổ chức giáo dục, văn hóa của Trung Quốc tại nước ngoài, các HVKT đã lần lượt được Trung Quốc thành lập tại nhiều quốc gia trên cơ sở tham khảo mô hình tổ chức, hoạt động của các tổ chức tương tự tại phương Tây. Nghiên cứu HVKT trong mối tương quan so sánh với các tổ chức văn hóa phương Tây, có thể thấy: HVKT giống với các tổ chức xúc tiến văn hóa và phổ biến ngôn ngữ của các nước phương Tây ở 03 điểm: Thứ nhất, đều lấy tên tuổi của danh nhân văn hóa thế giới làm tên gọi tổ chức của mình. Thứ hai, các Học viện đều thực hiện nhiệm vụ phổ biến ngôn ngữ, xúc tiến văn hóa và xây dựng hình ảnh quốc gia theo phương thức đào tạo kết hợp triển khai các hoạt động NGVH trên phạm vi toàn cầu.

Thứ ba, cơ quan chủ quản là tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động theo nguyên tắc chính

phủ kết hợp với các tổ chức phi chính phủ đồng tài trợ [17, tr. 9].

Bên cạnh đó, do những khác biệt về thể chế cũng như tập quán văn hóa nên ngay từ đầu, HVKT cũng đã có những nét riêng. Dễ thấy nhất là về cách thức thành lập. HVKT thành lập các cơ sở ở nước ngoài theo nguyên tắc hợp tác giữa một hoặc nhiều chủ thể phía Trung Quốc với một hoặc nhiều chủ thể ở nước sở tại dưới sự thẩm tra, xem xét của Tổng bộ HVKT; các tổ chức phương Tây mở chi nhánh ở

nước ngoài trên cơ sở thống nhất về mặt chủ trương giữa chính phủ hai bên, được thành lập với tư cách là một tổ chức độc lập của nước ngoài tại nước sở tại. Về mặt quản lý, Chính phủ Trung Quốc kiểm soát hoạt động của HVKT với đại diện là Hán Biện thông qua sự điều hành trực tiếp của Tổng bộ HVKT còn các tổ chức văn hóa phương Tây hoạt động độc lập về chuyên môn nhưng tuân theo sự chỉ đạo thống nhất của Bộ Ngoại giao. Về cơ chế chỉ đạo điều hành, đứng đầu mỗi HVKT có thể là 01 viện trưởng (người của nước sở tại) hoặc 02 đồng viện trưởng (01 của nước sở tại và 01 của phía Trung Quốc) còn các tổ chức của phương Tây chỉ có 01 giám đốc điều hành (không phải người của nước sở tại). Về tài chính, các HVKT nhận được sự tài trợ của Chính phủ là chính còn các tổ chức phương Tây lại tiếp nhận được nguồn hỗ trợ nhiều hơn từ các doanh nghiệp và đoàn thể xã hội.

2.2. Phƣơng thức triển khai chính sách ngoại giao văn hóa Trung Quốc của các Học viện Khổng Tử ở nƣớc ngoài

Như đã trình bày, HVKT là một tổ chức văn hóa, giáo dục của Trung Quốc ở nước ngoài, đồng thời, xét trong tổng thể chính sách NGVH của Trung Quốc, HVKT giữ vị trí là một phương thức để cụ thể hóa các chính sách NGVH mà Chính phủ nước này đề ra. Chính vì thế, các hoạt động mà HVKT tiến hành tại các quốc gia hợp tác cũng gắn liền với nhiệm vụ triển khai chính sách NGVH của Trung Quốc đối với các nước này. Về cơ bản, hoạt động của các HVKT bao gồm: giảng dạy tiếng Trung, cung ứng các dịch vụ hỗ trợ đào tạo, tổ chức các hoạt động văn hóa và mở rộng giao lưu đối ngoại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) học viện khổng tử trong chính sách ngoại giao văn hóa của trung quốc (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)