Vị trí, vai trò của Học viện Khổng Tử trong chính sách ngoại giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) học viện khổng tử trong chính sách ngoại giao văn hóa của trung quốc (Trang 42 - 48)

1.3. Lịch sử hình thành, vị trí, vai trò của Học viện Khổng Tử trong chính sách

1.3.2. Vị trí, vai trò của Học viện Khổng Tử trong chính sách ngoại giao

văn hóa của Trung Quốc

1.3.2.1. Vị trí của Học viện Khổng Tử trong chính sách ngoại giao văn hóa của Trung Quốc

Ngoại giao văn hóa là ngoại giao lấy việc truyền bá, giao lưu và tìm hiểu về văn hóa làm nội dung chính để triển khai, là một hoạt động ngoại giao mà các quốc gia có chủ quyền sử dụng biện pháp văn hóa để đạt được mục đích chính trị riêng hoặc ý đồ chiến lược đối ngoại. Mục tiêu cuối cùng của NGVH là bảo vệ lợi ích quốc gia đồng thời xây dựng hình ảnh quốc gia tốt đẹp trong mắt bạn bè quốc tế nhằm giành được sự tin cậy, ủng hộ của dư luận quốc tế, từ đó thực hiện nhiệm vụ ―san đường bắc cầu‖ cho chính sách ngoại giao nói chung.

Trong quá trình tìm kiếm biện pháp cho mục tiêu lâu dài là trở thành một nước lớn của thế giới, Trung Quốc nhận ra rằng, để tạo dựng được hình tượng quốc gia tốt đẹp thì chỉ chú trọng củng cố tiềm lực về kinh tế, quốc phòng là chưa đủ mà còn phải làm cho thế giới có được cái nhìn thiện cảm cũng như sự tin cậy, yêu mến đối với mình. Đây chính là vai trò của NGVH. Nền văn minh Trung Hoa với 5.000 năm lịch sử chứa đựng một kho tàng giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc chính là suối nguồn cho văn hóa nước này phát huy rực rỡ. Đó cũng chính là nguồn tài nguyên quý giá để Trung Quốc triển khai hiệu quả các hoạt động NGVH của mình. Trên thực tế, NGVH không phải là một khái niệm mới ở Trung Quốc. Tuy nhiên công tác NGVH vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chỉ dừng lại ở những hoạt động trao đổi văn hóa đơn lẻ, thiếu tính hệ thống. Bước sang thế kỷ XXI, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, xu thế đối thoại giữa các quốc gia ngày càng trở thành lựa chọn ưu tiên trong các quan hệ quốc tế, Chính phủ Trung Quốc cũng bắt đầu chú trọng hơn đến việc gia tăng sức mạnh mềm quốc gia nói chung và công tác NGVH nói riêng. Việc hoạch định chiến lược NGVH đã tạo điều kiện cho các hoạt động NGVH được triển khai quy mô, có chiều sâu và đạt được hiệu quả đáng ghi nhận.

Bên cạnh các phương thức NGVH truyền thống như thúc đẩy giao lưu văn hóa, đẩy mạnh hoạt động truyền thông, hợp tác giáo dục đào tạo…, từ năm 2002,

Trung Quốc bắt đầu manh nha ý tưởng thành lập các HVKT với tư cách là một tổ chức giáo dục, văn hóa của Trung Quốc ở nước ngoài. Ý tưởng này được hiện thực hóa vào năm 2004 và trong một thời gian ngắn, HVKT đã trở thành ―ngôi sao trong chính sách NGVH của Trung Quốc‖ [45, tr. 98].

―Học viện Khổng Tử là một tổ chức giáo dục phi lợi nhận, hoạt động dựa trên nguyên tắc cơ bản là đáp ứng nhu cầu học tiếng Trung của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, từ đó tăng cường sự hiểu biết của các quốc gia này đối với ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc; đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa, giáo dục giữa Trung Quốc với các nước khác, làm sâu sắc thêm mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thúc đẩy văn hóa phát triển đa dạng, cùng xây dựng thế giới hài hòa‖ [74]. Xuất phát từ nguyên tắc hoạt động, có thể thấy các HVKT hướng tới hai mục tiêu lớn: Thứ nhất, cung cấp các chương trình đào tạo tiếng Trung, từ đó mở

rộng phạm vi ảnh hưởng của Hán ngữ ra toàn thế giới. Thứ hai, thông qua giao lưu ngôn ngữ, văn hóa để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa Trung Quốc và các quốc gia khác, tiến tới lan tỏa các giá trị Trung Hoa ra phạm vi toàn cầu, góp phần quan trọng tạo lập hình tượng một Trung Quốc phát triển và giàu bản sắc.

