Tổ chức các hoạt động văn hóa, quảng bá hình ảnh Trung Quốc ra thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) học viện khổng tử trong chính sách ngoại giao văn hóa của trung quốc (Trang 67 - 69)

thế giới

Tuyên truyền, giới thiệu văn hóa ra thế giới là một nội dung quan trọng của NGVH và đã được cụ thể hóa trong quy định về chức năng của HVKT. Các HVKT ở nước ngoài, bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu học tiếng Trung của người dân bản xứ, nâng cao vị thế quốc tế của tiếng Trung Quốc thì còn một nhiệm vụ quan trọng nữa, đó là giới thiệu các giá trị văn hóa Trung Hoa ra toàn cầu, giúp ―thế giới hiểu về Trung Quốc và đưa Trung Quốc tiến ra thế giới‖.

Nền văn minh Trung Hoa đặc sắc với sức hấp dẫn vốn có của nó chính là nguồn tài nguyên vô cùng phong phú để xây dựng các chương trình, hoạt động văn hóa hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của các nước trên thế giới. Thông qua việc truyền bá các tư tưởng hòa bình, hài hòa, nhân, nghĩa, lễ, trí cũng như nỗ lực xây dựng ―thế giới hài hòa‖, HVKT đang giới thiệu những giá trị lý luận và thực tiễn của Trung

Quốc đến bạn bè quốc tế. Ngay từ khi thành lập và đi vào hoạt động, các HVKT đã sớm chú trọng đến việc triển khai các hoạt động tuyên truyền văn hóa. Các hoạt động này được tổ chức với nhiều hình thức linh hoạt, nội dung phong phú, chủ yếu bao gồm một số loại hình sau:

- Hoạt động lễ hội như Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, Tết Trung thu, Quốc khánh Trung Quốc… Trong các lễ hội này thường giới thiệu những nét đặc sắc của văn hóa truyền thống Trung Quốc, các lễ tiết đặc trưng, phong tục tập quán của các dân tộc Trung Hoa… Người tham gia không chỉ được quan sát mà còn được sống trong không gian văn hóa độc đáo, bởi thế, các hoạt động này luôn thu hút được sự quan tâm của người dân địa phương. Ví dụ, nhân dịp kỷ niệm 60 năm Quốc khánh nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, HVKT Đại học Queensland, Australia tổ chức nhiều hoạt động như triển lãm ảnh ―60 năm Trung Quốc‖, xem nghi thức duyệt binh... [66, tr. 47]

- Tổ chức các cuộc thi ngôn ngữ văn hóa như ―Nhịp cầu Hán ngữ‖, các cuộc thi nghệ thuật như thi hát tiếng Trung, biểu diễn nhạc cụ truyền thống Trung Quốc, vẽ tranh dân gian... Để tham gia được các cuộc thi này đòi hỏi người tham gia phải trải qua quá trình học tập, tìm hiểu về ngôn ngữ, văn hóa Trung Quốc. HVKT với vai trò là đơn vị tổ chức cuộc thi không chỉ bồi dưỡng kiến thức, năng lực mà còn hỗ trợ người tham gia về kinh phí. Các hoạt động được tổ chức đơn giản, không gò bó về thời gian đồng thời tạo sân chơi cho những người có cùng sở thích, đam mê, khích lệ họ tích cực tìm hiểu về Trung Quốc.

- Hoạt động triển lãm, biểu diễn như triển lãm ảnh, thư họa, giao lưu biểu diễn nghệ thuật truyền thống… Chẳng hạn, HVKT Tashkent Uzbekistan tổ chức triển lãm ảnh ―Trung Quốc: quốc gia văn minh cổ đại trên đường phát triển‖, giúp người dân hiểu được quá trình phát triển của Trung Quốc hay HVKT Waseda, Nhật Bản mời đoàn Kinh kịch Sơn Đông đến Nhật Bản biểu diễn, tổ chức đại hội thể thao học sinh Trung - Nhật khu vực Tokyo… [66, tr. 48]. Đây là dạng hoạt động có tính trực quan, giới thiệu về Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực không chỉ truyền thống mà cả hiện đại, đối tượng hướng đến là đông đảo cư dân địa phương nên cũng có tầm ảnh hưởng rộng rãi.

- Hoạt động tham quan Trung Quốc. Thể nghiệm là một trong những cách thức tốt nhất để hiểu và cảm nhận văn hóa. Vì thế, các HVKT cũng thường xuyên tổ chức hoạt động này, tạo nhiều cơ hội để người dân các nước đến Trung Quốc và tự trải nghiệm về Trung Quốc. Ví dụ, HVKT Đại học Sapporp, Nhật Bản tổ chức chuyến du lịch đến thăm quê hương Khổng Tử; HVKT tại Đại học Quốc lập Mông Cổ tổ chức nhiều chương trình đến thăm Trung Quốc như ―cảm nhận Trung Quốc‖, đưa giáo viên sang bồi dưỡng… [66, tr. 49]

Điểm chung của các loại hình này là đều nhằm mục đích giới thiệu về Trung Quốc từ nền văn hóa truyền thống đặc sắc đến sự phát triển về kinh tế, xã hội. Bằng các hình thức đa dạng, nội dung phong phú, hoạt động văn hóa mà các HVKT tổ chức đã lôi cuốn được đông đảo người dân các nước. Tính đến năm 2016, lượng người tham gia vào các hoạt động văn hóa của HVKT đã đạt 13 triệu người [54]. Thông qua các hoạt động này, người dân nước sở tại không chỉ được quan sát, thưởng thức mà còn được tham gia trải nghiệm, từ đó làm sâu sắc thêm hiểu biết cũng như cảm tình của họ đối với Trung Quốc. Đây chính là nền tảng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của quan hệ đối tác toàn diện giữa Trung Quốc với các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) học viện khổng tử trong chính sách ngoại giao văn hóa của trung quốc (Trang 67 - 69)