Như vậy, nhìn nhận từ nguồn gốc hình thành cũng như mục đích, nguyên tắc hoạt động, có thể thấy rằng việc triển khai các HVKT thực sự là một phương thức triển khai trong tổng thể chính sách NGVH của Trung Quốc. Nói cách khác, đây là một công cụ hữu hiệu để cụ thể hóa các chính sách NGVH mà Chính phủ Trung Quốc đề ra. Nếu như các hoạt động giao lưu văn hóa tập trung vào quảng bá hình ảnh một Trung Quốc vừa truyền thống vừa hiện đại, các hoạt động truyền thông cung cấp thêm các kênh tiếp cận thông tin về Trung Quốc thì HVKT với tư cách là một tổ chức giáo dục, văn hóa lại thông qua việc tác động vào môi trường giáo dục của các nước để mở rộng tầm ảnh hưởng của ngôn ngữ Hán và các giá trị Trung Hoa ra khắp toàn cầu.

Một điểm đáng chú ý ở mô hình HVKT của Trung Quốc, đó chính là tốc độ gia tăng của tổ chức này trên phạm vi toàn thế giới. Sau khi Học viện đầu tiên được thành lập năm 2004 tại Hàn Quốc, đến cuối năm 2016, số lượng HVKT đã đạt con

số 511 và phân bố rải rác trên 5 châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ, Đại Dương. So sánh với tốc độ gia tăng của một số tổ chức tương tự trên thế giới, có thể thấy: Hội đồng Anh trải qua hơn 70 năm mới thành lập được 230 chi nhánh ở nước ngoài; Viện Goethe (Đức) triển khai được 128 chi nhánh trong vòng 50 năm [12, tr. 510]; trong khi đó, HVKT của Trung Quốc đã tăng lên con số 511 chỉ trong vòng 12 năm. Như đã nói, HVKT được thiết lập trước hết là để đáp ứng nhu cầu học tiếng Trung và tìm hiểu văn hóa Trung Hoa ở nước ngoài song sự gia tăng với tốc độ ―chóng mặt‖ này cũng cho thấy đây thực sự là một phương thức được Chính phủ Trung Quốc quan tâm đẩy mạnh. Sự đón nhận nồng nhiệt và tiếp đó là những nhu cầu mới về hợp tác, thiết lập thêm các HVKT tại nước ngoài đã nói lên tính hiệu quả và đúng hướng của tổ chức này. Tất nhiên, không thể phủ nhận rằng đến thời điểm hiện nay, sự gia tăng các HVKT đã có xu hướng chững lại đồng thời xuất hiện một số nghi ngại trong dư luận quốc tế về việc Trung Quốc đang có tham vọng ―tái thiết một nền văn hóa phổ quát‖ [18, tr. 22] trên phạm vi toàn thế giới thông qua các HVKT. Tuy vậy, trong suốt 10 năm đầu tiên hoạt động, các HVKT đã thực hiện rất tốt vai trò của một công cụ NGVH bởi sự xuất hiện của nó không chỉ đáp ứng được nhu cầu học và tìm hiểu tiếng Trung ở các nước mà còn làm dấy lên trào lưu nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa Trung Hoa trên khắp toàn cầu.

1.3.2.2. Vai trò của Học viện Khổng Tử đối với chính sách ngoại giao văn hóa Trung Quốc

Học viện Khổng Tử tuy mới chỉ được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2004 song đã đóng một vai trò quan trọng trong chính sách NGVH của Trung Quốc. Với mục tiêu quảng bá tiếng Trung Quốc và lan tỏa văn hóa Trung Hoa ra toàn cầu, chức năng của HVKT được cụ thể hóa bằng các hoạt động: Giảng dạy tiếng Trung Quốc; Đào tạo giáo viên dạy tiếng Trung Quốc và cung cấp các tài liệu giảng dạy tiếng Trung Quốc; Tổ chức các kỳ thi HSK, kiểm tra và cấp chứng chỉ cho các giáo viên dạy tiếng Trung Quốc; Cung cấp thông tin và dịch vụ tư vấn liên quan đến giáo dục, văn hóa… của Trung Quốc; Triển khai các hoạt động trao đổi văn hóa và ngôn ngữ giữa Trung Quốc và các nước khác [74]. Cùng với các biện pháp khác như giao

lưu văn hóa quốc tế, mở rộng truyền thông…, HVKT đã và đang tham gia tích cực vào công cuộc tạo dựng hình ảnh một Trung Quốc phát triển hòa bình, một nước lớn có trách nhiệm đồng thời góp phần hóa giải những quan ngại về ―mối đe dọa Trung Quốc‖ đang tồn tại trong dư luận quốc tế.

- Học viện Khổng Tử ra đời và nhân rộng ở hầu khắp các châu lục đã thúc đẩy mạnh mẽ việc triển khai chính sách ngoại giao văn hóa Trung Quốc thông qua hình thức hợp tác giáo dục

Sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh, các quốc gia đều quan tâm điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình nhằm làm ―ấm‖ lại các mối quan hệ quốc tế. Cùng với các hoạt động trao đổi văn hóa, hợp tác giáo dục cũng trở thành một phương thức mới được các quốc gia lựa chọn. ―Trong bối cảnh đó, Trung Quốc cũng biến trao đổi giáo dục thành một kênh tăng cường khả năng tác động của sức mạnh mềm văn hóa trên phạm vi toàn cầu‖ [21]. Cùng với các hoạt động hợp tác giáo dục, trao đổi lưu học sinh với các quốc gia khác, Trung Quốc đẩy mạnh việc thành lập các HVKT tại nhiều nước trên thế giới, cung cấp những cơ hội học tiếng Trung và tìm hiểu văn hóa Trung Hoa tại chỗ cho người dân các nước này. Với những tiện ích mang lại đó, HVKT nhanh chóng được chào đón tại hầu khắp các châu lục, từ chỗ đáp ứng nhu cầu học tiếng Hán tiến đến kích thích thêm và tạo ra ―cơn sốt‖ học Hán ngữ (汉语热) trên phạm vi toàn cầu.

Cũng cần phải nói thêm rằng, mặc dù mục đích lớn nhất mà các Học viện này nêu ra là đào tạo tiếng Trung và mở rộng tầm ảnh hưởng của Hán ngữ nhưng tất cả các HVKT đã được thiết lập đều đóng vai trò là một công cụ của NGVH với đầy đủ các đặc trưng của nó. Ngôn ngữ bản thân nó không đơn thuần chỉ là vấn đề tiếng nói và chữ viết mà nó còn là cầu nối để truyền tải các giá trị văn hóa. Muốn tìm hiểu về một quốc gia, trước tiên cần hiểu được ngôn ngữ của quốc gia đó, ngược lại, chính ngôn ngữ với những nét đặc sắc của nó sẽ kích thích nhu cầu tìm hiểu sâu thêm về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội… Đối với trường hợp HVKT, việc đào tạo tiếng Trung cũng không đơn thuần chỉ dừng lại ở chỗ dạy và học ngôn ngữ mà cao hơn là muốn thông qua ngôn ngữ để quảng bá hình ảnh đất nước Trung Hoa

cảm của người dân bản địa đối với Trung Quốc. Liên quan đến đào tạo ngôn ngữ, HVKT cũng đồng thời triển khai đào tạo, sát hạch giáo viên, kiểm tra, đánh giá và cấp chứng chỉ HSK - một chứng chỉ không thể thiếu để tìm kiếm các cơ hội học tập, nghiên cứu, công tác tại Trung Quốc. Những hoạt động này cũng đều hướng tới thực hiện chức năng của NGVH là tạo dựng hình ảnh quốc gia thân thiện và năng động. ―Như vậy, từ việc mô phỏng các tổ chức xúc tiến văn hóa và truyền bá ngôn ngữ phương Tây, Chính phủ Trung Quốc đã tạo nên mô hình HVKT như một tổ chức sư phạm quốc tế, song lại là kênh tuyên truyền đối ngoại quan trọng đưa hình ảnh Trung Quốc lôi cuốn, hấp dẫn, hài hòa và thân thiện vào các quốc gia khác‖ [28].

- Học viện Khổng Tử góp phần hóa giải “mối đe dọa Trung Quốc”, cải thiện hình tượng quốc tế của Trung Quốc

Từ sau khi tiến hành công cuộc cải cách mở cửa, Trung Quốc đã vươn mình trỗi dậy trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Với tiềm năng con người dồi dào cùng truyền thống hàng nghìn năm lịch sử, Trung Quốc nhanh chóng ghi tên mình vào hàng ngũ những quốc gia có tốc độ tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, sự phát triển quá nóng của nền kinh tế Trung Quốc cũng như thái độ cứng rắn của Chính phủ nước này trong các vấn đề quốc tế đã và đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, không chỉ làm mất đi cái nhìn thiện cảm của các quốc gia khác dành cho Trung Quốc mà còn làm dấy lên trong dư luận quốc tế cái gọi là ―mối đe dọa Trung Quốc‖. Chính bởi thế, trong bối cảnh hội nhập, hợp tác, đối thoại ngày càng chiếm ưu thế trong các quan hệ quốc tế, Trung Quốc muốn khẳng định vị thế quốc gia, xây dựng hình tượng ―nước lớn có trách nhiệm‖ không có cách nào khác là phải hóa giải được ―mối đe dọa Trung Quốc‖. Sự ra đời và phát triển của các HVKT giống như một lời phát ngôn của Trung Quốc với thế giới về quyết tâm này. Cùng với các phương thức NGVH khác, HVKT đã góp phần tích cực đưa các giá trị văn hóa Trung Hoa đặc sắc lan tỏa ra toàn thế giới, giúp nhân dân các nước dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu Trung Quốc. Chính sự thấu hiểu và yêu thích của quốc tế sẽ giúp làm hóa giải ―mối đe dọa Trung Quốc‖, củng cố hình ảnh của Trung Quốc trên thế giới và khẳng định sức sống mãnh liệt của nền văn hóa dân tộc Trung Hoa 5.000 năm lịch sử.

TIỂU KẾT

Chương 1 của luận văn đã nêu ra ba khái niệm có liên quan đến đề tài là: khái niệm về ngoại giao, khái niệm về văn hóa và khái niệm NGVH. Theo đó, dưới góc độ tiếp cận của luận văn, văn hóa được định nghĩa là những giá trị vật chất và tinh thần riêng có của mỗi dân tộc, là ―tài nguyên‖ để mỗi quốc gia thực hiện đường lối đối ngoại của mình một cách ôn hòa. Ngoại giao là hoạt động đối ngoại của Nhà nước nhằm bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ và lợi ích quốc gia; là một khoa học tổng hợp của các yếu tố chính trị, xã hội; là nghệ thuật đàm phán, giải quyết các vấn đề quốc tế bằng hình thức hòa bình. NGVH là một hoạt động đối ngoại, được nhà nước tổ chức, ủng hộ hoặc bảo trợ, được triển khai trong một thời gian nhất định nhằm đạt được những mục tiêu chính trị, đối ngoại xác định, bằng các hình thức văn hóa.

Ngoại giao văn hóa của Trung Quốc đã có lịch sử từ lâu đời và có bước phát triển ngày càng mạnh mẽ. Chính sách ngoại giao của Trung Quốc được xây dựng nhằm hướng tới các mục tiêu như tạo dựng môi trường dư luận quốc tế thân thiện khách quan cho sự phát triển kinh tế xã hội; tạo dựng hình tượng quốc gia tiến bộ, có trách nhiệm; tăng cường sức mạnh mềm của quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia và nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế. Về phương thức, NGVH Trung Quốc được triển khai bằng nhiều kênh khác nhau. Bên cạnh các chính sách NGVH truyền thống, từ năm 2004, Trung Quốc bắt đầu thành lập và đưa vào hoạt động các HVKT với vai trò là một tổ chức văn hóa, giáo dục của Trung Quốc tại nước ngoài. Mang tên nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc thời cổ đại – Khổng Tử đồng thời đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu ngôn ngữ Hán và văn hóa Trung Hoa trên thế giới, HVKT nhanh chóng được nhân rộng với tốc độ chóng mặt và được kỳ vọng như một ―giấy thông hành‖ đưa văn hóa Trung Hoa lan tỏa mạnh mẽ ra toàn cầu. Từ việc nhìn nhận về vị trí, chức năng của HVKT, chương tiếp theo của luận văn sẽ đi vào phân tích cụ thể cơ cấu tổ chức và các phương thức triển khai chính sách NGVH Trung Quốc của các HVKT trên thế giới.

Chƣơng 2

CƠ CẤU TỔ CHỨC, PHƢƠNG THỨC TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRUNG QUỐC CỦA HỌC VIỆN KHỔNG TỬ

Ở NƢỚC NGOÀI

Học viện Khổng Tử là tổ chức giáo dục, văn hóa của Trung Quốc ở nước ngoài. Từ một HVKT đầu tiên được thiết lập tại Seoul, Hàn Quốc năm 2004, sau 12 năm, đến nay đã có 511 HVKT và 1.074 Lớp học Khổng Tử được thiết lập tại 140 quốc gia và vùng lãnh thổ [74]. Tuy nhiên, xét về bề dầy hoạt động thì đây vẫn là một tổ chức có tuổi đời khá non trẻ so với các tổ chức tương tự như Viện Goethe của CHLB Đức (thành lập năm 1951), Viện Cervanter của Tây Ban Nha (thành lập năm 1991) hay Hội đồng Anh (thành lập năm 1934),... Trên cơ sở tham khảo mô hình của các tổ chức này, Chính phủ Trung Quốc đã thiết lập tổ chức văn hóa, giáo dục của riêng mình, mang tên HVKT, song, do những đặc thù về mặt thể chế chính trị, tập quán văn hóa cũng như mục tiêu hướng tới mà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) học viện khổng tử trong chính sách ngoại giao văn hóa của trung quốc (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)